Tâm Lý Học Đại Cương

0
11033
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6 (2đ) : Phân biệt cảm giác với tri giác.

* Giống nhau :

– Đều là quá trình tâm lí.

– Phản ánh trực tiếp HTKQ.

– Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.

=> Đều là những đặc điểm của NTCT.

* Khác nhau :

Quảng Cáo
Cảm giác Tri giác
Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng. Phản ánh sự vật hiện tượng 1 cách trọn vẹn.
Phản ánh các thuộc tính rời rạc, không gắn kết, mức độ phản ánh tâm lí thấp. Phản ánh sự vật hiện tượng theo cấu trúc nhất định.

 

Mang tính thụ động. Mang tính tự giác, gắn liền với hoạt động của con người.

 

Câu 8 (2đ) : Phân biệt tư duy với tưởng tượng.

* Giống nhau :

–  Đều phải nảy sinh tình huống có vấn đề, có sự lquan mật thiết với NTCT.

– Đều phản ánh HTKQ 1 cách gián tiếp và đều mang tính khái quát.

– Đều sử dụng ngôn ngữ và lấy tài liệu cảm tính làm cơ sở, chất liệu để giải quyết vấn đề và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lí.

– Đều phản ánh cái mới chưa hề có trong kinh nghiệm của cá nhân.

* Khác nhau :

Tư duy Tưởng tượng
Tình huống có vấn đề Chỉ xảy ra đối với tình huống có vấn đề có tính xác định cao.

VD : Không xảy ra tư duy với câu hỏi 1+1= ?

Chỉ xảy ra khi tính bất định của tình huống có vấn đề quá lớn.

 

Nội dung phản ánh Phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng. Phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân = cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Phương thức phản ánh Dũng khái niệm để giải quyết vấn đề 1 cách hợp lí, logic. Dùng cách xây dựng những hình ảnh mới từ những biểu thượng đã có.
Sản phẩm phản ánh Những khái niệm, quy luật. Biểu tượng của biểu tượng.

 

Câu 9 (3đ) : Phân tích mối quan hệ giữa năng lực và tư chất ; năng lực với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

* Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất :

– Tư chất là 1 trong những đk hình thành năng lực nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của năng lực.

– Trên cơ sở của tư chất có thể hình thành những năng lực rất khác nhau.

– Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất nhưng điều chủ yếu là nó đc hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động dưới ảnh hưởng của giáo dục và rèn luyện.

* Mối quan hệ giữa năng lực với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo :

– Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là đk của năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Người có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về 1 lĩnh vực chưa chắc đã có năng lực về lĩnh vực đó, nhưng 1 người có năng lực trong 1 lĩnh vực thì chắc chắn sẽ có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về lĩnh vực đó.

– Năng lực giúp cho cá nhân tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với 1 lĩnh vự hoạt động đc dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Câu 10 (2đ) : Phân biệt xúc cảm và tình cảm.

* Giống nhau : Đều là sự biểu thị thái độ của chủ thể đối với những sự vật hiện thượng có liên quan đến những nhu cầu của chủ thể đó.

* Khác nhau :

Tình cảm Xúc cảm
Có sau. Có trước.
Chỉ có ở người. Có ở cả người lẫn vật.
Là 1 thuộc tính tâm lí. Là 1 quá trình tâm lí.
Có tính ổn định, xác định. Có tính tạm thời, phụ thuộc vào tình huống và đa dạng.
Thường gắn liền với phản xạ có đk và động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Thường gắn liền với phản xạ không đk và bản năng.
Thường ở trạng thái tiềm tàng. Luôn ở trạng thái hiện thực.
Thực hiện chức năng xh giúp con người định hướng và thích nghi với xh với tư cách là 1 nhân cách. Thực hiện chức năng sinh vật giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là 1 cá thể.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here