Tâm Lý Học Đại Cương

0
11082
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16 (3đ) : Hoạt động là gì ? Phân tích đặc điểm của hoạt động.

* Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.

* Các đặc điểm của hoạt động :

– Tính đối tượng :

+ Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng.

+ Đối tượng hoạt động là đối tượng của nhu cầu động cơ, là cái mà con người tác động vào để chiếm lĩnh nó hoặc biến đổi nó.

– Tính chủ thể :

Quảng Cáo

+ Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể và do chủ thể thực hiện. Chủ thể có thể là 1 người, 1 nhóm người hoặc 1 tập thể.

+ Tùy theo chủ thể hoạt động khác nhau diễn biến, kết quả hoạt động khác nhau.

+ Tính chủ thể đc biểu hiện ở tính tích cực, sự tự giác, chủ động, say mê, nhiệt tình và đỉnh cao là sự sáng tạo.

– Tính mục đích :

+ Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích.

+ Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân chủ thể => mục đích kép, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xh.

+ Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng.

+ Tính mục đích bị chế ước bởi nội dung xh.

– Tính gián tiếp :

+ Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp, Trong hoạt động con người tác động đến khách thể thông qua hình ảnh tâm lí có trong đầu. Trong hoạt động con người sẽ gián tiếp thông qua việc sử dụng công cụ lao động, phương tiện ngôn ngữ => khâu trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.

Câu 17 (4đ) : Phân tích nội dung quy luật tính lựa chọn và tính ý nghĩa của tri giác, từ đó rút ra kết luận cần thiết.

– Quy luật về tính lựa chọn của tri giác :

+ Tri giác thực chất là một quá trình lựa chọn tích cực : khi ta tri giác 1 đối tượng nào đó có nghĩa là ta đã tách đối tượng tri giác ra khỏi bối cảnh xung quanh để tri giác tốt hơn, lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình.

+ Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan : hứng thú, nhu cầu, tâm thế và các yếu tố khách quan : đặc điểm vật kích thích, ngôn ngữ, hoàn cảnh tri giác.

+ Kết luận : Quy luật này có nhiều ý nghĩa trong kiến trúc, trang trí, hội họa, ngụy trang quân sự,….Trong dạy học, ứng dụng quy luật này trong trình bày nhằm tạo sự chú ý cho hs.

– Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác :

+ Những hình ảnh tri giác mà con người thu nhận đc luôn có 1 ý nghĩa xác định. Tri giác bao giờ cũng gọi đc tên của sự vật hiện tượng và xếp nó và 1 nhóm, 1 lớp sự vật hiện tượng xác định, khái quát chúng = 1 từ xác định. Ngay cả khi tri giác sự vật hiện tượng không quen thuộc con người cũng cố thu nhận những đặc điểm trong nó và xếp nó vào 1 phạm trù nào đó.

+ Nguyên nhân : do tri giác con người bao giờ cũng gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật hiện tượng, diễn ra 1 cách có ý thức, giúp hình ảnh đối tượng ngày càng sáng tỏ.

+ Kết luận : Giáo viên cần đảm bảo cho hs tri giác tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ truyền đạt đầy đủ, chính xác trong dạy học.

Câu 18 (4đ) : Phân tích các phẩm chất cơ bản của chú ý. Làm thế nào để rèn luyện và phát triển các phẩm chất chú ý cho cá nhân ?

* Các phẩm chất cơ bản của chú ý :

– Sức tập trung chú ý :

+ Là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, 1 hay 1 số đối tượng cần thiết cho hoạt động nhằm phản ánh đối tượng đc tốt nhất.

+ Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý, khối lượng này tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như nhiệm vụ của hoạt động.

+ Có những trường hợp do bệnh lí hoặc do quá say mê vào đối tượng nào đó mà quên đi mọi đối tượng khác, đó là hiện tượng đãng trí.

– Tính bền vững của chú ý:

+ Là khả năng duy trì chú ý trong 1 thời gian dài vào 1 hay 1 số đối tượng nhất định không chuyển sang đối tượng khác.

– Sự phân tán chú ý (ngược lại với tính bền vững):

+ Là khả năng cùng 1 lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau 1 cách có chủ định.

– Sự di chuyển của chú ý:

+ Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động.

+ Sự di chuyển chú ý dễ dàng hơn khi đối tượng mới hấp dẫn hơn, quan trọng hơn.

=> Các phẩm chất cơ bản của chú ý có quan hệ bổ sung cho nhau, đc hình thành và phát triển trong hoạt động, tạo thành các phẩm chất tâm lí của cá nhân. Cá nhân sẽ sử dụng từng thuộc tính và cách linh hoạt của chúng theo yêu cầu của hoạt động.

