Nghị luận: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết hay nhất

0
491
Nghị luận về khoảng lặng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Nghị luận: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]p

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Bài liên quan: Bài văn Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất

Bài văn mẫu

Đề bài: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết:

Quảng Cáo

“Văn chương … có loại đáng nhớ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Bài văn mẫu

   Từ xa xưa, văn chương đã xuất hiện và phát triển song song với lịch sử xã hội loài người. Trong kho tàng văn học nhân loại, có biết bao nhiêu kiệt tác mà giá trị đã vượt qua giới hạn không gian, thời gian để trở thành bất hủ. Ấy thế nhưng rất nhiều thế hệ cầm bút vẫn không nguôi trăn trở về ý nghĩa và giá trị đích thực của văn chương.

   Đầu thế kỉ XX, trên văn đàn nước ta diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt giữa các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về văn chương, tiêu biểu là hai trường phái: Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh. Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ XIX, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định: Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Nhận định đúng đắn này rất gần gũi với quan điểm: Mục đích tối thượng của văn học là phục vụ con người, phục vụ nhân sinh.

   Thế nào là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương? Đó là loại văn chương chỉ chú trọng về mặt nghệ thuật, coi nghệ thuật là trên hết, thậm chí tôn sùng nghệ thuật như một tôn giáo kì bí. Người cầm bút chỉ lo trau chuốt cho vẻ đẹp hình thức của tác phẩm chứ không quan tâm tới nội dung tư tưởng có liên quan đến vận mệnh con người và trách nhiệm của nhà văn, nhà thơ đối với xã hội hay không. Những sáng tác như thế đều không chịu nổi thử thách nghiêm ngặt của thời gian và dư luận. Bài thơ vịnh Mùa thu sau đây của tác giả Ngô Chỉ Lan thế kỉ XV toàn là hình ảnh tượng trưng, ước lệ vay mượn từ thơ Đường, thơ Tống, như: gió vàng, bông nhạn, giống ngọc, rừng phong:

    Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ,

    Lồ tổ bôn trời bóng nhạn thưa,

    Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm,

    Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.

   Cho đến khi trào lưu Thơ mới xuất hiện và phát triển, làm chủ thi đàn Việt Nam vào những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ XX thì không ít thi sĩ vẫn quan niệm rằng văn chương chỉ là văn chương. Thế Lữ lúc đầu khẳng định mình chỉ tôn sùng Cái Đẹp:

    Tôi chỉ là một khách tình si

    Ham vẻ đẹp cỏ muôn hình, muôn thể

    Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ

    Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca

        (Cây đàn muôn điệu)

   Trong bài thơ trên, Thế Lữ cho rằng thi nhân, nghệ sĩ là những khách tình si ham mô Cái Đẹp. Thiên chức duy nhất và cao cả nhất của nghệ sĩ là đi tìm Cái Đẹp, phụng sự Cái Đẹp chứ không bận tâm đến những vấn đề thiết thực của con người và xã hội. Thi sĩ muốn được sống trên cõi tiên để xa lánh cuộc đời trần tục và coi đó là biểu hiện của thái độ thoát li thực tại. Thơ văn ấy tuy đẹp, tuy hay nhưng nó xa lạ với dân tộc đang phải sống đói khổ, tủi nhục dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến.

   Cực đoan hơn nữa, một vài nhà thơ, nhà văn theo quan niệm văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương đã phủ nhận nội dung tư tưởng và giá trị nhân sinh trong tác phẩm. Hoặc khẳng định thơ không cần phải có nội dung, ý nghĩa cụ thể mà thơ là nghệ thuật của âm thanh, hình ảnh; thậm chí chỉ là ảo thuật của ngôn từ mà thôi.

