Luận văn Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

0
6060
Luận văn Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Luận văn Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Luận văn Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

Quảng Cáo

LỜI NÓI ĐẦU

Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định (TSCĐ) cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân (KTQD), nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Bên cạnh đó đầu tư XDCB luôn là một “lỗ hổng” lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB đang là một vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức hạch toán kế toán, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao.

Với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp  ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp XBCB phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao. Điều này không cho phép các doanh nghiệp XDCB có thể sử dụng lãng phí vốn đầu tư.

Đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận.

Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kế toán NVL cũng là một vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.

Ở Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long với đặc điểm lượng NVL sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí NVL.

Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các đồng chí trong phòng kế toán Công ty, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long”.

Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cũng như các đồng chí trong ban lãnh đạo và phòng kế toán Công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế.

Em rất mong được tiếp thu và xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho đề tài này hoàn thiện hơn.

Kết cấu đề tài gồm 3 phần lớn sau:

Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp xây lắp.

Phần II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long.

Phần III: Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty.

PHẦN THỨ I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN

NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

 

1.1. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1.1. Vị trí của vật liệu- công cụ, dụng cụ đối với quá trình xây lắp.

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượng của lao động đã qua sự tác động của con người. Trong đó vật liệu là những nguyên liệu đã trải qua chế biến. Vật liệu được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ và nguyên liệu gọi tắt là nguyên vật liệu. Việc phân chia nguyên liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ không phải dựa vào đặc tính vật lý, hoá học hoặc khối lượng tiêu hao mà là sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm. Khác với vật liệu, công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chi phí sản xuất cho ngành xây lắp gắn liền với việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, máy móc và thiết bị thi công và trong quá trình đó vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm công trình. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn từ 65%- 70% trong tổng gía trị công trình. Do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kịp thời hay không có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất (tiến độ thi công xây dựng) của doanh nghiệp, việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn cần quan tâm đến chất lượng, chất lượng các công trình phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của vật liệu mà chất lượng công trình là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có uy tín và tồn tại trên thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp vật liệu còn cần đảm bảo giá cả hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó, công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị thì dịch chuyển một lần hoặc dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Song do giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên có thể được mua sắm, dự trữ bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp như đối với nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu thiếu nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ thì không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất nói chung và qúa trình thi công xây lắp nói riêng.

Trong qúa trình thi công xây dựng công trình, thông qua công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ từ đó có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Bởi vậy cần tập trung quản lý chặt chẽ vật liệu, công cụ dụng cụ ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm trong chừng mực nhất định, giảm mức tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất còn là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Có thể nói rằng vật liệu công cụ dụng cụ giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thi công xây lắp.

1.1.2. Đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp.

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải   di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng làm cho công tác quản lý, sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều kiện thi công thực tế. Quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên   phạm vi mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau.

Hiện nay nền sản xuất  ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở thoả mãn không ngừng nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội. Việc sử dụng vật liệu công cụ dụng cụ một cách hợp lý, có kế hoạch ngày càng được coi trọng. Công tác quản lý vật liệu công cụ dụng cụ là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao mà hao phí  lại thấp nhất. Công việc hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ảnh hưởng và quyết định đến việc hạch toán giá thành, cho nên để đảm bảo tính chính xác của việc hạch toán giá thành thì trước hết cũng phải hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ chính xác.

Để làm tốt công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ trên đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Trong khâu thu mua vật liệu, công cụ dụng cụ phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán – tài chính cần có quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ… cần phải dự toán những biến động về cung cầu và giá cả vật tư trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng. Đồng thời thông qua thanh toán kế toán vật liệu cần kiểm tra lại giá mua vật liệu, công cụ dụng cụ, các chi phí vận chuyển và tình hình thực hiện hợp đồng của người bán vật tư, người vận chuyển. Việc tổ chức tổ kho tàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn cũng là một trong các yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ  tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình thi công xây lắp được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng vật tư không kịp thời hoặc gây ứ động vốn do dự trữ quá nhiều.

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp . Do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất vật liệu, công cụ dụng cụ đúng trong sản xuất kinh doanh. Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ  cũng là những khoản chi phí vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm vật liệu, công cụ dụng cụ, tận dụng phế liệu…

Tóm lại, quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm.

1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp xây lắp:

Kế toán là công cụ phục vụ việc quản lý kinh tế vì thế để đáp ứng một cách khoa học, hợp lý xuất phát từ đặc điểm của vật liệu, công cụ dụng cụ, từ yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ, từ chức năng của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức ghi chép,  phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất và tồn kho vật liệu. Tính giá thành thực tế vật liệu đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu tư về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, đúng chủng loại cho quá trình thi công xây lắp.

+ Áp dụng đúng đắn các phương pháp về kỹ thuật hạch toán vật liệu, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở chế độ đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sử dụng thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật tư thừa, thiếu, ứ đọng hoặc mất phẩm chất. Tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị vật tư thực tế đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ:

1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ:

Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu – công cụ dụng cụ bao gồm rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản với nội dung kinh tế và tính năng lý hoá học khác nhau. Để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho kế hoạch quản trị … cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ.

Trước hết đối với vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình thi công xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:

+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm.

Trong ngành xây dựng cơ bản còn phải phân biệt vật liệu xây dựng, vật kết cấu và thiết bị xây dựng. Các loại vây liệu này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành lên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình xây dựng nhưng chúng có sự khác nhau. Vật liệu xây dựng là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến được sử dụng trong đơn vị xây dựng để tạo lên sản phẩm như hạng mục công trình, công trình xây dựng như gạch, ngói, xi măng, sắt, thép… Vật kết cấu là những bộ phận của công trình xây dựng mà đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp vào sản phẩm xây dựng của đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp vào sản phẩm  xây dựng của đơn vị mình như thiết bị vệ sinh, thông gió, truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi…

+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia  vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm: Làm tăng chất lượng vật liệu chính và sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ thi công, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sản phẩm. Trong ngành xây dựng cơ bản gồm: sơn, dầu, mỡ… phục vụ cho quá trình sản xuất.

+ Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong qúa trình thi công, kinh doanh tạo điều kiện cho qúa trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc, thiết bị hoạt động.

+ Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất…

+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.

+ Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình thi công xây lắp như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào yêu quản lý và công ty kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết hơn bằng cách lập sổ danh điểm  vật liệu. Trong đó mỗi loại, nhóm, thứ vật liệu được sử dụng một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số thập phân để  thay thế tên gọi, nhãn hiệu, quy cách của vật liệu. Ký hiệu đó được gọi là sổ danh điểm vật liệu và được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp.

– Đối với công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp bao gồm các loại dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, bảo hộ lao động, lán trại tạm thời – để phục vụ công tác kế toán toàn bộ công cụ dụng cụ được chia thành:

– Công cụ dụng cụ

– Bao bì luân chuyển

– Đồ dùng cho thuê

Tương tự như đối với vật liệu trong từng loại công cụ dụng cụ cũng cần phải chia thành từng nhóm, thứ chi tiết hơn tuỳ theo yêu cầu, trình độ quản lý và công tác kế toán của doanh nghiệp. Việc phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ như trên giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản cấp 1, cấp 2, phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại vật liệu, công cụ dụng cụ đó trong quá trình thi công xây lắp của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật, công cụ dụng cụ.

1.2.2. Đánh giá quá trình thi công xây lắp:

Do đặc điểm của vật liệu, công cụ dụng cụ có nhiều thứ, thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yều cầu của công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ phải phản ánh kịp thời hàng ngày tình hình biến động và hiện có của vật liệu, công cụ dụng cụ nên trong công tác kế toán cần thiết phải đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ

          1.2.2.1. Giá thực tế nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho.

Tuỳ theo nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ được xác định như sau:

+ Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài thì giá thực tế nhập kho:

=  +  +

+ Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự gia công chê biến:

=   +

+ Đối với công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến:

=  +      +

+ Đối với trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng vật liệu, công cụ dụng cụ thì giá thực tế vật liệu công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh là giá do hội đồng liên doanh đánh giá và công nhận.

+ Đối với phế liệu, phế phẩm thu hồi được đánh giá theo giá ước tính.

1.2.2.2. Giá thực tế nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho.

Vật liệu, công cụ dụng cụ được thu mua và nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho từng nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau. Theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Để tính giá trị thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho có thể áp dụng một trong các phương phap sau:

+ Phương pháp tính theo đơn giá thực tế bình quân tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính trên cơ sở số liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng và đơn giá bình quân vật liệu, công  cụ dụng cụ tồn đầu kỳ.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho  x

=

+ Phương pháp tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ: về cơ bản phương pháp này giống phương pháp trên nhưng đơn giá vật liệu được tính bình quân cho cả số tồn đầu kỳ nhập trong kỳ.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân

Đơn giá bình quân =

+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.

+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước – xuất trước: Theo phương pháp này phải xác định được đơn giá nhập kho thực tế của từng lần nhập. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc và tính theo  giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước. Số còn lại (tổng số xuất kho – số xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Như vậy giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các lần mua vào sau cùng.

+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập sau – xuất trước: Ta cũng phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối. Sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. Như vậy giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ tính theo đơn giá của các lần nhập đầu kỳ.

1.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng, chủng loại vật liệu, công cụ dụng cụ nhiều, tình hình xuất diễn ra thường xuyên. Việc xác định giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày rất khó khăn và ngay cả trong trường hợp có thể xác định được hàng ngày đối với từng lần nhập, đợt nhập nhưng quá tốn kém nhiều chi phí không hiệu quả cho công tác kế toán, có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập, xuất hàng ngày. Giá hạch toán là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong doanh nghiệp, trong thời gian dài có thể là giá kế hoạch của vật liệu, công cụ dụng cụ. Như vậy hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất. Cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số liệu ghi vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế tiến hành như sau:

Trước hết xây dựng hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu, công cụ dụng cụ (H)

H =

Sau đó tính giá thực tế xuất kho, căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá:

Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho = giá hạch toán xuất kho x hệ số giá.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp mà trong các phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho đơn giá thực tế hoặc hệ số giá (trong trường hợp sử dụng giá hạch toán) có thể tính riêng cho từng thứ, nhóm hoặc cả loại vật liệu, công cụ dụng cụ.

Từng cách đánh giá và phương pháp tính giá thực tế xuất kho đối với vật liệu công cụ dụng cụ có nội dung, ưu nhược điểm và những điều kiện áp dụng phù hợp nhất định, do vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán.

1.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ:

Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán, các loại tài sản cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… và phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế  toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết về lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung, công tác quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ nói riêng.

1.3.1 Chứng từ sử dụng:

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định 1141/ TC/QĐ/CĐ kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:

– Phiếu nhập kho (01 – VT)

– Phiếu xuất kho (02 – VT)

–  Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 – VT)

– Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (08 – VT)

– Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (02 – BH)

– Hoá đơn cước phí vận chuyển (03 – BH)

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thấp nhất theo Quy định của Nhà nước các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (04 – VT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư (05 – VT) phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (07 – VT)… Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động thành  phần kinh tế, tình hình sở hữu khác nhau.

Đối với các chứng từ thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Mọi chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do đó kế toán  trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan.

1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Trong doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ do nhiều bộ phận tham gia. Song việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng ngày được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kho và phòng kế toán doanh nghiệp. Trên cơ sở các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật liệu thủ kho và kế toán vật liệu phải tiến hành hạch toán kịp thời, tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng ngày theo từng loại vật liệu. Sự liên hệ và phối hợp với nhau trong việc ghi chép và thẻ kho, cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán đã hình thành nên phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ giữa kho và phòng kế toán.

Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho và phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau:

– Phương pháp thẻ song song

– Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển

– Phương pháp sổ số dư

Mọi phương pháp đều có những nhược điểm riêng. Trong việc hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán cần có sự nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Và như vậy cần thiết phải nắm vững nội dung, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp đó.

1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song

– Ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn khho hàng ngày do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng.

Khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, thủ kho phải triểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi (hoặc kế toán xuống kho nhận) các chứng từ xuất, nhập đã được phân loại theo từn thứ vận liệu, công cụ dụng cụ cho phòng kế toán.

– Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ để ghi chép tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản, sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chép theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, triểm tra với kế  toán tổng hợp  số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng. Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng nhóm, loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Có thể khái quát, nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ  sau:

Kế toán chi tiết  NVL, CCDC theo

phương pháp thẻ song song

 
   

Ghi chú:

: Ghi hàng tháng

: Ghi cuối tháng

: Đối chiếu kiểm tra

Đơn vị……….                                                                    Mẫu số : 06 – VT

Tên kho……                                                     Ban hành theo QĐ 1141 – TC/QĐ

Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính

THẺ KHO

Ngày lập thẻ: ………………

Tờ số: ……………..                                                                         Tên, nhãn hiệu , quy cách vật tư……………

Đơn vị tính:……………………

Mã số: …………………………

Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán
STT NT Nhập Xuất Tồn
A B C D 1 2 3 4
               
               

Với tư cách kiểm tra, đối chiếu như trên, phương pháp thẻ song song có ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, phát hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình biến động về số hiện có của từng loại vật liệu theo số liệu và giá trị của chúng. Tuy nhiên theo phương pháp thẻ song song có nhược điểm lớn là việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán cần trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn nếu chủng loại vật tư nhiều và tình hình nhập, xuất diễn ra thường xuyên hàng ngày. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạn chế chức năng của kế toán.

          1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

– Ở Kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho giống như phương pháp thẻ song song.

– Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chieué luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho dùng cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi và về chỉ tiêu giá trị.

Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp.

Nội dung và trình tự kế toán chi tiết NVL, CCDC

 theo sơ đồ sau:

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu điểm là giảm được khối lượng ghi chép của kế toán  do chỉ ghi một kỳ vào cuối tháng, nhưng có nhược điểm là việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp (ở phòng kế toán vẫn theo dõi cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị) công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chi tiến hành được vào cuối tháng do trong tháng kế toán không ghi sổ. Tác dụng của kế toán trong công tác quản lý bị hạn chế. Với những doanh nghiệp, ưu nhược điểm nêu trên phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình kế toán nhập, xuất hàng ngày.

1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư:

Nội dung phương pháp sổ số dư hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kiết kế như sau:

– Ở kho: Thủ kho cũng là thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho, nhưng cuối tháng phải ghi sổ tồn kho đã tách trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng.

– Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chỉ tiêu giá trị.

Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kế tổng hợp nhập, xuất tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp. Nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số dư được khái quát theo sơ đồ sau:

Kế toán chi tiết  NVL, CCDC theo phương pháp sổ số dư

       
     
 
   

Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán do chỉ tiêu ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị và theo nhóm, loại vật liệu. Công việc kế toán tiến hành đều trong tháng, tạo điều kiện cung cấp kịp thời tài liệu kế toán phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý ở doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên của kế toán đối với việc nhập, xuất vật liệu hàng ngày.

Và phương pháp này cũng có nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị, theo nhóm, loại vật liệu nên qua số liệu kế toán không thể không nhận biết được số hiện có và tình hình tăng giảm vật liệu mà phải xem số liệu trên thẻ kho. Ngoài ra khi đối chiếu, kiểm tra số liệu ở sổ số dư và bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nếu không khớp đúng thì việc kiểm tra để phát hiện sự nhầm lẫn, sai sót trong việc ghi số sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức. Phương pháp sổ số dư được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập, xuất) về nhập, xuất vật liệu diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã  xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho, yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.

1.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ:

Vật liệu là tài sản lao động, thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp, cho nên việc mở các tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, giá trị phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.

– Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng, thành phẩm, hàng hoá… trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất hàng tồn kho. Như vậy xác định giá trị thực tế vật liệu xuất dùng được căn cứ vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán. Ngoài ra giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kiểm tra. Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp  sản xuất và các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, ô tô…

– Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất hàng tồn kho trên các tài khoản hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụng xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào  giá trị vật liệu tồn kho định kỳ, mua (nhập) trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính. Chính vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng, các nhu cầu sản xuất khác nhau: Sản xuất hay phục vụ quản lý sản xuất cho nhu cầu bán hàng hay quản lý doanh nghiệp … Hơn nữa trên tài khoản tổng hợp cũng không thể biết được số mất mát, hư hỏng, tham ô…(nếu có), phương pháp kiểm kê định kỳ được quy định áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ.

*. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.4.1. Kế toán tổng hợp các trường hợp tăng  NVL, CCDC:

1.4.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng.

Sự biến động của vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất sau khi phản ánh trên chứng từ kế toán sẽ được phản ánh trực tiếp ở các tài khoản  cấp 1, cấp 2 về vật liệu. Đây là phương pháp kế toán phân loại vật liệu để phản ánh với giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu, để tiến hành hạch toán kế toán sử dụng các tài khoản : tài khoản 152 “NVL” tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại nguyên vật liệu  theo giá thực tế.

Tài khoản 152 có thể mở thành tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại nguyên liệu vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán giá trị của doanh nghiệp, bao gồm:

Tài khoản 1521             Nguyên vật liệu chính

Tài khoản 1522             Nguyên vật liệu phụ

Tài khoản 1523             Nhiên liệu

Tài khoản 1524             Phụ tùng thay thế

Tài khoản 1525             Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản

Tài khoản 1528             Vât liệu khác

Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành các tài khoản cấp 3, cấp 4… tới từng nhóm, thứ … vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản ở doanh nghiệp.

* Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” tài khoản 153 sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm loại công cụ dụng cụ theo giá thực tế.

Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” có 3 tài khoản cấp 2

Tài khoản  1531            Công cụ dụng cụ

Tài khoản 1532             Bao bì luân chuyển

Tài khoản 1533             Đồ dùng cho thuê

* Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán, nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho.

* Tài khoản 331 “Phải trả người bán” được sử dụng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với những người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Ngoài các tài khoản trên, kế toán tổng hợp tăng vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng nhiều tài khoản liên quan khác như: TK 111 (1), TK (112 (1), TK 141, TK 128, TK 222, TK 411, TK 627, TK 641 và TK 642.

1.4.1.2. Phương pháp  kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

Vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất tăng do nhiều nguồn khác nhau: Tăng do mua ngoài, do tự chế hoặc thuê ngoài gia công, tăng do nhận vốn góp của các đơn vị cá nhân khác… Trong mọi trường, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm nhận nhập kho lập các chứng từ theo đúng quy định. Trên cơ sở các chứng từ nhập, hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan khác, kế toán phải phản ánh kịp thời các nội dung cấu thành nên giá trị thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, đồng thời phản ánh tình hình thanh toán với người bán và các đối tượng khác một cách kịp thời. Cuối tháng tiến hành tổng hợp số liệu để kiểm tra và đối chiếu với số liệu kế toán chi tiết.

Dưới đây là các phương pháp kế toán nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

  • Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

          Bút toán 1 :  Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm nhận và phiếu nhập kho ghi:

Nợ TK 152 Nguyên vật liệu

Nợ TK 153  Công cụ dụng cụ

Nợ TK 133 ( 1331)  Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 331 “Phải trả cho người bán”

Có TK 111, 112, 311, 141…

– Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hay hàng mua trả lại (nếu có) Kế toán ghi:

Nợ TK 331,111,112 : Số tiền được người bán trả lại

Nợ TK 1388             : Số được người bán chấp nhận

Có TK 152, 153

Có TK 1331 : Thuế  VAT  được khấu trừ

– Khi trả tiền cho người bán nếu số chiết khấu thanh toán mua hàng thực tế được hưởng:

                   Bút toán 1

Nợ TK 111, 112, 311, 141….

Có TK 515

                   Bút toán 2: Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn

– Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ”hàng chưa có hoá đơn”. Nếu trong tháng có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, nếu cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính:

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 133(1331)

Có TK 111,112,141,331,…

– Khi hoá đơn về: Giá tạm tính < Giá thực tế, ghi bổ sung.

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 133(1331)

Có TK 331

Có TK 111, 112, 311, 141…

– Ghi đảo ngược bút toán để xóa bút toán theo giá tạm tính:

Nợ TK 111,112, 331…

Có TK 152

Có TK 153

– Hoặc ghi bút toán đỏ để xóa bút toán theo giá tạm tính sau ghi đen bình thường theo giá thực tế (Giá tạm tính > Giá thực tế) Ghi đỏ phần chênh lệch.

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 133(1331)

Có TK 111,112,141,331…

– Ghi đảo ngược bút toán chênh lệch:

Nợ TK 111,112,331

Có TK 152

Có TK 153

Bút toán 3: Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về.

– Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho;

Nợ TK 152

Nợ TK 153

Nợ TK 133(1331)

Có TK 111,112,331…

– Nếu đến cuối kỳ kế toán nguyên vật liệu vẫn chưa về nhưng thuộc quyền sở hữu của đơn vị, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi:

Nợ TK 151

Nợ TK 133 (1331)

Có TK 111,112,141,331…

– Sang tháng sau khi hàng về nhập kho căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho:

Nợ TK 152

Nợ TK 621,627

Có TK 151

Bút toán 4 Trường hợp NVL mua về kém phẩm chất sai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng:

– Số hàng này có thể được giảm giá hoặc xuất kho trả lại cho người bán. Khi giao trả hoặc được giảm giá, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,331

Có TK 152,153

Có TK 133(1331)

Bút toán 5: Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn.

– Mọi trường hợp phát hiện thiếu NVL hay hư hỏng trong khi bảo quản phải truy tìm nguyên nhân. Tuỳ theo từng nguyên nhân cụ thể hoặc quy định của cấp có thẩm quyền thì kế toán ghi sổ. Kế toán chỉ phản ánh số hàng thực nhận, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận thông báo cho bên bán:

Nợ TK 152,153

Nợ TK 1381

Nợ TK 133 (1331)

Có TK 331

– Khi xử lý số VL thiếu:

+ Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu.

Nợ TK 152,153

Có TK 1381

+ Nếu người bán không còn hàng.

Nợ TK 331

Có TK 1381

Có TK 133(1331)

+ Nếu cá nhân làm mất cấp có thẩm quyền quy định phải bồi thường kế toán ghi:

Nợ TK 1388,334

Có TK 133(1331)

Có TK 1381

+ Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân:

Nợ TK 632

Có TK 1381

Ngoài cách ghi trên trong trường hợp thiếu, giá trị chờ xử lý ghi ở TK 1381 có thể ghi nhận theo tổng giá thanh toán (cả thuếVAT)

 

Bút toán 6: Trường hợp thừa so với hoá đơn.

Về nguyên tắc khi phát hiện thừa, phải làm văn bản báo cho các bên liên quan biết để cùng xử lý. Về mặt kế toán giá trị hàng thừa được phản ánh ở TK 3381, có thể ghi theo tổng giá thanh toán hay giá mua không thuế VAT đầu vào. Khi xử lý kế toán sẽ dựa vào từng cách ghi tương ứng để phản ảnh vào sổ sách. Chẳng hạn nếu giá trị thừa được ghi theo giá mua không thuế:

– Nếu nhập toàn bộ và trả tiền cho người bán.

Nợ TK 152,153

Nợ TK 133 (1331)

Có TK 331

Có TK 3381

– Căn cứ vào  quyết định xử lý, kế toán ghi:

+ Nếu trả lại cho người bán thì ghi.

Nợ TK 3381

Có TK 152,153 (chi tiết)

+ Nếu đồng ý mua tiếp số thừa.

Nợ TK 3381

Nợ TK 1331

Có TK 331

+ Nếu không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập.

Nợ TK 3381

Có TK 711

– Nếu nhập theo số hoá đơn ghi nhận số nhập như trường hợp (a) ở trên. Số thừa coi như giữ hộ người bán và ghi nợ TK 002

Khi xử lý số thừa, ghi có TK 002, đồng thời căn cứ vào cách xử lý để hạch toán như sau:

+ Nếu đồng ý mua tiếp số thừa

Nợ TK 152,153

Nợ TK 133 (1331)

Có TK 331

+ Nếu không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập.

