Quản Trị Chiến Lược

0
13640
Quản trị chiến lược
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Quản Trị Chiến Lược 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề cương môn Đại Cương Hàng Hải

Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Quản Trị Chiến Lược 


Câu 1: Trình bày khái niệm và lợi ích của chiến lược kinh doanh. Để phát huy tác dụng của chiến lược kinh doanh cần có những điều kiện gì?

Khái niệm: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt được trong dài hạn, phải có các nguồn lực để thực hiện được mục tiêu, đồng thời phải có cách thức, tiến trình hành động để thực hiện mục tiêu.

Lợi ích:

  • Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được mục đích, hướng đi của mình, làm cơ sở cho mọi chương trình hoạt động và các phương án kinh doanh có hiệu quả.
  • Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được các cơ hội – nguy cơ trong tương lai ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách, chương trình nhằm tận dụng những cơ hội khi nó xuất hiện, hạn chế giảm thiểu sự tác động xấu của các mối đe dọa từ môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao ưu thế cạnh tranh.
  • Giúp doanh nghiệp tạo ra thế chủ động trước sự biến đổi của môi trường, có thể tác động làm biến đổi môi trường cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.
  • Giúp doanh nghiệp phân phối và sử dụng một cách hiệu của các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ đó cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả: tăng doanh số, tăng thị phần, giá trị tài sản,…
  • Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đấu tranh chống lại tư tưởng ngại thay đổi, kích thích việc nghĩ đến tương lai, phát huy tính sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần tập thể.

Điều kiện

-Phải có nguồn lực đầy đủ để đáp ứng CLKD đã được lựa chọn (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin)

-Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải phù hợp với CLKD

-Văn hóa, triết lý của doanh nghiệp phải phù hợp với CLKD.

-Hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp phải có hiệu quả.

 

Câu 2: Trình bày khái niệm quả trị chiến lược và các yêu cầu của quản trị chiến lược.

Khái niệm:

  • Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó.
  • Quản trị chiến lược là một khoa học và nghệ thuật thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định giúp cho mỗi tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
  • Quản trị chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanh tại mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể. Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Yêu cầu:

  • Phải nhằm tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Phải đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.
  • Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu.
  • Phải đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai và có chiến lược dự phòng.
  • Phải kết hợp sự chín muồi với thời cơ.

 

Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung quá trình quản trị chiến lược? Giai đoạn nào trong quá trình quản trị chiến lược là quan trọng nhất? Vì sao?

Quản Trị Chiến Lược

Nội dung:

  1. Hoạch định chiến lược:

Là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh và nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định những khó khăn và thuận lợi từ bên ngoài và những điểm mạnh, điểm yếu từ bên trong, đề ra mục tiêu chiến lược và lựa chọn giải pháp tối ưu để thực hiện các mục tiêu chiến lược

Bao gồm:

  • Xây dựng chiến lược cấp doanh nghiệp
  • Xây dựng chiến lược cấp kinh doanh
  • Xây dựng chiến lược cấp chức năng
  1. Thực hiện chiến lược:

Là giai đoạn hành động trong quản trị chiến lược. Để thực thi chiến lược đã vạch ra phải có một cơ cấu tổ chức tương ứng để đảm đương được nhiệm vụ mới và huy động được nhà quản trị và nhân viên tham gia vào công việc

Ba hoạt động chính của giai đoạn này là:

  • Thiết lập mục tiêu hàng năm
  • Đề ra các chính sách để theo đuổi mục tiêu
  • Phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực

Việc thực thi chiến lược thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thúc đẩy nhân viên của nhà quản trị, nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn khoa học

  1. Kiểm soát chiến lược

Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Có 3 hoạt động chính là:

  • Xem xét lại các tiền đề của chiến lược
  • Đo lường và đánh giá các kết quả
  • Tiến hành hoạt động điều chỉnh

Mặc dù là giai đoạn cuối cùng nhưng cần được tiến hành thường xuyên liên tục để tạo ra những thông tin phản hồi làm cho các giai đoạn trước kịp thời điều chỉnh công việc

Giai đoạn hoạch định là quan trọng nhất. Vì: Trên thực tế, doanh nghiệp luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhà chiến lược phải chọn một chiến lược tốt nhất. Chiến lược được hoạch định phải tạo được vị trí cạnh tranh có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Đây là giai đoạn quan trọng, nếu làm không tốt giai đoạn này thì các giai đoạn sau có làm tốt cũng vô ích.

 

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh hiện tại tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cho ví dụ?

  • Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ càng gay gắt
  • Quy mô: Khi các đối thủ cạnh tranh có quy mô và thực lực ngang nhau thì mức độ cạnh tranh sẽ lớn ngay cả khi chỉ có một vài doanh nghiệp
  • Tốc độ tăng trường của ngành: Trong ngành có tốc độ tăng trưởng chậm, dung lượng thị trường hầu như không được mở rộng, khi đó sẽ xảy ra cuộc chiến giữ thị phần. Còn ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển
  • Ngành có năng lực dư thừa: Do lợi nhuận cao thường hút các nhà kinh doanh đầu tư ồ ạt, điều này sẽ dẫn đến việc sản xuất dư thừa, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ từ đó dẫn đến cuộc chiến giành thị phần
  • Chi phí cố định và lưu kho cao: Buộc các doanh nghiệp phải khai thác năng lực sản xuất thì mới có thể hạ giá thành sản phẩm
  • Khả năng khác biệt hóa sản phẩm thấp: Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt thì khách hàng thường lựa chọn dựa vào giá cả và cung cách phục vụ. Còn nếu sản phẩm có sự khác biệt cao, khách hàng sẽ tìm đến những nhãn hiệu nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình và thường trung thành với nhãn hiệu đó
  • Các rào cản rút lui cao ngăn chặn việc rút lui của doanh nghiệp ra khỏi ngành như: tài sản chuyên môn hóa, mối quan hệ về hình ảnh, khả năng tiếp thị…, rào cản về tinh thần: sự lo lắng, sự gắn bó, lòng tự hào doanh nghiệp hay các chính sách của nhà nước về việc hạn chế tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 5: Vai trò của khách hàng tới sự phát triển của doanh nghiệp? Áp lực từ phía khách hàng chỉ xuất hiện khi có các điều kiện nào?

Khách hàng là nhân tố cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm năng của 1 ngành kinh doanh, họ có khả năng áp đặt giá, làm lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách:

  • Ép giá người bán
  • Đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng phục vụ
  • Đòi hỏi người bán phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn
  • Làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau

Áp lực từ phía khách hàng chỉ xuất hiện trong những điều kiện sau:

  • Khi số lượng khách hàng ít, trong khi có nhiều nhà cung cấp
  • Khi khách hàng mua số lượng lớn
  • Khi khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán
  • Khi các sản phẩm không có tính khác biệt và khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm thay thế
  • Khi sản phẩm của ngành không quan trọng đối với khách hàng
  • Khi khách hàng có thể sử dụng chiến lược kết hợp về phía sau nghĩa là có thể tự cung cấp cho mình với chi phí thấp hơn mua ngoài
  • Khi khách hàng có đầy đủ thông tin cần thiết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here