Tâm Lý Học Đại Cương

0
11080
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11 (1đ) : Nêu đặc điểm của NTCT. Cho VD minh họa.

Đặc điểm chủ yếu của NTCT là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.

VD : Học sinh lớp 1 học bảng chữ cái, nhìn chữ cái và đọc theo cách đọc của giáo viên, đó là NTCT.

Câu 12 (4đ) : Phân biệt tình cảm và nhận thức. Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.

* Phân biệt tình cảm và nhận thức :

– Giống nhau :

+ Đều là sự phản ánh HTKQ.

+ Đều mang tính chủ thể.

Quảng Cáo

+ Đều có bản chất xh lịch sử.

– Khác nhau :

Nhận thức Tình cảm
Phạm vi phản ánh Rộng hơn, phản ánh tất cả sự vật hiện tượng trong HTKQ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người ở các mức độ hiểu nông sâu khác nhau. Hẹp hơn, mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu động cơ của con người.
Đối tượng phản ánh Phản ánh các thuộc tính của sự vật hiện tượng từ những thuộc tính bên ngoài đến thuộc tính bản chất và những mối quan hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người.
Phương thức phản ánh Phản ánh HTKQ dưới hình thức những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm. Phản ánh HTKQ dưới hình thức những rung động, trải nghiệm của con người.
Mức độ thể hiện tính chủ thể Không rõ nét vì phản ánh chính bản thân sự vật hiện tượng, không bóp méo sự vật hiện tượng mà thể hiện mức độ hiểu nông sâu khác nhau. Rõ nét, sâu sắc vì chỉ phản ánh những gì liên quan đến nhu cầu, động cơ mà nhu cầu, động cơ mỗi người khác nhau => tình cảm khác nhau.
Quá trình hình thành Nhanh chóng hình thành khi có kích thích và cũng nhanh chóng mất đi. Lâu dài, phức tạp, đó là quá trình khái quát hóa, tổng hợp hóa, động hình hóa các xúc cảm đồng loại, khi đã hình thành rồi rất ổn định, khó mất đi.

 

* Mối quan hệ :

Đối với nhận thức, tình cảm là động lực mạnh mẽ thúc đẩy, chi phối nhận thức, có lúc tình cảm có thể làm biến đổi sản phẩm của nhận thức. Ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm, chi phối tình cảm, nhận thức càng đúng đắn bao nhiêu thì tình cảm càng sâu sắc và bền vững bấy nhiêu.

=> Có thể nói, nhận thức và tình cảm là 2 mặt của 1 vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.

Câu 13 (2đ) : Phân tích đặc điểm tính giao lưu của nhân cách, từ đó rút ra kết luận cần thiết.

* Đặc điểm tính giao lưu của nhân cách :

– Nhân cách chỉ có thể được hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với nhân cách khác.

– Biểu hiện :

+ Qua giao lưu các nhân mới lĩnh hội được các chuẩn mực xh, giá trị xh để hình thành, phát triển nhân cách của mình, đồng thời qua giao lưu mỗi cá nhân đc đánh giá, đc nhìn nhận theo quan điểm xh.

+ Qua giao lưu con người đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xh từ đó tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện nhân cách của mình cho phù hợp với yêu cầu của xh.

* Kết luận :

Trong giáo dục, hoạt động này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và = tập thể. Muốn giáo dục hs, phải xây dựng tập thể hs vững mạnh, làm cho tập thể đó trở thành môi trường giáo dục hiệu quả.

Câu 14 (2đ) : Phân tích đặc điểm tính tích cực của nhân cách, từ đó rút ra kết luận cần thiết.

* Đặc điểm tính tích cực của nhân cách :

– Nhân cách là sản phẩm của các tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường. Nó vừa là khách thể lại vừa là chủ thể của các mối quan hệ trong xh => như vậy nó mang tính tích cực.

– Biểu hiện :

+ Tính tích cực của nhân cách đc biểu hiện trong việc xác định 1 cách tự giác mục đích của hoạt động.

+ Chủ động, tự giác, tích cực nhằm thực hiện mục đích của hoạt động.

+ Nhận thức và cải tạo thế giới, cải tạo chính bản thân mình.

+ Thể hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người. Đó là hoạt động có mục đích tự giác trong đó con người làm chủ đc hình thức hoạt động của mình.

* Kết luận :

– Trong giáo dục chúng ta cần phát huy vai trò tích cực chủ động tự giác sáng tạo của hs = cách tổ chức các hoạt động đảm bảo tính giáo dục, tính hiệu quả.

– Phải hướng tính tích cực của hs vào các hoạt động công ích, vào việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân trong cuộc sống tập thể.

Câu 15 (2đ) : Ý thức là gì ? Phân tích cấu trúc của ý thức.

* Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, đc phản ánh = ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu đc các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu đc (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh).

* Cấu trúc của ý thức :

Ý thức là 1 chình thể gồm 3 mặt : nhận thức, thái độ và năng động. 3 mặt này có mối quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau để điều khiển ý thức của con người.

– Mặt nhận thức :

+ Các quá trình NTCT (cảm giác và thính giác) mang lại hình ảnh tổng quan, sinh động về thế giới, mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, giúp con người hiểu biết về HTKQ.

+ Các quá trình NTLT (tư duy và tưởng tượng) đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, những hình ảnh khái quát về sự vật hiện tượng và có mối liên hệ mang tính quy luật. Đây cũng là nội dung rất cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.

– Mặt thái độ : thể hiện cảm xúc, đánh giá sự lựa chọn của con người về đối tượng. Thái độ đc hình thành trên cơ sở nhận thức.

– Mặt năng động : thể hiện ở khả năng dự kiến trước hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và bản thân mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here