Tâm Lý Học Đại Cương

0
11033
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21 (5đ) : Hoạt động là gì ? Phân tích cấu trúc của hoạt động. Minh họa bằng một hoạt động cụ thể.

* Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.

* Cấu trúc của hoạt động : (tự vẽ sơ đồ dòng các hoạt động)

– Hoạt động có cấu trúc như sau : hoạt động – hành động – thao tác.

– Quan điểm của A.N.Leonchiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động, bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này.

– Phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là : hoạt động – hành động – thao tác. 3 thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kĩ thuật) của hoạt động. Phía khách thể (đối tượng của hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ của chúng với nhau, đó là : động cơ – mục đích – phương tiện. 3 thành tố này tạo nên « nội dung đối tượng » của hoạt động (mặt tâm lí). Hoạt động hợp bời hành động. Hành động diễn ra = các thao tác. Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Để đạt mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng để tạo ra sản phẩm của hoạt động (« sản phẩm kép » – cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể).

* VD : Hoạt động xây nhà của công nhân xây dựng.

Quảng Cáo

Động cơ : xây ngôi nhà giống bản thiết kế.

Hành động : làm móng nhà, xây tường ngăn, lợp mái,…

Mục đích : xây nhà vững chắc, tạo không gian, che nắng.

Phương tiện : gạch, cát, xi măng.

Thao tác : dùng bay để xây, dùng thước để đo,….

Sản phẩm : ngôi nhà.

Câu 22 (6đ) : Tâm lí là gì ? Tại sao tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể.

* Theo quan niệm của DVBC : tâm lí là thuộc tính của thứ vật chất có tổ chức cao (hệ thần kinh người, não người), là hình thức phản ánh đặc biệt của chủ thể đối với HTKQ.

– Đk cần và đủ của tâm lí là phải có não và HTKQ.

– Đối với con người : tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.

* Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể :

– Phản ánh là sự tác động qua lại giữa 2 hệ thống, kết quả là để lại hình ảnh, dấu vết tác động ở cả 2 hệ thống đó.

VD : – Viên phấn viết lên bảng thì để lại dấu vết trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn viên phấn.

  • Khí hidro tác động qua lại với khí oxi và dấu vết để lại là nước : H2 + O2 -> H2O

– Có 3 loại phản ánh cơ bản là phản ánh  vật lí, phản ánh sinh vật và phản ánh tâm lí.

– Phản ánh tâm lí là sự tác động qua lại giữa HTKQ vào con người, não người, hệ thần kinh người (vật chất có tổ chức cao nhất) tạo ra hình ảnh tâm lí (tinh thần) đc chứa đựng trong các vết vật chất => đó là quá trình sinh lí, sinh hóa trong hệ thần kinh, não người.

– Phản ánh tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí (bản sao, bản chụp của thế giới,….) song hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ảnh cơ, lí, hóa khác. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động và sáng tạo. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân mang hình ảnh tâm lí đó (hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan).

– Biểu hiện của tính chủ thể :

+ Cùng 1 sự tác động của HTKQ nhưng ở các chủ thể khác nhau sẽ cho ta các hình ảnh tâm lí với các mức độ và sắc thái khác nhau.

+ Cùng 1 sự tác động của HTKQ đến cùng 1 chủ thể nhưng ở những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, trạng thái tinh thần, sức khỏe khác nhau sẽ cho ta hình ảnh tâm lí khác nhau.

=> Nguyên nhân : – Mỗi người có đặc điểm cơ thể khác nhau (giác quan, hệ thần kinh, não).

– Hoàn cảnh sống và đk giáo dục khác nhau.

– Tính tích cực hoạt động của mỗi người khác nhau.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất thông qua các mức độ sắc thái tâm lí khác nhau đối với hiện thực và đối với chính mình.

– Kết luận :

+ Tâm lí có nguồn gốc từ HTKQ nên khi nghiên cứu, hình thành hay cải tạo tâm lí phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh sống, đk giáo dục của cá nhân đó.