Nợ TK 152,153

Có TK 711

Bút toán 7: Trường hợp NVL tự chế nhập kho hoặc thuê ngoài gia công chế biến:

Nợ TK 152, 153 (chi tiết)

Có TK 154

Bút toán 8: Các trường hợp tăng VL khác

Ngoài nguồn VL mua ngoài và tự chế nhập kho, VL của DN còn tăng do nhiều nguyên nhân khác như nhân viện trợ, cấp phát , góp vốn liên doanh, đánh giá tăng.

Mọi trường hợp phát sinh làm tăng giá NVL đều được ghi nợ Tài khoản 152 theo giá thực tế, đối ứng với các tài khoản thích hợp.

Nợ TK 152,153 (chi tiết)

Có TK  411, 412

Có TK 336, 3381

Có TK 222, 241, 128

Có TK 621, 627, 641, 642

  • Đặc điểm hạch toán NVL tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.

+   Đối với các đơn vị tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, do phần thuế VAT được tính vào giá thực tế NVL nên khi mua ngoài kế toán ghi váo TK 152 theo tổng giá thanh toán.

Nợ TK 152,153 (chi tiết)

Có TK 111, 112, 331…

– Số giảm giá hàng mua được hưởng hay giá trị hàng mua trả lại.

Nợ TK 111, 112,1388, 331

Có TK 152 ,153 (chi tiết)

  • Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính:

NợTK 331, 111, 112, 1388 ….

Có Tk 515

  • Các trường hợp còn lại hạch toán tương tự

1.4.2.Tình hình biến động giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất, sử dụng cho sản xuất kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất vốn gốp liên doanh… Mọi trường hợp giảm nguyên vật liệu đều ghi theo giá thực tế ở bên có TK 152

          Bút toán 1: Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh

Nợ TK 621, 627, 641, 642

Nợ TK 241

Có TK 152, 153

          Bút toán 2: Xuất vốn góp liên doanh

Căn cứ vào giá gốc NVL xuất góp vốn và giá trị vốn góp được liên doanh chấp nhận phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá trị vốn góp sẽ được phản ảnh vào bên nợ của TK 421 (nếu giá vốn > giá tri vốn góp), vào bên có TK 421 (Giá vốn < Giá trị vốn góp)

Nợ TK 222,128, 421

Có TK  152, 153

Bút toán 3 : Xuất thuê ngoài gia công chế biến.

Nợ TK 154

Có TK 152,153

Bút toán 4 : Giảm cho vay tạm thời.

Nợ TK 1388,1368

Có TK 152  (chi tiết)

Bút toán 5: Giảm do các nguyên nhân khác

Nợ TK 632, 642

Nợ TK 1381,1388,334

Có TK 152, 153

1.4.2.1. Phương pháp kế toán tổng hợp xuất  công cụ, dụng cụ:

Công cụ, dụng cụ xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và một số nhu cầu khác. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho công cụ, dụng cụ kế toán tập hợp phân loại theo các đối tượng sử dụng, rồi tính ra giá thực tế xuất dùng phương án vào các tài khoản liên quan. Tuy nhiên, do đặc điểm , tình chất cũng như giá trị và thời gian sử dụng của công cụ, dụng cụ và tính hiệu quả của công tác kế toán mà việc tính toán phân bổ giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần.

  1. Phương pháp phân bổ 1 lần (phân bổ ngay 100% giá trị).

Nội dung khi xuất dùng công cụ, dụng cụ kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ để tính ra giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng rồi tính (phân bổ) ngay 1 lần (toàn bộ giá trị) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Căn cứ vào giá trị thực tế xuất dùng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6273)   Chi phí sản xuất chung (Chi phí dụng cụ sản xuất)

Nợ TK 641 (6413)           Chi phí bán hàng (Chi phí dụng cụ đồ dùng)

Nợ TK 642 (6423)   Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí đồ dùng văn phòng)

Có TK 153 công cụ dụng cụ

(TK 1531, TK 1532, TK 1533)

Phương pháp phân bổ 1 lần được áp dụng thích hợp đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng qúa ngắn.

  1. Phương pháp phân bổ 2 lần:

– Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 142( 242)

Có TK 153 :      ( 100% giá trị CCDC xuất dùng)

Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu( bằng 50 % giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng ) vào chi phí quản lý, ghi :

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 142   🙁 Giá trị phân bổ lần đầu)

Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí quản lý theo công thức:

Giá trị phân bổ lần 2 = Giá trị công cụ dụng cụ

 

Phân bổ mỗi lần

Giá trị phế liệu thu hồi    ( nếu có) Khoản bồi thường vật chất (nếu có)

Kế toán ghi:

Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi( nếucó)

Nợ TK 138 : Số tiền bồi thường vật chất phải thu

Nợ TK 627, 641, 642 : Giá trị phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh

Có TK 142(242): Giá trị phân bổ lần cuối

c.Phương pháp phân bổ nhiều lần:

Trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn , dùng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh . Khi xuất dùng kế toán ghi:

Nợ TK 142/(242)

Có TK 153 : ( Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho 100%)

Số lần phân bổ được xác định căn cứ vào giá trị xuất dùng và thời gian sử dụngcủa số công cụ xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 142( 242)  : ( Giá trị phân bổ mỗi lần)

Giá trị phân bổ mỗi lần được tính theo công thức sau:

Giá trị công cụ phân bổ mỗi lần = Giá trị thực tế CCDC xuất dùng

 

Số lần phân bổ

Khi báo hỏng hoặc báo mất số công cụ , dụng cụ trên kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và giá trị đòi bồi thường (nếu có ):

Nợ TK 153 :  Giá trị phế liệu thu hồi

Nợ TK 138 (1388) : Giá trị đòi bồi thường

Nợ TK 627, 641, 642 : Giá trị phân bổ nốt

Có TK 142( 242 ): Giá trị còn lại cần phân bổ

Sơ đồ kế toán tổng hợp  NVL , CCDC  theo phương pháp kê khai thường xuyên( Thuế GTGT khấu trừ)

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ( Thuế GTGT  khấu trừ)

 

 

 

 

    TK133
Chênh lệch đánh giá tăng
   TK 111, 138, 334

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,

CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

SỐ 4 THĂNG LONG

2.1. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY.

2.1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số: 2750/2000/QĐ-BGTVT ngày 20/9/2000 của Bộ giao thông vận tải. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000198 cấp ngày 29/12/2000  tại Phòng kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội.

Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là doanh nghiệp hạng 1 – Hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long (Bộ GTVT). Công ty cố đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao, được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ thi công chuyên ngành tiên tiến, có kinh nghiệm thi công xây dụng các công trình, thuỷ lợi, điện, nước, công trình công nghiệp, xử lý các loại nền móng công trình, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn trong cả nước. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông.

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

Tên giao dịch quốc tế: “THANG LONG No4 CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY”

Tên gọi tắt: “THANG LONG No4 CONSTJ.STOCK CO”

Trụ sở giao dịch đặt tại: Đường Phạm Văn Đồng (Nam Thăng Long), Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.

Số điện thoại: 04-8389945

Fax               : 04-8387841

2.1.1.1.Cơ cấu vốn điều lệ:

Vốn điều lệ Công ty cổ phần: 6.810.400.000 đồng

Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:           36,2% vốn điều lệ

Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 60,9% vốn điều lệ

Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp: 2,9% vốn điều lệ

2.1.1.2.Giá trị doanh nhiệp nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá:

Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 48.528.484.853 đồng

Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 4.149.416.890 đồng

2.1.1.3..Ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp:

Tổng cổ phần theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 56.616 cổ phần, phần giá trị được ưu đãi: 1.698.480.000 đồng (phần giá trị ưu đãi được trừ vào phần vốn nhà nước theo quy định tại thông tư số: 104/TT-BTC của Bộ tài chính là: 1.243.350.000 đồng).

Tổng số cổ phần theo giá ưu đãi cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp trả dần: không cổ phần, giá trị: không đồng.

2.1.1.4..Các ngành nghề kinh doanh:

-Xây dựng công trình giao thông, phá nổ mìn trên cạn, dưới nước.

-Xây dựng công trình thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nền móng công trình.

-Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Với sự năng động của tập thể CBCNV công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam ta hiện nay.

Qui mô và phạm vi hoạt động của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long.

Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân , có quyền và nghĩa vụ theo luật định , thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Pháp luật . Hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần, luật doanh nghiệp;

Tài khoản riêng được mở tại;

  1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng long

Địa chỉ : Từ liêm- Hà Nội

Tài khoản :   7301-0007  I

Điện thoại :   (04) 8345983         Fax  :  (84-4) 8343704

  1. Phòng giao dịch cầu diễn –Ngân hàng công thương Ba Đình – Hà Nội

Địa chỉ : Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội

Tài khoản :  710A – 83017

Điện thoại    :  (04) 8371286

Fax               :  (84 –4) 88370726

Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long là đơn vị chuyên ngành xây dựng trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long (Bộ GTVT ). Hoạt động của công ty kinh doanh các ngành nghề sau :

– Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn ,dưới nước.

– Xây dựng công trình thuỷ lợi , công nghiệp , dân dụng , thi công các loại nền  móng công trình.

– Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn.

– Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị , hệ thống điện dưới 35 KVA ,hệ thống nước sinh hoạt.

– Sửa chữa thiết bị thi công.

– Sản xuất thủ công nghiệp.

Việc bảo toàn và phát triển số vốn kinh doanh của nhà nước do công ty quản lý và số cổ phần mà cán bộ công nhân viên đóng góp đồng thời làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao trang thiết bị hiện đại , đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ , đội ngũ công nhân có tay nghề , nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng lao động .

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty là : 966 người.

Trong đó :

–   Cán bộ khoa học kỹ thuật  :     160 người

+ Trình độ trung cấp :     54  người

+ Trình độ đại học     :   106 người

–   Công nhân kỹ thuật  :               806 người

Các công trình lớn công ty đã xây dựng đạt huy chương vàng chất lượng cao.

+ Xây dựng Nhà ga T1 Nội Bài – Hà Nội

+ ép cọc, nền móng nhà làm việc Công An TP Hà Nội

+ Nhà điều hành Ban Quản lý vốn – Bộ Tài chính – Hà Nội

+ Cầu +đường dẫn cụm cầu Nậm Miệng – Lào  Cai

+ Ép cọc , san nền Nhà máy điện tử  HANEL

+ Cầu + đường Nội Bài – bắc Ninh- Quốc lộ  18

+ Cầu + đường Gói thầu R5 – Hải phòng – Quốc lộ 10

+ Cầu Khe lá- đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực 33m

+ Cầu Khe Mít- đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực 33m

+ Cầu Khe Su – đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực 33m

+ Cầu Trung Hà – Việt Trì

+ Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32 Phú Thọ BT ASPHALT

+ Và một số công trình cao cấp khác ở: Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, vv ..

Trong những năm hoạt động vừa qua công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong những năm gần đây sản lượng năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân của công nhân tăng lên đồng thời góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tình hình thực hiện và kết quả thực hiện được thể hiện qua các chỉ tiêu sau :

Tổng doanh thu

Đơn vị :1000 đ

TT Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1 Giátrị công trình thực hiện      97.345.678 115.816.750  130.820.632
2 Lợi nhuận        1.826.924     2.826.530      3.543.560

Từ số liệu bảng trên ta thấy giá trị sản lượng của công ty tăng lên không ngừng qua các năm . Những con số này cho thấy công ty có sự phát triển như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể ban giám đốc , các phòng ban và của từng cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với bộ máy làm việc khoa học, hiệu quả.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Là một công ty cổ phần xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là thi công xây dựng mới : Cầu, đường giao thông, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hoá, công cộng… với quy mô lớn vừa và nhỏ trong phạm vi trên cả nước.

Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài…. nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng.

Mô hình hoạt động – hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần.

– Chủ tịch hội đồng quản trị – kiêm giám đốc công ty: Là người đứng đầu Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên chức. Chủ tịch hội đồng quản trị – giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, nhiệm vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển công ty ngày một phát triển, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.

– Giúp việc cho Chủ tịch hội đồng quản trị có Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, các Uỷ viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng chuyên trách.