Câu 19 (6đ): Tư duy là gì? Phân tích đặc điểm của tư duy, từ đó rút ra kết luận cần thiết.

* Tư duy là 1 quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong mang tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng ở trong HTKQ mà trước đó con người chưa biết.

* Các đặc điểm của tư duy :

– Tính có vấn đề của tư duy : không phải hoàn cảnh nào cũng gây đc tư duy. Muốn kích thích tư duy cần 2 đk sau :

+ Phải gặp tình huống có vấn đề chứa đựng 1 vấn đề mới, 1 mục đích mới, 1 cách giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp cũ mặc dù còn cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết vấn đề mới đó.

+ Chủ thể phải nhận thức đầy đủ hoàn cảnh của vấn đề, có nhu cầu giải quyết vấn đề. Chủ thể phải có đủ tri thức hiểu biết đề giải quyết vấn đề.

– Tính gián tiếp của tư duy :

+ Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật của chúng nhờ các công cụ, phương tiện trung gian, các kết qur nhận thức của loài người như công thức, định lí, định luật, thông qua kinh nghiệm cá nhân.

+ tư duy phản ánh thông qua kết quả của NTCT, lấy kết quả của NTCT làm nguyên liệu.

+ Tính gián tiếp của tư duy thể hiện thông qua việc tư duy lấy ngôn ngữ làm phương tiện phản ánh.

=> Nhờ đó, tư duy đã mở rộng giới hạn, khả năng nhận thức của con người.

– Tính trừu tượng và khái quát của tư duy :

+ Tư duy đồng thời vừa mang tính trừu tượng lại vừa mang tính khái quát. Đó là khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất của nhiều sự vật hiện tượng. Rồi trên cơ sở đó khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung thuộc tính bản chất thành 1 loại, 1 nhóm, 1 phạm trù. Nhờ đặc điểm này, tư duy không chỉ giải quyết vấn đề hiện tại mà có thể giải quyết cả nhiệm vụ trong tương lai.

– Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ :

+ Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất, không tách rời, đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

+ Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, ngôn ngữ tham gia vào 3 khâu của quá trình tư duy.

=> Như vậy, nếu không có ngôn ngữ, tư duy không thể diễn ra, đồng thời các sản phẩm tư duy sẽ không đc chủ thể và người khác tiếp nhận.

+ Ngược lại, nhờ có tư duy mà ngôn ngữ có nội dung chứ không phải chuỗi âm thanh vô nghĩa giống đv.

– Tư duy có mối quan hệ mật thiết với NTCT :

+ Tư duy và NTCT có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, chi phối lẫn nhau.

+ NTCT là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình tư duy. Ngược lại, tư duy và sản phẩm của tư duy ảnh hưởng đến cảm giác làm cả giác tinh vi nhạy bén, ảnh hưởng đến tính lựa chọn của tri giác. Tư duy ddieuf chỉnh sai lệch của cảm giác.

* Kết luận :

– Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho hs vì không có khả năng tư duy hs không thể học tập và rèn luyện đc.

– Muốn thúc đẩy hs tư duy thì phải đưa hs vào tình huống có vấn đề.

– Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ kiến thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tư duy thì không tiếp thu, vận dụng đc.

– Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ, nắm vững ngôn ngữ thì mới có phương tiện để tư duy.

– Phát triển tư duy phải gắn với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy cảm và năng lực quan sát, trí nhớ của hs.

Câu 20 (4đ) : Chứng minh rằng tư duy là mức độ nhận thức cao hơn hẳn NTCT.

– Định nghĩa tư duy và NTCT :

+ Tư duy là 1 quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong mang tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng ở trong HTKQ mà trước đó con người chưa biết.

+ NTCT là những quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan.

– Chứng minh :

+ Nội dung phản ánh : NTCT phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng 1 cách riêng lẻ, cụ thể. Còn tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong mang tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng.

+ Phương tiện phản ánh : NTCT phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp nhờ giác quan và kinh nghiệm. Còn tư duy phản ánh HTKQ 1 cách gián tiếp nhờ sử dụng ngôn ngử và các công cụ tâm lí khác.

+ Sản phẩm phản ánh : NTCT mang lại hình ảnh trực quan cụ thể về sự vật hiện tượng. Còn sản phẩm của tư duy là những khái niệm, quy luật, phán đoán,….

+ Hoàn cảnh nảy sinh : Nếu NTCT xuất hiện vào bất kỳ lúc naofchir cần sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan thì tư duy chỉ nảy sinh trước tình huống có vấn đề.

– Mối quan hệ chặt chẽ giữa tư duy và NTCT :

+ Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động.

+ NTCT là 1 khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.

+ Ngược lại, tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình NTCT.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here