+ Tâm lí có tính chủ thể nên hoạt động dạy học phải chú ý nguyên tắc đối tượng.

+ Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp nên trong quá trình nghiên cứu về tâm lí phải tổ chức nhiều hoạt động và có sự giao tiếp.

Câu 23 (5đ) : So sánh NTCT và NTLT, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.

* Phân biệt NTCT và NTLT :

– Giống nhau :

+ Đều là quá trình nhận thức HTKQ.

+ Đều phản ánh bản thân sự vật hiện tượng nhưng ở mức độ nông sâu khác nhau.

+ Đều cùng xuất phát từ thực tiễn, từ hoạt động cá nhân làm tiền đề cho quá trình tâm lí khác và kiểm nghiệm trong thực tiễn.

– Khác nhau :

NTCT NTLT
Nội dung phản ánh Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng 1 cách riêng lẻ, cụ thể. Phản ánh những thuộc tính bản chất, các mối liên hệ, quan hệ bên trong mang tính quy luật của sự vật hiện tượng.
Phương thức phản ánh Phản ánh trực tiếp cụ thể = giác quan, kinh nghiệm. Phản ánh gián tiếp, khái quát nhờ ngôn ngữ và các công cụ tâm lí khác.
Sản phẩm phản ánh Hình ảnh trực quan, cụ thể về sự vật hiện tượng. Khái niệm, phán đoán, biểu tượng.
Hoàn cảnh này sinh Sự vật hiện tượng phải tác động trực tiếp vào các giác quan. Phải xuất hiện tình huống có vấn đề.
Mức độ phản ánh Thấp. Cao.
Sự tham gia của ngôn ngữ vào quá trình nhận thức Không cần sự tham gia của ngôn ngữ vẫn diễn ra bình thường. Bắt buộc lấy ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện để nhận thức.

* Mối quan hệ :

– NTCT và NTLT có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

– NTCT là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho NTLT.

– NTLT thì phải dựa trên NTCT, gắn liền với NTCT và thường bắt đầu từ NTCT. Dù NTLT có trừu tượng, khái quát đến đâu thì nó vẫn chứa đựng các thành phần của NTCT.

– NTLT chi phối NTCT làm cho NTCT tinh vi, nhạy bén, chính xác hơn.

Câu 24 (7đ) Trí nhớ là gì ? Phân tích các quá trình cơ bản của trí nhớ.

* Trí nhớ là 1 quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng = cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những gì con người đã trải qua.

* Các quá trình cơ bản của trí nhớ là : Sự ghi nhớ, sự tái hiện, sự giữ gìn và sự quên.

– Quá trình ghi nhớ :

+ Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của 1 hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết của đối tượng trên vỏ não đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau.

+ Sự ghi nhớ của con người đc quyết định bởi hành động, nói cách khác, động cơ, mục đích và phương tiện đạt mục đích đó quy định chất lượng của sự ghi nhớ.

+ Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia làm 2 loại ghi nhớ :

~ Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không có mục đích đặt ra trước, nó không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí. Tài liệu càng tạo ra sự tập trung gây cảm xúc mạnh thì trí nhớ càng đạt hiệu quả.

~ Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của ý chí. Thông thường có 2 cách ghi nhớ có chủ đinh là ghi nhớ máy móc (là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần với biểu hiện điển hình là « học vẹt ») và ghi nhớ logic (là sự ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức những mối liên hệ logic của tài liệu và sự tham gia tích cực của tưởng tượng và tư duy).

– Quá trình tái hiện :

+ Là quá trình trí nhớ làm sống lại nội dung đã ghi nhớ, có thể diễn ra dễ dàng hoặc khó khăn.

+ Tài liệu thường đc tái hiện dưới 3 hình thức :

~ Nhận lại : Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng đc lặp lại. Nhận lại có thể không đầy đủ và do đó không xác định, để xác định thì quá trình này đòi hỏi những quá trình rất phức tạp, thường trở thành nhớ lại.