+Phòng kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho Hội đồng quản trị về kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các đội thi công. Theo dõi và thực hiện kế hoạch đã giao….

+Phòng tài chính kế toán:

Tham mưu cho Giám đốc công ty về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách chi tiêu văn phòng, các khoản cấp phát, cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội. Thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn phòng và các đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình.

+Phòng kỹ thuật thi công thiết bị và vật tư

Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban chỉ huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình để làm việc với tư vấn giám sát. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình trình Tư vấn giám sát. Vạch tiến độ, điều chỉnh tiến độ mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của công trình. Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình, thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với tư vấn giám sát tổ chức việc nghiệm thu từng hạng mục công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình  và bàn giao đưa vào sử dụng.

+Phòng tổ chức cán bộ và lao động:

Quản lý và đề xuất mô hình tổ chức tho dõi phát hiện hợp lý hay không hợp lý các mô hình quản lý nhân lực, xem xét dự kiến nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng lương, nâng bậc, quản lý cán bộ công nhân viên chức, tham mưu cho giám đốc công ty giải quyết các chế độ chính sách, xây dựng quy chế….

+Phòng hành chính bảo vệ

Tham mưu cho Giám đốc công ty về mặt quản lý tài sản, văn thư, lưu trữ và các công tác khác có liên quan ….

+ Các Đội, tổ xây lắp: Tổ chức quản lý thi công công tình theo hợp đồng công ty ký kết và theo thiết kế được phê duyệt, mua bán vật tư, làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.

+Xưởng sửa chữa thiết bị cơ giới:

Quản lý và sửa chữa xe máy thiết bị, đáp ứng yêu cầu thi công các các công trình đảm bảo tiến độ thi công.

Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật với từng đội công tình, tạo điều kiện thuận lợi để công ty giao khoán tới từng đội công trình.

Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng dài mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các đội công trình như trên, mỗi đội công trình thi công một hoặc vài công trình trong mỗi đội công trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công của từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ được thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Các tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật với từng đội công trình, tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể giao khoán tới từng đội công trình.

2.1.3.Đặc điểm quy trình sản xuất:

Do đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm XDCB, nên quy trình sản xuất của công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều gia đoạn khác nhau mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau. Thường thường quy trình sản xuất của các công tình tiến hành theo các bước sau:

Bước1 : Chuẩn bị sản xuất bao gồm : Lập dự toán công trình, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công công trình và các trang thiết bị chuyên ngành để phục vụ cho việu thi công công trình

Bước 2: Khởi công xây dựng , quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn, điểm dừng kỹ thuật, mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu.

Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

2.1.4.Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ 1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

( Xem ở mặt sau )

2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán .

       Theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán trong công ty đều được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, ở các bộ phận trực thuộc như : Xí nghiệp xây lắp 1, 2,3, Các đội xây dựng 1,2,3,4,5,6,7 không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra hạch toán ban đầu, thu nhập chứng từ và chuyển về phòng kế toán tập trung.

Phòng kế toán công ty chia thành 5 bộ phận.

+ Bộ phận kế toán vật tư, tài sản cố định, thống kê sản lượng.

+ Bộ phận kế toán thanh toán , lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, kế toán vốn bằng tiền.

+ Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thủ quỹ

+ Bộ phận kế toán thuế, công nợ, cổ phần.

+ Bộ phận kế toán tổng hợp, phân tích kiểm tra số liệu.

– Kế toán trưởng: Giúp việc cho Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ sản xuất kinh doanh của công ty ..Báo cáo tình hình tài chính của công ty cho giám đốc.

– Bộ phận kế toán vật tư, tài sản cố định, thống kê sản lượng có nhiệm vụ: ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản, nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tăng giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao và phân bổ khấu hao vào quá trình SXKD của công ty, báo cáo thống kê định kỳ.

– Bộ phận kế toán thanh toán , lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, kế toán vốn bằng tiền : có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, các khoản thanh toán với người bán , tổng hợp số liệu từ các đội gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán lương , phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo chế độ quy định.

– Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thủ quỹ: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí để tính giá thành cho từng công trình và cùng với kế toán vốn bằng tiền tiến hành thu- chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu – chi tiền mặt.

– Bộ phận kế toán thuế, công nợ, cổ phần: Bộ phận này có nhiệm vụ tập hợp các loại thuế để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, thanh toán các khoản phải trả, thống kê tổng số cổ phần và báo cáo lợi tức của mỗi cổ phần trước đại hội đồng cổ đông.

– Bộ phận kế toán tổng hợp, phân tích kiểm tra số liệu: có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu ở các bộ phận , phân tích kiểm tra và báo cáo với kế toán trưởng .

Sơ đồ 2 : Mô Hình Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Hình thức tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp… kết cấu sổ, mối quan hệ, kiểm tra, đối chiếu  giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu đó lập báo cáo kế toán. Để phù hợp với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới ra ngày 1/11/1995 trên máy vi tính theo hình thức kế toán nhật ký chung và sử dụng tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán được công ty áp dụng từ 1/1  đầu năm  đến 31/12  cuối năm  và kỳ kế toán công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long làm theo một năm 4 quý.

Sơ đồ 3 : Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán NKC

Ghi chú:                          Ghi hàng ngày

                                        Ghi cuối tháng

                                        Đối chiếu kiểm tra

Trình tự ghi sổ:

(1). Hàng tháng căn cứ chứng từ gốc hợp lệ lập điều khoản kế toán rồi ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian rồi từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái.

(2) tổng hợp cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt thì cũng căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi cuối tháng từ sổ nhật ký đặc biệt ghi vào sổ cái.

(3) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết.

(4) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết.

(5) Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

(6) Kiểm tra đối chiếu số liệu số cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết.

(7) Tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán.

2.2. TÌNH HÌNH  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG.

2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long

Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường công ty phải  sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu ,công cụ dụng cụ có vai trò, tính năng lý hoá riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu công cụ dụng cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu công cụ dụng cụ một cách khoa học, hợp lý. Tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long cũng tiến hành phân loại vật  liệu công cụ dụng cụ.  Song việc phân loại vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ ở kho. Nhưng trong công tác hạch toán do sử dụng mã vật tư nên công ty không sử dụng tài khoản cấp II để phản ánh từng loại vật liệu công cụ dụng cụ mà công ty đã xây dựng mỗi thứ vật tư một mã số riêng, như quy định một lần trên bảng mã vật tư ở máy vi tính bởi các chữ cái đầu của vật liệu công cụ dụng cụ. Vì vậy tất cả các loại vật liệu sử dụng đều hạch toán tài khoản 152 “nguyên liệu vật liệu” các loại công cụ dụng cụ sử dụng đều hạch toán vào tài khoản   153 “công cụ dụng cụ”. Cụ thể ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long sử dụng mã  vật tư như sau:

* Đối với vật liệu của công ty được phân loại như sau:

+ NVL không phân loại thành nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà được coi chúng là vật liệu  chính: “Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, vôi ve, đá, gỗ… Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi  măng trắng, xi măng P300, xi măng P400, thép F 6, thép F10, thép F 20… thép tấm, gạch chỉ, gạch rỗng, gạch xi măng.

+ Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu.

+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô.

+ Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa, vỏ bao xi măng…

Công ty bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ trong hai kho theo mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ô xy hoá vật liệu – công cụ dụng cụ, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi được đưa thẳng tới công trình. Công ty xác định mức dự trữ cho sản xuất, định mức hao hụt, hợp lý trong quá trình vận chuyển  bảo quản dựa trên kế hoạch sản xuất do phòng kinh tế kế hoạch vật tư đưa ra. Để phục vụ cho yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty đã phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học nhưng công ty chưa lập sổ danh điểm và mỗi loại vật liệu công ty sử dụng bởi chữ cái đầu là tên của vật liệu. Yêu cầu đối với thủ kho ngoài những kiến thức ghi chép ban đầu, còn phải có những hiểu biết nhất định các loại nguyên vật liệu của ngành xây dựng cơ bản để kết hợp với kế toán vật liệu ghi chép chính xác việc nhập, xuất bảo quản nguyên vật liệu trong kho.

* Đối với công cụ – dụng cụ như sau:

– Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng…

– Bao bì luân chuyển:…

– Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phục vụ thi công: Đầm cóc, khoan bê tông….

2.2.2. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long.

Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, tuy nhiên cũng có một số vận dụng mẫu sổ phù hợp với thực tế và phát huy tốt các chức năng của kế toán. Cụ thể khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đến kho của công ty trình tự hạch toán được tiến hành như sau:

2.2.2.1. Thủ tục nhập kho:

  1. Trường hợp nhập vật liệu, công cụ dụng cụ từ nguồn mua ngoài:

Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại vật liệu công cụ dụng cụ về đến công ty đều phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho.

Khi vật liệu, công cụ dụng cụ được chuyển đến công ty, người đi nhận hàng (nhân viên tiếp liệu) phải mang hoá đơn của bên bán vật liệu, công cụ dụng cụ lên phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị, trong hoá đơn đã ghi rõ các chỉ tiêu: chủng loại, quy cách vật liệu, khối lượng vật liệu, đơn giá vật liệu, thành tiền, hình thức thanh toán…

Căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán, phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị xem xét tính hợp lý của hoá đơn, nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với hợp đồng đã ký, đúng chủng loại, đủ số lượng, chất lượng đảm bảo… thì đồng ý nhập kho số vật liệu đó đồng thời nhập thành 2 liên phiếu nhập kho

Người lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu phiếu nhập và vào thẻ kho rồi giao cả 2 liên cho người nhận hàng. Người nhận hàng mang hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và 2 liên phiếu nhập kho tới để nhận hàng. Thủ kho tiến hành kiểm nhận số lượng và chất lượng ghi  vào cột thu nhập rồi ký nhận cả 2 liên phiếu nhập kho, sau đó vào thể kho. Cuối ngày thủ kho phải chuyển cho kế toán vật liệu một phiếu liên nhập còn một liên phiếu phải nhập (kèm theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) chuyển cho kế toán công nợ để theo dõi thanh toán. Đồng thời kế toán vật liệu phải đối chiếu theo dõi kế toán công nợ để phát hiện những trường hợp thủ kho còn thiếu phiếu nhập kho chưa vào thẻ kho hoặc nhân viên tiếp liệu chưa mang chứng từ hoá đơn đến thanh toán nợ. Kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên theo dõi thông báo số nợ của từng người và có biện pháp thanh toán dứt điểm tránh tình trạng nợ lần dây dưa.

Thủ tục nhập kho được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 04

 

 

 

Hàng tháng nhân viên giữ kho mang chứng  từ của mình lên phòng kế toán công ty để đối chiếu số liệu giữa phiếu nhập kho và thẻ kho, đồng thời kế toán rút sổ số dư cuối tháng và ký xác nhận vào thẻ kho.

Bắt đầu từ những chứng từ gốc sau đây, kế toán vật liệu sẽ tiến hành công việc của mình

Hoá đơn (GTGT)                            Mẫu số 01/GTGT – 3LL

Liên 2: giao cho khách hàng              FD/02- B

Ngày 02/12/2002                              N0: 0538

Đơn vị bán hàng: Công ty thép Thái Nguyên

Địa chỉ: Chi nhánh  Cầu Giấy – Hà Nội        Số TK : _ _ _ _ _ _ _ _

 
0
3
5
1
0
 
6
0
2
0
5
1
1

Điện thoại: 8588553                          MS:

Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng

Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số TK: ­ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
6
0
7
2
3
5
0
2
9
0

Hình thức thanh toán: chịu                   Mã số

STT Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1

 

2

3

4

Thép F10

 

Thép F12

Thép F16

Thép F18

kg

 

kg

kg

kg

3500

 

8000

4000

5000

5.120

 

5.145

5.120

5.135

17.920.000

 

41.160.000

20.480.000

25.675.000

Cộng 105.235.000
Thuế VAT: 10% tiền thuế VAT 10.523.500
Tổng cộng tiền thanh toán 115.758.500
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười năm triệu bảy trăm năm mươi tám triệu năm mươi tám nghìn năm trăm đồng

Người mua hàng                      Kế toán trưởng                      Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)                     (Ký, ghi rõ họ tên)                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Khi hàng về tới kho , nhân viên kế toán tiến hành lập biên bản kiểm tra

Mẫu 02.

