[Góc Chia sẻ] Cách làm bài tập Vật Liệu Xây dựng

0
6304
Bài tập vật liệu xây dựng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


[Góc Chia sẻ] Cách làm bài tập Vật Liệu Xây dựng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Quản Trị Chiến Lược

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: [Góc Chia sẻ] Cách làm bài tập Vật Liệu Xây dựng

Quảng Cáo

Đây là chia sẻ của một bạn sinh viên trường Đại Học Hàng Hải chia sẻ trên diễn đàn của trường, mình thấy hay và bổ ích nên đăng lại cho bà con nào quan tâm, hóng hớt học tập cách làm bài tập Vật Liệu Xây dựng

Dài dòng trình bày thế thôi, mình copy và paste ngay dưới đây! Đọc và ngâm cứu đi nào!


Bộ đề Vlxd có 3 câu, 1 câu lí thuyết, 2 câu bt, bài tập 1 dạng giống như đề tư cách, mình không biết làm, bài tập 2 mình xin chia sẻ cách làm theo như mình hiểu là như sau ( các bạn nên lấy tập đề cương cô phát tham khảo thêm)
Có 4 dạng bài cơ bản, 1 là tính toán bê tông cho một mác bê tông nào đó 20 30 MPa (mác 200 300), 2 là bê tông chống thấm, 3 là bê tông vận chuyển bằng bằng bơm, 4 là tháo ván khuôn sớm.
cách làm dạng 2 3 4 dựa vào dạng 1, chỉ thay đổi công thức, thay chỗ nào thì cứ đọc hết sẽ thấy

Bước 1 chọn độ sụt Sn, sẽ có bảng tra cụ thể để chọn độ sụt ( thường là 5 đến 6), bảng trong đề cương trang 16, các bạn có thể chọn độ sụt thấp hơn hoặc cao hơn 1 chút, nhưng đừng cao quá hoặc thấp quá

Bước 2: từ độ sụt Sn, mô đun độ lớn cát Mdl, và kích thước hạt to nhất Dmax, ta lại tra bảng trang 17 để chọn lượng nước ( tính bằng kg)
*** chú ý : nếu dùng sỏi ( cốt liệu lớn) lượng nước giảm 10 kg

Bước 3: ta tính tỉ lệ X/N bằng công thức cuối trang 17,
X/N = (Rb*n)/(Rx*A) cộng trừ 0.5

cộng 0.5 khi tỉ lệ tính ra nhỏ hơn hoặc bằng 2.5
trừ 0.5 khi tỉ lệ tính ra lớn hơn 2.5
trong đó Rx là cường độ bê tông thực tế đầu bài cho
n là hệ số an toàn = 1.1 khi trộn bằng máy, 1.15 khi trộn thủ công, thường thì sẽ trộn máy
A tra bảng 5.3 sách trang 18, chú ý công thức để xác định A hay A1 cho chính xác
Rb là cường độ bê tông mà đề bài yêu cầu ( 20 30 MPa)

Sau khi tính ra đc tỉ số X/N, từ đó tính đc X(kg), ta có một bước gọi là hiệu chỉnh, nếu X < 400 thì thôi bỏ qua bước này
khi X >400, thì nước hiệu chỉnh Nhc sẽ đc tính bằng:

Nhc = (10N-400)/(10- X/N), xem thêm sách trang 20
từ nước hiệu chỉnh mới, tính ra đc Xhc qua tỉ lệ X/N cũ

Bước 4: ta tính hệ số vữa dư Kd, đầu tiên ta tính thể tích hồ xi măng Vh, hồ xi măng bằng thể tích nước cộng thể tích xi măng cộng lại ( trộn xi măng đó)

Vh = (X/(sigma a x)) + N

từ Vh và Mdl, ta tra bảng 5.8 sách trang 21, nội suy ra hệ số Kd

*** đọc chú ý số 5.5.2,2 để hiệu chỉnh Kd

Bước 5:
Từ hệ số Kd, ta tính đc trọng lượng Đá ( côt liệu lớn ) bằng công thức :

Đ = Sigma 0 đá/(r*(Kd – 1) +1) (kg)

r là độ rỗng của đá đề bài cho

từ khối lượng của N, X, Đ tính bên trên, ta tính thể tích của X, N, Đ, từ đó tính của Cát (C)( vì thể tích tổng tất cả bằng 1000 lít) từ thể tích cát tính khối lượng cát

Bước 6 là bước tính toán hiện trường, bước này khá khó hiểu nhưng từ từ rồi cũng hiểu, đó là vì trong đá, cát có chứa nước, trong sỏi có chứa cát làm thay đổi tỉ lệ ban đầu của nước và cát tính toán, vì thế ta có 3 chỉ số Wc, Wđ, Sc, W là độ ẩm, tức là nước chứa trong cát và đá, S là sỏi chứa trong cát vì sàng chưa kĩ,…
Tỉ dụ khi bài toán có Wđ, tức nước trong đá, thì ta giảm lượng nước cần dùng và tăng lượng đá một thể tích tương đương :
Đht = Đ*(1+Wđ) – C*Sc ,
Nht = N – Đ*Wđ – C*Wc ,
Cht = C*(1+Sc)*(1+Wc)
vì hệ số Wđ, Wc, Sc tính theo khối lượng nên các bạn có thể thoải mái tính nó với kết quả X, C, Đ ban đầu mà không cần chuyển về thể tích

Bước 7 : Là tính toán bê tông cho 1 mẻ trộn
đầu tiên ta tính hệ số Beta đặc trưng cho sự hao hụt do các hạt chèn vào nhau
công thức Beta ở sách trang 26, mục 7.7, vì nó khó viết nên các bạn xem sách dùm, beta thường từ 0.55 đến 0.75, nếu tính ra khác thì xem đề bài
Từ 1 máy có thể tích Vmáy bằng 800, ta nhân với hệ số beta để ra đc 1 máy có thể cho ra 1 mẻ bằng bao nhiêu lít:
Vmẻ = Vmáy*Beta
Từ Vmẻ, ta tính thể tích của lượng X, N, Đ, C cho vào trong 1 mẻ
mình giả sử Vmẻ tính ra là 536 lít

X1 = Xht * 536/1000
C1 = Cht * 536/1000
N1 = Nht * 536/1000
Đ1 = Đht * 536/1000

và đó là đáp số cuối cùng

đây là dàn bài cho dạng 1, dạng 2 3 4 có dàn bài tương tự nhưng có một số điều chỉnh công thức
+)bê tông dùng bơm : chọn độ sụt cao nhất có thể
+)bê tông chống thấm : sau khi tính đc tỉ số X/N, ta so sánh với bảng 5.6 trang 19, lấy giá trị cao hơn, giả dụ nếu mình tính X/N bằng 1.98, bê tông chống thấm 8 atm, tra bảng ta lấy giá trị 2.2
+)bê tông tháo ván khuôn sớm: Giá trị Rb giờ tính bằng công thức 5.3 trang 19, hệ số Kt sách nói xem bảng 5.4 nhưng cần xem bảng phụ của nó ở 3.6 trang 15
giả sử bê tông tháo ván khuôn sớm trong 21 ngày yêu cầu đạt 80% cường độ của mác bê tông 35 MPa:
Rb = 0.80* 35/0.92


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here