~ Nhớ lại : Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng . Nhớ lại không tự nó diễn ra mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng có logic và có hệ thống.

~ Hồi tưởng : Là hình thức tái hiện cần có sự cố gắng rất nhiều của ý chí, kết quả của nó phụ thuộc vào việc cá nhân ý thức thế nào về nội dung và nhiệm vụ tái hiện.

– Quá trình quên và giữ gìn tri thức :

+ Sự quên :

~ Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại đc hoặc nhận lại hay nhớ lại sai.

~ Diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau như quên hoàn toàn, quên cục bộ và không thể nào quên.

+ Sự giữ gìn :

~ Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.

~ Có 2 hình thức giữ gìn : Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cách đơn giản tài liệu cần nhớ. Giữ gìn tích cực là hình thức giứ gìn đc thực hiện = cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.

Câu 25 (5đ) : Phân tích các con đường hình thành ý thức cá nhân. Liên hệ bản thân.

* Có 4 con đường hình thành ý thức cá nhân :

– Ý thức cá nhân đc hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.

+ Trước khi tiến hành hoạt động con người xây dựng mục đích, kế hoạch hoạt động, xây dựng phương thức, đk thực hiện hoạt động.

+ Trong khi hoạt động, con người đem vốn kinh nghiệm, hiểu biết, năng lực của mình để làm ra sản phẩm. Sản phẩm hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lí, ý thức của người làm ra nó.

+ Kết thúc hoạt động, con người tiến hành so sánh đối chiếu sản phẩm mình làm ra với mô hình sản phẩm ban đầu, từ đó tự điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

– Ý thức cá nhân đc hình thành qua sự giao tiếp và người khác, với xh.

+ Thông qua giao tiếp, con người đc truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở đó, cá nhân nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với xh để tự nhận thức, đánh giá, tự điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ có giao tiếp, con người ý thức về người khác, về bản thân mình.

– Ý thức cá nhân đc hình thành thông qua con đường tiếp thu nền văn hóa xh, ý thức xh (giáo dục).

+ Hạt nhân của ý thức chính là tri thức, hiểu biết. Nền văn hóa xh, ý thức xh là tri thức của loài người đã tích lũy đc. Đó chính là nền tảng của ý thức cá nhân. Bằng hoạt động giáo dục, giao tiếp, cá nhân sẽ tiếp thu các giá trị xh, các chuẩn mực xh để hình thành nên ý thức cá nhân.

– Ý thức cá nhân đc hình thành = con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của cá nhân.

+ Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xh, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xh, cá nhân hình thành ý thức về bản thân, từ đó mỗi người có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xh.

* Liên hệ bản thân :

– Là 1 sinh viên sư phạm em sẽ cố gắng tích tực tham gia các hoạt động và mối quan hệ giao tiếp để lĩnh hội tri thức hiểu biết hoàn thiện bản thân, đồng thời tự giáo dục, tự rèn luyện mình trong môi trường sư phạm để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Câu 26 (7đ) : Tại sao tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp ? Liên hệ bản thân.

* Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :

– Chủ nghĩa DVBC khẳng định : tâm lí con người có nguồn gốc từ HTKQ, trong đó quan hệ xh, nền văn hóa xh quyết định gián tiếp tâm lí con người.

– Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể sẽ lĩnh hội kinh nghiệm xh lịch sử, biến nó thành tâm lí, nhân cách hay nói cách khác, tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

  1. Hoạt động và vai trò của hoạt động trong sự hình thành phát triển tâm lí con người :

– Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.

=> Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển tâm lí con người.

– Biểu hiện :

+ Thông qua quá trình chủ thể hóa (quá trình nhập tâm), con người lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh để hình thành, phát triển tâm lí.