Công ty cổ phần                  Biên Bản Kiểm Nghiệm Vật Tư

xây dựng số 4 Thăng long                Ngày 02  Tháng 12 năm 2002

Căn cứ vào hoá đơn số 538 ngày 02 tháng 12 năm 2002 của Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long giao theo hợp đồng số  230/HĐKT ngày 01  tháng  12  năm 2002

Ban kiểm nghiệm gồm:

Ông : Hoàng Văn Thái : Đại diện phòng công tiêu – Trưởng ban

Ông : Trần Văn Hà  : Đại diện phòng kỹ thuật – Uỷ viên

Bà : Nguyễn Thị Chuyên : Đại diện thủ kho  – Uỷ viên

Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau đây:

TT Tên nhãn hiệu vật liệu Đơn vị tính

 

(kg)

Số Lượng Không đúng quy cách phẩm chất
Theo chứng từ Đúng quy cách phẩm chất
1 Thép F10 kg 3500 3500 0
2 Thép F12 kg 8000 8000 0
3 Thép F16 kg 4000 4000 0
4 Thép F18 kg 5000 5000 0

Kết luận của ban kiểm nghiệm.

Uỷ viên                                        Uỷ viên                            Trưởng ban

Căn cứ  vào hoá đơn số 538 và biên bản kiểm nghiệm vật tư số hàng thực tế đã về, phòng kỹ thuật vật tư viết phiếu nhập kho ngày 02/12/2002 – Số 538. Thủ kho xác định số lượng và đơn giá tiến hành nhập kho.

Mẫu số 03

Đơn vị: Công ty cổ phần số 4 Thăng long              Phiếu nhập kho

Địa chỉ : Xuân đỉnh – Từ liêm- Hà Nội                                         Số : 165

Ngày 02/12/2002

Tên người giao hàng: Nguyễn Văn Hùng                               Nợ TK 152:

Theo hoá đơn  số 538 ngày 02/12/2002 của                            Có TK 331 :

Công ty thép Thái Nguyên  – Chi nhánh – Cầu Giấy  – Hà Nội.

STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
1 Thép F10 kg 3500 3500 5.120 17.920.000
2 Thép F12 kg 8000 8000 5.145 41.160.000
3 Thép F16 kg 4000 4000 5.120 20.480.000
4 Thép F18 kg 5000 5000 5.135 25.675.000
  Cộng         105.235.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Một trăm ninh năm triệu, hai trăm ba mươi năm nghìn đồng chẵn.                                                                    Ngày 02 tháng 12 năm 2002

Phụ trách cung tiêu                     Người giao hàng                          Thủ kho

Mẫu số 04                 Hoá đơn (GTGT)              MS 01/GTGT – 3LL

Liên 2: giao cho khách hàng              EC/02 – F

Ngày 03/12/2002                              N0: 00140

Đơn vị bán hàng: Công ty vật tư số 27

Địa chỉ: Cầu Giấy – Hà Nội               Số TK : _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
 
 
0
6
3
5
0
0
1
2
0
5
1
1

Điện thoại: 8388353                          MS:

Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng

Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số TK: ­ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
 
6
0
7
2
3
5
0
1
9
0

Hình thức thanh toán: chịu                   Mã số

STT Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xi măng Hoàng Thạch kg 30.000 850 25.500.000
Cộng 25.500.000
Thuế VAT: 10% tiền thuế VAT   2.550.000
Tổng cộng tiền thanh toán 28.050.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai tám triệu không trăm năm mươi  nghìn đồng chẵn

Người mua hàng                      Kế toán trưởng                    Thủ trưởng đơn vị

– Căn cứ vào hoá đơn số 140 và biên bản kiểm nghiệm vật tư số hàng thực tế đã về, phòng vật tư viết phiếu nhập kho.

Đơn vị: Công ty cổ phần                        Mẫu 05

Xây dựng số 4 Thăng long                     Phiếu nhập kho                Số 166

Ngày 03/12/2002          Nợ TK 152:

Tên người giao hàng:  Nguyễn Văn Hùng                              Có TK 331:

Nhập vào kho:  Số 1 tại Công ty

STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Xin nhập Thực nhập
1 Xi măng Hoàng Thạch kg 30.000 30.000 850 25.500.000
  Cộng         25.500.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai mươi năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn.

Ngày 03 tháng 12 năm 2002

Phụ trách cung tiêu                              Người giao hàng                     Thủ kho

Trường hợp theo hoá đơn số 140 ngày 03/12/2002 của Công ty vật tư  số 27 Cầu Giấy – Hà Nội như trên thì chi phí vận chuyển xi măng được tính vào giá hoá đơn. Còn trường hợp ngày 04/12/2002 theo hoá đơn số 142 công ty mua xi măng Hoàng Thạch tại Công ty vật tư – 38 – Đường Hoàng Quốc Việt nhưng do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện.

Mẫu 06                         Hoá đơn (GTGT)        MS 01/GTGT – 3LL

Liên 2: giao cho khách hàng              EC/02- T

Ngày 04/12/2002                              N0: 00142

Đơn vị bán hàng: Công ty vật tư

Địa chỉ: 38 – Hoàng Quốc Việt – Hà Nội                                            Số TK : _ _ _ _ _ _ _ _ Điện thoại: 7562.346                                                      MS:

Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng

Đơn vị: Công ty  cổ phần xây dựng

số 4 thăng long                                 Số TK: ­ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
 
6
0
7
2
3
5
0
1
9
0

Hình thức thanh toán: Tiền mặt            Mã số

STT Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1

 

2

Xi măng Hoàng Thạch

 

vận chuyển

kg

 

kg

20.000

 

20.000

         810

 

30

16.200.000

 

600.000

Cộng 16.800.000
Thuế VAT: 10% tiền thuế VAT   1.680.000
Tổng cộng tiền thanh toán 18.480.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng chẵn

Người mua hàng                      Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

Mẫu số 07

Đơn vị: Công ty cổ phần

xây dựng số 4 Thăng long                  Phiếu nhập kho                 Số 167

Ngày 04/12/2002            Nợ TK 152

Tên người giao hàng: Nguyễn Văn Hùng                            Có TK  111

Nhập vào kho: Số 1 tại  Công ty

STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
1 Xi măng Hoàng Thạch kg 20.000 20.000 840 16.800.000
  Cộng         16.800.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Mười sáu triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.

Ngày 04 tháng 12 năm 2002

Phụ trách cung tiêu                Người giao hàng                                  Thủ kho

Đối với công cụ dụng: Do công cụ dụng cụ trong mỗi công trình xây dựng cơ bản có số lượng ít hơn so với vật liệu. Vì thế cả khâu vận chuyển và bảo quản công cụ dụng cụ đơn giản hơn vật liệu. Căn cứ vào yêu cầu công cụ dụng cụ nhân viên tiếp liệu thu mua  mang hoá đơn về như sau:

Mẫu 08

Hoá đơn (GTGT)                        MS 01/GTGT – 3LL

Liên 2: giao cho khách hàng                            L/02

Ngày 04/12/2002                                 N0: 00360

Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Hoà phát

Địa chỉ: 72 – Đê La Thành                                   Số TK : _ _ _ _ _ _ _ _

Điện thoại: 9.521.786                                                     MS:

Họ và tên người mua hàng: Lê Văn Sơn

Đơn vị: Công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long

Địa chỉ: Nam Thăng long- Từ Liêm – Hà Nội      Số TK: ­ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
 
6
0
7
2
3
5
0
1
9
0

Hình thức thanh toán: Tiền mặt              MS

STT Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1

 

2

Đầm cóc (hon đa)

 

Khoan bê tông

Chiếc

 

Chiếc

1

 

3

26.000.000

 

2.000.000

26.000.000

 

6.000.000

Cộng 32.000.000
Thuế VAT: 10% tiền thuế VAT    3.200.000
Tổng cộng tiền thanh toán  35.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi năm  triệu hai trăm nghìn đồng chẵn

Người mua hàng                      Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

Mẫu Số 09                               Phiếu nhập kho                    Số 168

Ngày 04/12/2002

Tên người nhập:  Lê Văn Sơn                        Nợ TK 153

Theo hoá đơn số 360 ngày 04/12/2002          Có TK 111

STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Xin nhập Thực nhập
1 Máy Đầm cóc chiếc 1 1 26.000.000 26.000.000
2 Khoan bê tông chiếc 3 3 2.000.000 6.000.000
  Cộng         32.000.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ba mươi hai triệu đồng chẵn.

Ngày 04 tháng 12 năm 2002

Phụ trách cung tiêu                  Người giao hàng                               Thủ kho

 

Mẫu Số10                      Hoá đơn (GTGT)                              MS 01/GTGT – 3LL

Liên 2: giao cho khách hàng                       I/  – F

Ngày 05/12/2002                                     N0: 622

Đơn vị bán hàng: Cửa hàng ki ốt số I

Địa chỉ: Hoàng quốc việt- Cầu Giấy                             Số TK : _ _ _ _ _ _ _  Điện thoại: 8.625.379                                                    MS:

Họ và tên người mua hàng: Lê Văn Sơn

Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Số TK: ­ _ _ _ _ _ _ _ _ _

 
 
 
 
6
0
7
2
3
5
0
1
9
0

Hình thức thanh toán: Tiền mặt             MS

STT Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1

 

2

3

Máy bơm

 

Gầu, phễu đổ bê tông

Cuốc

Chiếc

 

Chiếc

Chiếc

4

 

5

20

350.000

 

250.000

6.000

1.400.000

 

1.250.000

120.000

   4        Xẻng                                   Chiếc              20                12.000       240.000
     Cộng     3.010.000
Thuế VAT: 5% tiền thuế VAT        150.500
Tổng số tiền thanh toán                                                                                     3.160.500
Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu một trăm sáu  mươi nghìn năm trăm đồng .

Người mua hàng                      Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

Đơn vị: Công ty cổ phần                  Mẫu số 11

xây dựng số 4 thăng long    Phiếu nhập kho                 Số 169

Ngày 05/12/2002

Tên người giao hàng: Lê Văn Sơn

Theo hoá đơn số 622 ngày 05/12/2002

STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
1

 

2

3

Máy bơm

 

Gỗu, phễu đổ bê tông

Cuốc

Chiếc

 

Chiếc

Chiếc

4

 

5

20

4

 

5

20

350.000

 

250.000

6.000

1.400.000

 

1.250.000

120.000

4 Xẻng Chiếc 20 20 12.000 240.000
  Cộng         3.010.000

Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ba  triệu không trăm  mười nghìn đồng chẵn.

Ngày 05 tháng 12 năm 2002

Phụ trách cung tiêu                      Người giao hàng                              Thủ kho

  1. Nhập do di chuyển nội bộ.

Căn cứ vào yêu cầu di chuyển kho của giám đốc, phòng kinh tế , kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị lập phiếu di chuyển nội bộ gồm 2 liên. Người di chuyển mang 2 liên đến thủ kho xuất hàng, ghi thẻ kho sau đó xuất hàng theo số thực xuất và ký nhận  song giữ lại một liên để giao cho kế toán vật liệu, một liên đưa cho người di chuyển mang đến kho nhập, thủ tục nhập hàng và ký nhận ở phần thực nhập rồi vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho nhập giao lại cho kế toán vật liệu kiểm tra và hạch toán tăng kho nhập, giảm kho xuất.

  1. Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến.

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế theo số lượng và giá cả phòng kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thị lập phiếu nhập kho. Khi lập phiếu nhập kho phải thực hiện cùng kho cùng nhóm, cùng nguồn nhập, phải kiểm nghiệm trước khi nhập và lập biên bản kiểm nghiệm mới được nhập kho. Cuối ngày kế toán vật liệu phải đối chiếu kế toán công nợ và đưa phiếu nhập kho cho kế toán công nợ làm báo cáo kế  toán.

2.2.2.2. Thủ tục xuất kho.

Vật liệu chủ yếu được xuất kho cho các đội xây dựng và xí nghiệp xây lắp trực thuộc công ty thi công các công trình.

– Xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu tính toán theo định mức sử dụng của cán bộ kỹ thuật, phòng kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật vật tư lập phiếu xuất kho gồm 2 liên. Người lĩnh vật tư mang 2 liên phiếu vật tư đến kho để xin lĩnh vật tư. Thu kho căn cứ vào quyết định của đội trưởng và theo tiến độ thi công để xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Thủ kho giữ lại một liên để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư để hạch toán, một liên gửi cán bộ kỹ thuật phụ trách công trường để kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu, công cụ dụng cụ đưa từ kho đến nơi sử dụng.

Đơn vị : Công ty cổ phần                      Mẫu Số 12

số 4 Thăng long                         Phiếu xuất kho                     Số 136

Ngày 06/12/2002

Họ tên người nhận hàng: Hoàng  văn Bình                     Nợ TK:………

Địa chỉ: Xí nghiệp xây lắp số 1                                       Có TK:………..

Lý do xuất kho: thi công công trình “Nhà làm việc Bộ Tài Chính”

Xuất kho tại:  Số 1 ở Công ty

          STT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
1 Quần áo bảo hộ LĐ Bộ 40 40 43.000 1.720.000
2 Giầy ba ta Đôi 40 40 14.500 580.000
3 Mũ nhựa Chiếc 40 40 16.000 640.000
4 Máy bơm Chiếc 4 4 350.000 1.400.000
5 Cuốc Chiếc 20 20 6.000 120.000
6 Xẻng Chiếc 20 20 12.000 240.000
  Cộng         4.700.000
  TVAT 5%          

Cộng tiền (Bốn triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn)

Xuất ,ngày 06 tháng 12 năm 2002

Phụ trách bộ phận sử dụng       Phụ trách cung tiêu           Người nhận    Thủ kho

Căn cứ vào dự toán vật liệu cho từng công trình, phòng kỹ thuật vật tư lập phiếu xuất kho như sau:

Mẫu Số 13

Đơn vị: Công ty cổ phần                   Phiếu xuất kho                       Số 137

xây dựng số 4 Thăng long       Ngày 06/12/2002

Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Việt Trung

Địa chỉ                           : Xí nghiệp xây lắp số 1

Lý do xuất kho              : Thi công công trình ” Nhà Bộ tài chính”

Xuất tại kho                            : Công ty

Số TT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
1 Xi măng Hoàng Thạch kg 40.000 30.000 850 25.500.000
2 Xi măng Hoàng Thạch kg   10.000 840 8.400.000
  Cộng         33.900.000

Tiền thuế VAT 10%

2.2.3. Trình tự nhập – xuất kho nguyênvật liệu.

Công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long do một thủ kho và một kế toán viên đảm nhận. Phần hành kế toán nhập kho xuất kho vật liệu đều được xử lý trên máy vi tính. Vì vậy các công đoạn lập sổ, ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết đều do máy thực hiện. Thủ kho và nhân viên kế toán vật liệu chỉ phải làm thủ tục ban đầu và tập hợp liệt kê các chứng từ gốc liên quan đến nhập – xuất vật liệu, tạo cơ sở dữ liệu để đưa vào máy.

2.2.3.1. Trình tự nhập kho nguyên vật liệu.

Ở Công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long, việc mua vật tư thường do phòng kế hoạch đảm nhận, mua theo kế hoạch cung cấp vật tư hoặc theo yêu cầu sản xuất thi công. Khi vật liệu được mua về, người  đi mua sẽ mang hoá đơn mua hàng như: hoá đơn bán hàng, hoá đơn (GTGT) của đơn vị bán, hoá đơn cước phí vận chuyển… lên phòng kế toán. Trước khi nhập kho, vật tư mua về sẽ được thủ kho và kế toán vật liệu kiểm tra số lượng, chất lượng quy cách đối chiếu với hoá đơn nếu đúng mới cho nhập kho và kế toán vật liệu sẽ viết phiếu nhập kho. Trường hợp vật liệu mua về có khối lượng lớn, giá trị cao thì công ty sẽ có ban kiểm nghiệm vật tư  lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Sau khi đã có ý kiến của ban kiểm nghiệm vật tư về số hàng mua về đúng quy cách, mẫu mã, chất lượng theo hoá đơn thì thủ kho mới tiến hành cho nhập kho.

2.2.3.2. Trình tự xuất kho.

Ở công ty  cổ phần xây dựng số 4 Thăng long, vật liệu xuất kho chủ yếu là dùng cho thi công các công trình. Nguyên vật liệu của công ty gồm nhiều chủng loại, việc xuất dùng diễn ra thường xuyên trong ngành cho từng bộ phận sử dụng là các đội công  trình. Việc xuất vật liệu được căn cứ vào nhu cầu thi công và định mức tiêu hao NVL trên cơ sở các đơn đặt hàng đang được ký kết. Sau khi có lệnh sản xuất của giám đốc, phòng kế hoạch tổ chức thực hiện tiến độ sản xuất, theo dõi  sát sao tiến độ thi công các công trình và tiến độ thực hiện các hợp đồng.

Sau khi đối chiếu khối lượng nguyên vật liệu trên phiếu xuất kho tại cột số lượng yêu cầu đối với khối lượng nguyên vật liệu thực tế có trong kho, thủ kho sẽ ghi vào phiếu xuất kho ở cột số lượng thực xuất và ký xác nhận. Sau đó thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu.

2.2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long.

Một trong những yêu cầu của công tác quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất tồn kho cho từng nhóm, từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị. Bằng việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ là việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.

Để tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ nói chung và kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng, thì trước hết phải bằng phương pháp  chứng từ kế toán để phản ánh tất cả  các nghiệp vụ có liên quan đến nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Chứng từ kế toán là cơ sở  pháp lý để ghi sổ kế toán. Tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ là:

– Phiếu nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ.

– Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ.

– Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.

– Số (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.

– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, công cụ dụng cụ.

Trình tự luân chuyển chứng từ theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 05.

Giải thích:              Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Kế toán chi tiết ở công ty sử dụng phương pháp thẻ song song và có một số điều chỉnh cho phù hợp với chương trình quản lý vật tư trên máy vi tính. Nội dung, tiến hành hạch toán chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ được tiến hành như sau:

– Ở kho; Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho. Theo chỉ tiêu khối lượng mỗi thứ vật liệu, công cụ dụng cụ  được theo dõi trên một thẻ kho để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu.

Cuối tháng thủ kho căn cứ vào hai chứng từ số 140 ngày 03/12/2002 và chứng từ số 142 ngày 04/12/2002 và các chứng từ nhập, xuất khác. Thủ kho tiến hành lập thẻ kho phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn. Sau đây là thẻ kho vật liệu: xi măng Hoàng Thạch.

Đơn vị: Công ty cổ phần            Mẫu Số 14

xây dựng số 4 Thăng long                                                    MS  06: VT

Thẻ kho

Ngày lập 29/12/2002

Tờ số 1

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: xi măng Hoàng Thạch

Đơn vị tính: kg

Số TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký nhận của KT
Số hiệu NT Nhập Xuất Tồn
1 140 03/12 Hùng nhập vật tư 03/10 30.000   30.000  
2 142 04/12 Hùng nhập vật tư 04/12 20.000   50.000  
3 137 06/12 Xuất VT phục vụ thi công Nhà Bộ Tài Chính 06/12   40.000 10.000  
4 154 10/12 Hùng nhập vật tư 10/12 30.000   40.000  
5 241 12/12 Xuất VT phục vụ thi công  Nhà làm việc Bộ Tài Chính 12/12   20.000 20.000  
6 242 15/12 Xuất VT phục vụ thi công  Nhà Bộ Tài Chính Hà Nội 15/12   6.000 14.000  
7 152 18/12 Xuất VT phục vụ thi công  Nhà Bộ Tài Chính Hà Nội 18/12   10.000 4.000  
      Cộng   80.000 76.000 4.000  
                 

Đối với CCDC: Trong tháng 12 mở thẻ kho công cụ dụng cụ: xẻng. Căn cứ chứng từ số 622 ngày 05/12/2002 trên phiếu nhập kho số 136. Nhân viên tiếp liệu Lê văn Sơn nhập: 20 chiếc xẻng. Căn cứ vào chứng từ 137 ngày 20/12/2002là phiếu xuất kho số 137. Xuất 10 chiếc xẻng phục vụ cho thi công công trình Hà Nội. Cuối tháng 12/2002 thủ kho lập thẻ kho tháng 12 cho công cụ dụng cụ xẻng.

Mẫu Số 15

Đơn vị: Công ty cổ phần

xây dựng số 4 Thăng long                                            Mẫu số 06: VT

Thẻ kho

Ngày lập 29/12/2002

Tờ số 2

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: xẻng

Đơn vị tính: chiếc

Số TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký nhận của KT
Số liệu   Nhập Xuất Tồn
1 622 04/12 Sơn  nhập CCDC 04/12 20   20  
2 163 06/12 Xuất CCDC thi công công trình Nhà làm việc Bộ Tài Chính 06/12   20    
3 186 15/12 Sơn nhập CCDC vào kho công ty 15/12 15   15  
4 187 27/12 Xuất CCDC thi công công trình nhà Bộ tài chính 27/12   15    
      Cộng   35 35 0  

Ở phòng kế toán: đối với kho công trình định kỳ vào cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra chứng từ gốc với thẻ và ký xác nhận vào thẻ kho. Đồng thời hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ để ghi vào “sổ chi tiết vật tư hàng hoá” từng tháng từng loại công vật liệu, công cụ dụng cụ và thẻ chi tiết được lập riêng cho từng kho.

 

Mẫu số 16

Sổ chi tiết nhập vật liệu

Công trình: Tại Kho số 1  – Công ty

Tháng 12 năm 2002                                       Đơn vị : đồng

Chứng từ Diễn giải ĐVT SL ĐG TT Người bán Gc
Số Ngày
A B C D 1 2 3 4 5
538 02/12 Nhập thép

 

Thép F10

Thép F12

Thép F16

Thép F18

 

 

kg

kg

kg

kg

3.500

 

8.000

4.000

5.000

5.120

 

5.145

5.120

5.135

 

 

17.920.000

41.160.000

20.480.000

25.675.000

Công ty thép Thái Nguyên chi nhánh Hà Nội  
140 03/12 Nhập Xi Măng kg 30.000  850 25.500.000 Công ty VT 27 cầu Giấy  
142 04/12 Nhập Xi Măng kg 20.000 840 16.800.000 Công ty VT 38-Đ Hoàng Quốc Việt  
  …..       …….    
145 10/12 Nhập Xi Măng kg 30.000 830 24.900.000 Công ty VT 38 Hoàng Quốc Việt  
……   …….       …….    

 

 

 

 

 

Mẫu Số 10

Sổ Chi Tiết Xuất kho Vật Liệu

Công trình : Nhà Làm việc Bộ Tài Chính

Tháng 12 năm 2002                                  Đơn vị : đồng

Chứng từ Diễn giải ĐVT SL ĐG TT GC
Số Ngày
A B C D 1 2 2 4
137 06/12 Xuất Xi Măng Hoàng Thạch kg 30.000 850. 25.500.000  
137 06/12 Xuất Xi Măng Hoàng Thạch kg 10.000 840 8.400.000  
…..   …………..       ………..  
241 12/12 Xuất Xi Măng Hoàng Thạch kg 10.000 840 8.400.000  
241 12/12 Xuất Xi Măng Hoàng Thạch kg 10.000 830 8.300.000  
  ……… ……….   ………..   …………..  

 

2.2.5. Đánh giá vật liệu

Đánh giá vật liệu- công cụ dụng cụ là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định về nguyên tắc kế toán nhập xuất tổng hợp, nhập xuất tồn kho vật liệu – công cụ dụng cụ công ty phản ánh trên giá thực tế. Nguồn vật liệu của ngành xây dựng cơ bản nói chung và của công ty cổ phần  tư vấn và xây dựng Hưng Vượng nói riêng là rất lớn, công ty chưa đảm nhiệm được việc chế biến và sản xuất ra nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ mà nguồn vật liệu chủ yếu do mua ngoài, một số vật liệu, công cụ được xí nghiệp xây lắp số 1 sản xuất như: bê tông, cửa đi, cửa sổ, và các loại cấu kiện, vật liệu nhằm hoàn thiện việc thi công xây dựng.