   Còn thế nào là văn chương chuyên chú ở con người? Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến số phận con người và cuộc sống, luôn hướng tới mục đích phục vụ con người. Các nhà văn, nhà thơ theo quan điểm này cho rằng giá trị của văn chương là ở chỗ nó có ích cho cuộc đời nhiều hay ít, gần hay xa. Đây chính là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Các tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực và cách mạng, kể cả một số tác phẩm thuộc trào lưu lãng mạn có nội dung tích cực cũng được viết theo quan điểm đúng đắn này.

   Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh được đời sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau muôn thuở. Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Cách đây hơn một trăm năm, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cũng đã nêu rõ chức năng của văn học và trách nhiệm xã hội của người cầm bút:

    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

   Đạo ở đây là nhân nghĩa, là yêu nước, thương dân. Văn chương là con thuyền chở đạo (đạo lí làm người) và ngòi bút là vũ khí sắc bén để trừ gian, diệt ác, cứu đời, cứu người.

   Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển và nâng cao ý nghĩa của quan niệm tích cực ấy trong bài cảm tưởng đọc Thiên gia thi:

    Nay ở trong thơ nên có thép,

    Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

   Theo Bác thì văn chương phải là vũ khí chiến đấu để cải tạo, xây dựng xã hội và văn nghệ sĩ là người chiến sĩ đứng trong hàng ngũ cách mạng, cống hiến, hi sinh để bào vệ chủ quyền độc lập tự do của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

   Loại văn chương đáng thờ mà Nguyễn Văn Siêu nhắc tới chính là văn chương viết về con người, phục vụ con người. Ý kiến này của ông rút ra từ hiện thực nền văn học nước nhà nên hoàn toàn xác đáng. Có ý kiến cho rằng: Văn học không chỉ phải chân thực, sâu sắc, nhân đạo mà còn phải hay, phải đẹp. Vậy hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau chăng?

   Như trên đã nói, con người là trung tâm của cuộc sống mà văn chương lại là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nếu văn chương không đề cập tới con người thì nó sẽ không có giá trị; Mặt khác, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn chương luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung chi phối và lựa chọn hình thức thể hiện. Do vậy mà không có nội dung thì cũng không thể có hình thức. Xét cho cùng, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu là ở chỗ nó đã thể hiện nội dung tác phẩm như thế nào? Văn chương sáng tạo ra Cái Đẹp mà Cái Đẹp lại chính là sự sống. Không có Cái Đẹp thuần túy, trừu tượng chẳng liên quan gì đến cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Phản ánh con người chính là cách thức duy nhất để văn chương đến với Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời.

   Một tác phẩm có giá trị lâu dài nghĩa là phải vừa hay, vừa đẹp. Nhà văn sáng tạo ra nó phải thực sự có tài năng và tâm huyết. Cái tâm chính là tấm lòng là tình người, tình đời của người cầm bút. Cái tâm mới là gốc rễ bền vững làm nên mọi giá trị thực sự của văn chương chân chính.

   Lòng thương yêu, cảm phục người nông dân yêu nước giúp nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng nên một tượng đài hùng tráng về người nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử văn học Việt Nam. Sự đau xót chân thành trước số phận bi thảm của con người lương thiện; thái độ bất bình, căm phẫn xã hội phong kiến thối nát, bất công là cơ sở để thi hào Nguyễn Du viết nên một Truyện Kiều bất hủ, bởi đó là tác phẩm chuyên chú ở con người. Những tác phẩm như Đời thừa, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt… và đặc biệt là Chí Phèo của Nam Cao là lời kêu cứu hãy bảo vệ con người, hãy chặn đứng bàn tay tội ác tha hóa con người. Phần tích cực, trong sáng của Thơ mới cũng được coi là tiếng nói trẻ trung, yêu đời tha thiết, yêu tiếng Việt sâu xa. Thế hệ trẻ sẽ không bao giờ quên thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… Những tác phẩm như thế chính là loại văn chương đáng thờ vậy.

   Ý kiến trên đây của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật truyền thống của dân tộc ta. Chính với quan điểm văn chương chuyên chú ở con người mả ông cha ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và giàu chất nhân văn. Nền văn học ấy là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn chương hiện đại.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here