+ Thông qua quá trình đối tượng hóa (quá trình xuất tâm), con người đóng góp năng lực hiểu biết của mình để cải tạo xh đồng thời hoàn thiện chính bản thân mình.

=> Chính hoạt động này sẽ quyết định trực tiếp tâm lí con người ở giai đoạn lứa tuổi tương ứng.

  1. Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí con người.

– Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

=> Cùng với hoạt động, giao tiếp là đk cơ bản quyết định sự hình thành và phát triển tâm lí con người.

– Biểu hiện :

+ Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xh, lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh để hình thành phát triển tâm lí, nhân cách. Đồng thời, thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xh.

+ Thông qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức đc người khác mà còn nhận thức đc chính bản thân mình, biết so sánh đối chiếu mình với người khác và với xh, từ đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân.

  1. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp.

– Giao tiếp là đk để con người thực hiện các hoạt động tập thể, chính thông qua giao tiếp mà con người tiến hành các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

– Hoạt động là đk để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động chung con người buộc phải giao tiếp với nhau để thống nhất hoạt động, cùng thực hiện mục đích chung.

=> Giao tiếp và hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sự phát triển tâm lí ở người.

* Liên hệ bản thân :

– Là 1 sinh viên sư phạm em phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp để phát triển tâm lí, hoàn thiện bản thân, đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Câu 27 (6đ) : Phân tích các quy luật tình cảm, từ đó rút ra kết luận cần thiết.

* Các quy luật tình cảm và kết luận :

– Quy luật lây lan :

+ Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể “lây”, truyền sang người khác. Đó là hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, cảm thông trong cuộc sống con người.

Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người.

+ Ví dụ: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

+ Kết luận: Quy luật này có ý nghĩa to lớn trong các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào hoạt động mang tính tập thể. Trong giáo dục, quy luật này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và là đk để hình thành tình cảm tập thể.

– Quy luật thích ứng:

+ Nội dung quy luật: Một xúc cảm nào đó đc lặp đi, lặp lại nhiều lần 1 cách không thay đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu và lắng xuống. Đây còn gọi là hiện tượng “chai dạn” của tình cảm.

+ Ví dụ: Gần thường, xa thương.

+ Kết luận: Trong đời sống và hoạt động, quy luật này đc ứng dụng 1 cách có hiệu quả gọi là “sự củng cố âm tính” trong quan hệ tình cảm.

– Quy luật tương phản:

+ Nội dung quy luật: Tương phản là tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng loại. Cụ thể là một trải nghiệm (rung động) này có thể làm tăng cường 1 trải nghiệm (rung động) khác….

+ Kết luận: Trong nghệ thuật, quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gay cấn, đẩy cao mâu thuẫn, cao trào tình cảm….Trong giáo dục, quy luật này là cơ sở của phương pháp bùng nổ sư phạm.

– Quy luật “di chuyển”:

+ Nội dung quy luật : Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.

+ Ví dụ : Giận cá chém thớt, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.

+ Kết luận : Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải kiểm soát thái độ, xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc tích cực.

– Quy luật pha trộn :

+ Nội dung quy luật : Sự pha trộn của xúc cảm, tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính với màu sắc dương tính. Sự pha trộn cho phép 2 loại xúc cảm, tình cảm đối lập nhau với cùng 1 đối tượng cùng tồn tại trong 1 con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.

+ Ví dụ : Yêu và ghen trong tình yêu.

+ Kết luận: Quy luật này thể hiện sự phức tạp trong đời sống tình cảm của con người.

– Quy luật hình thành tình cảm:

+ Nội dung quy luật: Tình cảm đc hình thành từ xúc cảm đồng loại, chúng đc động hình hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa mà thành.

+ Kết luận: Quy luật này cho thấy, muốn hình thành tình cảm cho hs thì phải đi từ việc giáo dục và hình thành xúc cảm tích cực. Không có các xúc cảm đồng loại thì không có tình cảm.