 

2.2.5.1. Đối với nguyên vật liệu: Giá thực tế vật liệu nhập do mua ngoài

* Trường hợp bên bán vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua ghi trên hoá đơn.

Ví dụ: trên phiếu nhập kho số 165 ngày 02/12/2002 Nguyễn Văn Hùng nhập vào kho vật liệu của công ty theo hoá đơn số 538 ngày 02/12/2002 của Công ty Thép Thái Nguyên chi nhánh Cầu Giấy – Hà Nội . Giá thực tế nhập 105.235.000 đồng (giá ghi trên hoá đơn).

* Trường hợp vật tư do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua trên hoá đơn cộng với chi phí vận chuyển.

Ví dụ: Trên phiếu nhập kho số 147 ngày 04/12/2002, đồng chí Hùng nhập vào kho công ty 20.000 kg xi măng Hoàng Thạch theo hoá đơn số 142 ngày 04/12/2002 của Công ty Vật tư – 38  Đường Hoàng Quốc Việt. Giá thực tế nhập kho của xi măng Hoàng Thạch là 16.800.000.( Trong đó ghi trên hoá đơn là 16.200.000 và chi phí vận chuyển là 600.000đ).

+ Giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công: Giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công được tính theo phương pháp nhập trước – xuất trước.

Ví dụ: Theo đơn giá xuất vật tư xi măng Hoàng Thạch ở chứng từ xuất kho số 137 ngày 06/12/2002. Xuất cho Nguyễn Việt Trung thi công xây dựng công trình nhà làm việc Bộ tài chính- Hà Nội, yêu cầu số lượng xuất là 40.000kg. Theo chứng từ 142 ngày 03/12/2002 xi măng Hoàng Thạch được nhập theo giá 840đ/kg. Vậy thực tế xuất kho xi măng Hoàng Thạch được tính như sau:

30.000kg x 850đ= 25.500.000( 30.000 kg nhập ngày 03/12/2002)

10.000kg x 840đ= 8.400.000

33.900.000 (xem nhật ký chung)

– Đối với việc nhập xuất vật liệu, công cụ ở các đơn vị trực thuộc thì giá thực tế của vật liệu nhập, xuất kho được tính theo giá thực tế.

2.2.5.2. Đối với công cụ, dụng cụ: Việc đánh giá công cụ, dụng cụ tương tự đối với vật liệu được tiến hành bình thường.

Công cụ dụng cụ xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thi công và một số nhu cầu khác. Căn cứ vào chứng từ xuất kho công cụ, dụng cụ. Kế toán tập hợp phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi tính ra giá thực tế xuất dùng. Do công cụ, dụng cụ có tính chất cũng như giá trị, thời gian sử dụng và hiệu quả của công tác mà việc tính toán phân bổ giá trị thực công cụ, dụng cụ xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể một hoặc nhiều lần.

Có những loại công cụ, dụng cụ phân bổ hai lần nên khi xuất dùng tiến hành phân bổ ngay 50% giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó và khi báo hỏng sẽ tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại của công cụ dụng cụ.

Công cụ dụng cụ được tính như sau:

– Quần áo bảo hộ lao động        : 40 bộ x 43.000đ = 1.720.000đ

– Giầy ba ta                      : 40 đôi x 14.500đ =   580.000đ

– Mũ nhựa                        : 40 cái x 16.000đ =   640.000đ

Tổng hợp công cụ dụng cụ do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua ghi trên hoá đơn + chi phí vận chuyển.

Trên phiếu nhập kho số 168 ngày 04/12/2002 người giao hàng Lê Văn Sơn  nhập cho công ty (theo hợp đồng) 1 máy đầm với giá ghi trên hoá đơn số 360 là: 26.000.000đ. Vậy giá thực tế của công cụ dụng cụ được tính như sau:

1 x 26.000.000 = 26.000.000đ

+ Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng cho thi công

Ví dụ: Đơn giá xuất của công cụ dụng cụ xẻng (xúc đất, trộn vữa) theo chứng từ phiếu xuất kho số 136 ngày 06/12/2002 là 240.000đồng. Vậy giá thực tế xuất dùng công cụ dụng cụ được tính: 20 x 12.000 = 240.000đ

– Đối với việc nhập kho công cụ tại đội công trình xây dựng và xí nghiệp xây lắp số 1 trực thuộc công ty thì giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh.

2.2.6. Tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng  số 4 Thăng long.

Hiện nay công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính kết hợp với Thông tư số 100/1998/TT-BTC về hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Để phù hợp với quá trình hạch toán ở công ty, công tác kế toán vật liệu sử dụng những tài khoản tổng hợp sau: TK152, TK133, TK 331, TK111, TK112, TK621, TK 623, TK 627, TK 642. Ngoài ra công ty còn mở thêm các TK cấp 2 để phản ánh chi tiết cho từng đối tượng cụ thể như TK1521 “NVL chính”, TK 1522 “NVL phụ”, TK 3331…

2.2.7. Kế toán tổng hợp nhập- xuất vật liệu, công cụ dụng cụ:

Thước đo tiền tệ là thước đo chủ yếu kế toán sử dụng và nói tới hạch toán là nói tới số liệu có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của công ty theo chỉ tiêu giá trị. Kế toán chi tiết vật liệu – công cụ dụng cụ chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu này mà chỉ bằng kế toán tổng hợp có thể ghi chép, phản ánh các đối tượng kế toán theo chỉ tiêu giá trị trên các tài khoản sổ kế toán tổng hợp mới đáp ứng được yêu cầu đó.

Vậy kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở các dạng tổng quát. Do đặc điểm vật liệu- công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long rất đa dạng và phong phú, công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nhập xuất vật liệu- công cụ dụng cụ.

Công ty sử dụng tài khoản 152 và tài khoản 153 để phản ánh quá trình nhập xuất vật liệu- công cụ dụng cụ và tài khoản 331, tài khoản 141, tài khoản 111, tài khoản 112, tài khoản 311, tài khoản 621, tài khoản  623, tài khoản 642, tài khoản 627.

 

2.2.7.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong nền kinh tế thị trường việc mua vật liệu- công cụ dụng cụ được diễn ra thường xuyên nhanh gọn trên cơ sở “thuận mua vừa bán”. Thông thường đối với một số đơn vị bán vật liệu- công cụ dụng cụ cho công ty thương xuyên. Mỗi khi công ty có nhu cầu mua vật liệu- công cụ dụng cụ căn cứ vào giấy đề nghị mua vật liệu- công cụ dụng cụ thì đơn vị bán sẽ cung cấp vật liệu- công cụ dụng cụ theo yêu cầu của công ty. Đối với công trình lớn, tiến độ thi công dài đòi hỏi nhiều đơn vị  mua nợ của và chịu trách nhiệm thanh toán với người bán sau một thời gian. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn.

  1. Đối với NVL- CCDC về nhập kho công ty từ nguồn mua ngoài.

Mỗi khi công ty có nhu cầu mua vật tư, đơn vị bán sẽ gửi phiếu báo giá đến trước. Căn cứ vào phiếu báo giá này công ty chuẩn bị tiền để có thể chuyển trả trước- tuỳ thuộc vào khả năng công ty. Nếu trả sau hoặc đồng thời  thì căn cứ vào hoá đơn do đơn vị bán cùng lúc hàng về nhập kho công ty. Như vậylà không có trường hợp hàng về mà hoá đơn chưa về hoặc ngược lại. Kế toán ghi sổ một trường hợp duy nhất là hàng và hoá đơn cùng về. Do đó công tác ghi sổ kế toán có đơn giản hơn.

Để theo dõi quan hệ thanh toán với những người bán, công ty sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán- từ khoản 331 “phải trả cho người bán”. Đây là sổ dùng để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ nhập vật liệu công cụ dụng cụ và quá trình thanh toán với từng người bán của công ty.

Căn cứ vào các chứng từ gốc nhập vật liệu- công cụ dụng cụ ở phần kế toán chi tiết và các chứng từ gốc trong tháng 12 năm 2002, kế toán tiến hành định khoản một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình nhập kho vật liệu và quá trình thanh toán với người bán.

– Trường hợp công ty nhập kho vật liệu nhưng chưa thanh toán với người bán.

Ngày 02/12/2002 công ty nhập kho vật liệu chính (Thép) của Công ty Thép Thái Nguyên –Chi nhánh – Cầu Giấy – Hà Nội theo phiếu nhập kho số 165 ngày 02/12/2002 trị giá 105.235.000 đồng kèm theo hoá đơn 538 ngày 02/12/2002 số tiền 115.758.500 đồng (thuế VAT 10%).

Căn cứ  2 hoá đơn trên kế toán ghi vào nhật ký chung theo định khoản và sổ cái TK152

Nợ TK152: 105.235.000 đ

Nợ TK133:  10.523.500 đ

Có TK 331: 115.758.500 đ

Trường hợp ngày 03/12/2002 hàng Xi Măng về kèm theo hoá đơn số 140 ngày 03/12/2002 số tiền vật liệu nhập về là 25.500.000đ. Căn cứ vào chứng từ này kế toán ghi nhật ký chúng theo định khoản và ở sổ cái TK152 (gồm VAT 10%)

Nợ TK 152: 25.500.000 đ

Nợ TK 1331: 2.550.000 đ

Có TK331: 28.050.000 đ

Ngày 17/12/2002 công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng đầu tư và phát triển Cầu Giấy – Hà Nội ngày 17/12/2002 báo đã chuyển séc trả tiền ngân hàng cho Công ty Thép Thái Nguyên – Chi nhánh Cầu Giấy – Hà Nội, số tiền ghi nhậtký chung theo định khoản:

Nợ TK331    :115.758.500 đ

Có TK 112         :   115.758.500 đ

– Trường hợp công ty mua vật liệu đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giá mua vật liệu cho đơn vị bán theo hoá đơn ngày 03/12/2002, số 361 nhập xăng, dầu cho công ty, công ty đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, số tiền ghi trên hoá đơn số 361 ngày 03/12/2002là 5.000.000đ. Căn cứ hoá đơn trên kế toán ghi sổ nhật ký chung theo định khoản và sổ cái TK152 (gồm VAT).

Nợ TK152:  5.000.000 đ

Nợ TK 1331:  500.000 đ

Có TK 111: 5.500.000 đ

– Trường hợp nhập kho vật liệu ngày 14/12/2002, theo hoá đơn số 452, công ty trả bằng tiền vay ngắn hạn 53.680.000 đ. Căn cứ vào hoá đơn số 45 kế toán ghi nhật ký chung theo định khoản: (Nhật ký chung và ở sổ TK152)

Nợ TK152:  48.800.000 đ

Nợ TK 133:   4.880.000 đ

Có TK 311: 53.680.000 đ

– Trường hợp kế toán tạm ứng tiền cho nhân viên tiếp liệu để mua vật liệu- công cụ dụng cụ không được hạch toán vào tài khoản 141 mà kế toán vẫn viết phiếu chi tiền mặt nhưng cho đến khi nào nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ của nhân viên tiếp  liệu mua về sẽ hạch toán như trường hợp công ty mua vật liệu, công cụ dụng cụ thanh toán trực tiếp.

Trong tháng căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán gửi đến và phiếu nhập kho. Kế toán tiến hành phân loại và sắp xếp theo từng người bán sau đó kế toán ghi vào các cột phù hợp trên sổ chi tiết- TK331 theo các định khoản trên.

Cuối tháng kế toán tiền hành cộng sổ chi tiết tài khoản 331 theo từng người bán, số liệu ở sổ chi tiết TK331 là cơ sở để ghi vào sổ nhật ký chung tháng 12/2002.

Số dư cuối tháng (ở sổ chi tiết) bằng số dư đầu tháng cộng với số phải thanh toán trừ đi số đã thanh toán.

