Quản Trị Chiến Lược

0
13659
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Phân tích ảnh hưởng của môi trường dân số đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay là điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho các doanh nghiệp? Vì sao?

Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng và việc sử dụng nguồn lực, do đó điều này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Những khía cạnh cần phân tích của môi trường này bao gồm:

  • Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng dân số
  • Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập
  • Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên

Những yếu tố này giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm

  • Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng: Tác động tới kế hoạch chiến lược và chính sách quản lý nhân lực

Câu 12: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cho ví dụ về sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội đến tập quán tiêu dùng của khách hàng?

Môi trường văn hóa xã hội là những chuẩn mực, những giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể. Nó bao gồm các yếu tố:

  • Mức sống của dân cư cao và ổn định sẽ giúp doanh nghiệp soạn thảo chiến lược kinh doanh thuận lợi và ngược lại.
  • Phong cách sống tác động đến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ về chủng loại, số lượng, chất lượng, hình dáng, từ đó ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh
  • Nghề nghiệp khác nhau cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại, vui chơi, giải trí khác nhau
  • Sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng cũng chi phối hành vi ứng xử của khách hàng dẫn đến hành vi mua hàng khác nhau
  • Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia như sự thay đổi niềm tin, thái độ, giá trị đạo đức, nhân cách của từng quốc gia cũng ảnh hưởng tới nhu cầu mua hàng, từ đó ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh.

Câu 13: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xu hướng lãi suất tăng hiện nay ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thế nào?

Ảnh hưởng của môi trường kinh tế:

  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Tốc độ tăng của GDP, GNP hàng năm cho ta biết tốc độ tăng trường của nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập đầu người, dựa vào đó xác định được dung lượng thị trường ngành và thị phần của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động đến chiến lược của tất cả các doanh nghiệp.
  • Lãi suất và xu hướng của lãi suất: Lãi suất có ảnh hưởng tới xu hướng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp.
  • Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với các quốc gia khác. Khi tỷ giá thay đổi sẽ có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm khi kinh doanh trên thị trường quốc tế.
  • Yếu tố lạm phát: Lạm phát sẽ làm tăng giá cả và yếu tố đầu vào, từ đó làm tăng giá thành và giá bán, khi đó sản phẩm sẽ khó cạnh tranh. Mặt khác, khi yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm xuống, điều này dẫn tới giảm sức mua và giảm nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.

Xu hướng lãi suất tăng hiện nay sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.

Quảng Cáo

Câu 14: Phân tích nguy cơ, đe dọa của sản phẩm thay thế tới sự phát triển của doanh nghiệp

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có công dụng như sản phẩm của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cẩu của khách hàng nhưng xuất hiện từ các ngành khác. Các sản phẩm thay thế đặt ra mức giá tối đa với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành, vì thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành. Khi giá sản phẩm chính tăng, người tiêu dùng có khuynh hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại, điều này được gọi là độ co giãn chéo của cầu theo giá.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ cần phân tích sản phẩm thay thế trong những trường hợp sau:

  • Khi sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn, có nhiều ưu thế hơn so với sản phẩm của ngành
  • Khi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có mức lợi nhuận cao

 

Câu 15: So sánh chiến lược cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động và giải thể

  Chiến lược cắt giảm chi phí Chiến lược thu lại vốn đầu tư Chiến lược giải thể
Giống nhau Cùng thuộc nhóm chiến lược suy giảm, đều có quản lý kém, mở ra quá rộng, không kiểm soát được tài chính, chi phí cao, cạnh tranh mới rất mạnh, không dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu, sức ỳ của tổ chức
Khác nhau Là chiến lược có tính ngắn hạn, tạm thời, nhằm cắt bớt một số hoạt động kém hiệu quả bằng cách giảm biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất, giảm bớt các sản phẩm phụ ít sinh lời.

Trường hợp áp dụng:

-Doanh nghiệp là một trong những đối thủ yếu nhất trong ngành

-Doanh nghiệp có những khả năng đặc biệt nhưng thất bại, không đáp ứng được mục tiêu định hướng

-Hoạt động không hiệu quả, doanh lợi thấp, nhân viên hoạt động kém, áp lực của cổ đông tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp

-Chiến lược giá của doanh nghiệp không tận dụng những cơ hội, không tối thiểu hóa những rủi ro bên ngoài, không phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu bên trong

Là chiến lược thực hiện bằng cách bán bớt một vài bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp khi nhận thấy các đơn vị này không có triển vọng phát triển mà còn tạo ra khoản thua lỗ ngày càng lớn làm giảm lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh

Trường hợp áp dụng:

-Doanh nghiệp đã theo đuổi chiến lược cắt giảm chi phí nhưng không thành công trong cải tiến hoạt động

-Một đơn vị của doanh nghiệp cần nhiều tài nguyên hơn để cạnh tranh nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng để đáp ứng

-Một đơn vị hoạt động kém, làm ảnh hưởng đến kết quả của toàn doanh nghiệp

-Một đơn vị không còn phù hợp với các đơn vị khác trong doanh nghiệp do có sự khác biệt về khách hàng, thị trường, nhân sự,…

-Doanh nghiệp cần gấp một lượng tiền lớn mà không thể huy động từ những nguồn khác

-Những chỉ thị của chính phủ về chống độc quyền đe dọ đến hoạt động của doanh nghiệp

Là chiến lược cuối cùng trong chiến lược suy giảm, vì khi thực hiện tất cả các chiến lược khác mà không cứu nguy được doanh nghiệp khỏi rủi ro phá sản. Chiến lược này bao gồm việc bán đi tất cả các tài sản của doanh nghiệp với giá trị thực của chúng

Trường hợp áp dụng:

-Doanh nghiệp đã theo đuổi các chiến lược trên nhưng không thành công

-Khi phá sản là phương thức để thu được nhiều nhất tiền do bán tài sản

-Khi mọi hoạt động bị ngưng trệ, các khoản nợ không trả được, hàng hóa tồn kho lớn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here