Câu 28 (7đ): Phân tích vai trò của các yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

* có 4 yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách:

  1. Giáo dục.

– Giáo dục là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi của xh.

Giáo dục bao gồm toàn bộ tác động của giáo dục, nhà trường và xh.

– Vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách.

– Biểu hiện:

+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và tổ chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.

+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xh lịch sử đã đc hệ thống hóa trong các nội dung giáo dục để tạo nên nhân cách của chính mình.

+ Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học.

+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố đó.

+ Giáo dục có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của xh.

– Kết luận:

+ Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáo dục là vạn năng vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác.

+ Cần phối kết hợp và sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường, xh, trong đó nhà trường là lực lượng cốt cán.

  1. Hoạt động

-Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và phía con người.

-Vai trò: Hoạt động ca nhân giư vai trò quyết định trực tiếp trong sự hình thành phát triển nhân cách.

-Biểu hiện:

+Thông qua 2 quá trình của hoạt động (xuất tâm và nhập tâm), 1 mặt con người lĩnh hội kinh nghiệm của xã hội lịch sử để phát triển nhân cách, 1 mặt con người bộc lộ nhân cách của mình, góp phần cải tạo xã hội, cải tạo bản thân.

+Muốn hình thành, phát triển nhân cách cần đưa con người tham gia vào các hoạt động, trong dó cần chú ý hoạt động chủ đạo. Chính hoạt động này sẽ quyết định trực tiếp sự hình thành nhân cách của con người ở giai đoạn lứa tuổi tương ứng.

-Kết luận:

+Cần tổ chức các loại hoạt động bảo đảm tính giáo dục, tính hiệu quả cho học sinh, thông qua đó hình thành phát triển nhân cách hoàn thiện cho các em.

+Cần thay đổi nội dung, hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn hs tham gia 1 cách tích cực, chủ động để phát huy khả năng tích cực, sáng tạo của các em.

  1. Giao tiếp.

– Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

– Vai trò: cùng với hoạt động, giao tiếp là động lực cơ bản thúc đẩy sự hình thành phát triển nhân cách.

– Biểu hiện:

+ Nhờ có giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xh, lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh, chuẩn mực đạo đức xh để hình thành phát triển nhân cách. Đồng thời qua giao tiếp, con người đóng góp tài năng, hiểu biết của mình cho người khác, cho xh.

+ Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức đc người khác, nhận thức đc các mối quan hệ xh mà còn nhận thức đc chính bản thân mình để phát triển ý thức và tự ý thức.

– Kết luận:

+ Cần tạo đk để hs tiếp xúc với các mối quan hệ xh tốt đẹp, giúp cho sự phát triển nhân cách của các em diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

  1. Tập thể.

– Tập thể là 1 nhóm người, 1 bộ phận của xh, đc thống nhất theo mục đích chung, phục tùng các mục đích của xh.

– Vai trò: Tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành, phát triển nhân cách. Nó vừa là môi trường vừa là phương tiện cho sự phát triển nhân cách.

– Biểu hiện:

+ Trong tập thể, con người có đk nhu cầu hoạt động và giao tiếp và thể hiện cũng như hình thành những năng khiếu, năng lực và phẩm chất, nhân cách.

+ Thông quan dư luận và tập thể, hoạt động tập thể, truyền thống tập thể, quy định của tập thể, mỗi cá nhân tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các mối quan hệ xh.

+ Ngược lại, mỗi cá nhân tác động đến tập thể, đến cá nhân khác thông qua hoạt động tập thể.

– Kết luận:

+ Trong giáo dục, cần chú trọng giáo dục nguyên tắc trong tập thể và = tập thể. Cần xây dựng những tập thể tốt, vững mạnh toàn diện để giáo dục nhân cách hs, cần thay đổi về hình thức, tính chất của các hoạt động tập thể để mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.

=> Kết luận chung:

– Các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động đan xen vào nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong sự hình thành phát triển nhân cách.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here