Mẫu số 18

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Tháng 12/2002

Tài khoản: 331 “Phải trả cho người bán”

Đối tượng: Công ty thép –thái nguyên chi nhánh Hà Nội

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số PS Số dư
Số hiệu Ngày tháng Nợ
    Dư đầu kỳ       25.520.000
538 02/12/02 Nhập vật liệu cho công ty 152,133   115.758.500 141.278.500
203 10/12/02 Nhập lưới thép cho công ty 152,133   13.440.000 154.718.500
206 16/12/02 Nhập thép F10 F12 F16       F18 152,133   57.200.000 211.918.500
NHB 17/12/02 Thanh toán tiền vật tư 112 115.758.500   96.160.000
210 18/12/02 Nhập thép ống F90 152,133   48.950.000 145.110.000
300 18/12/02 Thanh toán tiền vật tư 111 13.440.000   131.670.000
301 18/12/02 Thanh toán tiền vật tư 112 25.000.000   106.670.000
  ……….. ……………   …………… ……….. …………
    Cộng   805.500.000 835.258.560  
    Tồn cuối kỳ       55.278.560

Người lập                         Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

 

Mẫu số 19

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Tháng 12/2002

Tài khoản: 331 “Phải trả cho người bán

Đối tượng: Chị Minh- Công ty Vật Tư số 27 Cầu Giấy- Hà Nội

Loại vật tư: xi măng

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số PS Số dư
Số hiệu Ngày tháng Nợ
    Dư đầu kỳ       26.775.000
140 03/12/02 Đồng chí Hùng nhập VT 152,133   28.050.000 54.825..000
623 12/12/02 Đồng chí Hùng nhập VT 152,133   74.259.900 129.084.900
452 14/12/02 Đồng chí Hùng nhập VT 152,133   53.680.000 182.764.900
204 16/12/02 Đồng chí Hùng nhập VT 152,133   25.725.000 208.489.900
452 17/12/02 Đồng chí Hùng TT VT 112 74.259.900   134.230.000
    ………………………..   ………..    
    Cộng   448.350.000 476.295.900  
    Tồn cuối kỳ       54.720.900

Người lập                         Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

  1. Đối với NVL, CCDC về nhập kho thuê ngoài gia công chế biến

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được lập giữa bên A (đại diện công ty) và bên B (xưởng nhập gia công) kèm theo các phiếu nhập kho của đơn vị nhận gia công để bộ phận vật tư viết phiếu nhập kho như đối với trường hợp hàng mua về nhập kho nghiệp vụ này được thể hiện qua hợp đồng kinh tế sau:

Mẫu số 20

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Hôm nay ngày 18/11/2002

Đại diện bên A:Nguyễn Văn Cam -Đội trưởng –Xí nghiệp xây lắp 1- Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Đại diện bên B: Nguyễn Duy Hà – Xưởng gia công chế biến Đức Bảo – Hà Nội

Địa chỉ: 48 Đê La Thành

Hai bên cùng thoả thuận kí kết hợp đồng với những điều khoản sau:

Nội dung hợp đồng:

– Phương thứcthanh toán : Tiền mặt

– Thời gian thựchiện hợp đồng từ ngày 18 tháng 11 năm 2002 đến ngày 20/12/2003

– Điều 1: Gia công chi tiết vì kèo, chi tiết nối đầu cọc

– Điều 2: Bảng kê mặt hàng (khối lượng giao nhận thầu)

Gia công chi tiết vì kèo bằng tôn dày 5mm, hàn kết cấu thành phẩm kích thước 200mmx105mmx100mm. Đơn giá chi tiết 16.500, số lượng 200.

Thành tiền 200 cái x 16.500đ = 3.300.000đ và gia công chi tiết nối đầu cọc bằng tôn dày 4mm, hàng kết cấu thành kích thước 150mm x 150mm. Đơn giá chi tiết 6000, số lượng 3000 cái. Thành tiền: 3000 cái x 6000 = 18.000.000 (thuế VAT 5%: 1.065.000)

Vậy giá trị hợp đồng là : 22.365.000đ

Bằng chữ: Hai mươi hai triệu  ba trăm sáu mươi năm nghìn đồng .

(Khi kết thúc hợp đồng theo thời hạn bên B viết một hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

Đại diện bên nhận khoán  (Bên B)            Đại diện bên giao khoán( Bên A)

( Ký , họ tên)                                                     ( Ký , họ tên)

Mẫu Số 14                Hoá đơn GTGT                 MS01/GTKT-3LL

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 20/12/2005

Đơn vị bán hàng; Xưởng gia công chế biến Đức Bảo – Hà Nội

Địa chỉ: 48 Đê La Thành                                        Số TK:

Điện thoại; 7.829.453                                            Mã số: 0101786521

Họ và tên người mua: Nguyễn Văn Hùng

Đơn vị: Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hưng Vượng

Số TK:

Hình thức thanh toán: Tiền mặt                             Mã số: 0100532970

STT Hàng hoá- dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Vì kèo cái 200 16.500  3.300.000
2 Chi tiết nối đầu cọc cái 3000 6000 18.000.000
Cộng :

 

Thuế VAT 5%, tiền thuế VAT

Tổng cộng tiền thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi hai triệu ba trămsáu mươi năm nghìn đồng chẵn.

21.300.000

 

1.065.000

22.365.000

Người mua hàng              Kế toán trưởng               Thủ trưởng đơn vị

Khi hàng về nhập kho, người nhận hàng mang hoá đơn đến phòng vật tư viết phiếu nhập. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và phiếu nhập kho số 49 ngày 20/12/2002, kế toán ghi sổ nhật ký chung và sổ cái TK152

Nợ TK152: 21.300.000 đ

Nợ TK 133: 1.065.000 đ

Có TK111 : 22.365.000 đ

Đối với công cụ dụng cụ, việc thuê ngoài gia công chế biến trong tháng 12/2002 không có, chỉ trong trường hợp mà hợp đồng yêu cầu chi tiết, đơn vị bán vật liệu, công cụ dụng cụ không đáp ứng được yêu cầu thì lúc đố công ty phải tiến hành thuê ngoài biên chế. Việc thuê chế biến này công ty khoán hoàn toàn cho đơn vị gia công vật liệu, công cụ dụng cụ về kho công ty bình thường như mua ngoài. Công ty không xuất vật tư của công ty cho đơn vị gia công mà đơn vị gia công đảm nhận phần việc này.

  1. Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ mua về nhưng không nhập kho mà đưa thẳng xuống công trình như: đá, sỏi, cát, vôi… Do khối lượng lớn, kho không chứa đủ kế toán căn cứ hoá đơn kiểm phiếu xuất kho của người bán để nhập vào kho vật liệu như đối với trường hợp nhập vật liệu từ nguồn mua ngoài.

Cuối ngày, xí nghiệp xây lắp  số 1 có yêu cầu về cát đen và cát vàng phục vụ thi công công trình nhà làm việc Bộ Tài Chính. Phòng vật tư viết phiếu xuất kho cát vàng và cát đen, số lượng 200m3. Thành tiền 11.440.000 đồng

Căn cứ vào hoá đơn 173 ngày 06/12/2002, kế toán ghi nhật ký chung theo định khoản. Mời xem nhật ký chung và ở sổ cái TK152.

Nợ TK621: 11.440.000 đ

Có TK 152: 11.440.000 đ

Các phiếu nhập, xuất được phản ánh trên sổ kế toán giống như các trường hợp nhập kho từ nguồn mua ngoài và xuất kho dùng cho sản xuất.

2.2.7.2. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Ở công ty cổ phần xây dựng số 4 thăng long vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho chủ yếu sử dụng để xây dựng các công trình, đáp ứng được tiến độ thi công. Bởi vậy kế toán tổng hợp xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phải phản ánh kịp thời theo từng xí nghiệp, tới trong công ty, đảm bảo chính xác chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ trong toàn bộ chi phí sản xuất.

  1. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất

Khi tiến hành xuất vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu được tính toán theo định mức sử dụng của cán bộ kĩ thuật, phòng vật tư lập phiếu xuất vật tư như sau:

Mẫu Số 22                     Phiếu xuất kho             Số 138

Ngày 15/12/2002

Xuất cho ông: Hoàng Bình

Để dùng vào việc: Thi công công trình bộ tài chính- Hà Nội

Lĩnh tại kho: chị  Chuyên                           Đơn vị : đồng

STT Tên quy cách sản phẩm hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
1 Que hàn kg 10 10 5000 50.000
2 Máy khoan cái 1 1 1.200.000 1.200.000
3 Máy hàn cái 1 1 1.000.000 1.000.000
4 Tôn 8 ly kg 2000 2000 6000 12.000.000
  Cộng         14.250.000

Cộng thành tiền (Viết bằng chữ): mười bốn triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.

Xuất kho ngày 15 tháng 12 năm 2002

Phụ trách bộ phận sử dụng     Phụ trách cung tiêu       Người nhận            Thủ kho

Sau khi  xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán giữ và ghi vào sổ nhật kí chung. Căn cứ vào số thực xuất ghi trong phiếu kho và giá bán đơn vị của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng. Căn cứ vào dòng cộng thành tiền trên phiếu xuất kho để ghi sổ nhật ký chung theo chứng từ số 138 ngày 15/12/2002, mời xem nhật ký chung vào ở sổ cái TK 152, TK 153

Nợ TK 627: 12.050.000 đ

Có TK 152: 12.050.000 đ

Cùng với việc ghi sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ chi tiết TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” cơ quan công ty.

– Theo chứng từ xuất kho số 219 ngày 16/12/2002 xuất vật liệu phục vụ thi công công nhà làm việc- Bộ tài chính Hà Nội. Nghiệp vụ được thể hiện trên nhật ký chung và sổ cái TK152 kế toán ghi:

Nợ TK 621: 44.000.000 đ

Có TK 152: 44.000.000 đ

– Theo chứng từ xuất kho số 220 ngày 16/12/2002- xuất xăng, dầu phục vụ cho công tác công trình ở xa trụ sở. Nghiệp vụ được thể hiện trên nhật ký chung ở sổ cái TK 152.

Nợ TK 621: 5.000.000 đ

Có TK152: 5.000.000 đ

– Ngày 17/12/2002 theo chứng từ số 168, xuất Máy đầm cóc, khoan bê tông phục vụ thi công công trình . Thể hiện trên nhật ký chung theo định khoản và sổ cái TK 153.

Nợ TK 142: 32.000.000 đ

Có TK 153: 32.000.000 đ

Phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo chứng từ 221 ngày 18/12/2002 trên nhật ký chung.

Nợ TK 627(3): 16.000.000 đ

Có TK 142: 16.000.000 đ

Giá trị 50% còn lại khi nào báo hỏng mới phân bổ hết.

– Đối với phiếu xuất kho số 136 ngày 06/12/2002- xuất số công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh, xem nhật kí chung và sổ cái TK 153.

Nợ TK 627: 4.700.000 đ

Có TK 153: 4.700.000 đ

  1. Trường hợp công ty cho phép các đơn vị mua vật tư bằng tiền tạm ứng để sử dụng tại các đơn vị trực thuộc

Để phục vụ thi công kịp thời việc thi công các công trình ở xa trụ sở công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long cho phép các đơn vị có nhu cầu tự đi mua vật tư bằng tiền tạm ứng. Có thể các đơn vị thi công ở địa điểm nào thì nhân viên tiếp liệu của từng đơn vị vay tiền tạm ứng đi mua vật tư phục vụ sản xuất. Khi số vật liệu, công cụ dụng cụ mua về nhập kho dựa trên yêu cầu của từng đơn vị do đó số vật liệu, công cụ dụng cụ này được xuất dùng hết trong tháng. Nhân viên kinh tế ở đơn vị trực thuộc lập tờ kê chi tiết về số vật liệu đã mua về và sử dụng theo từng lần nhập.

– Theo chứng từ số 116 ngày 27/12/2002 trên nhật ký chung của số vật tư   và sử dụng ở đội công trình số 3, số tiền là 342.730.000 đ được thể hiện qua tờ kê chi tiết sau:

Mẫu số 23

Tờ kê chi tiết

Tháng 12/2002

Đội công trình số 3

STT Chứng từ Diễn giải Số tiền

 

( đồng)

Ghi chú
SH Ngày
1 08 3/12 Đồng chí Mạnh nhập vật tư 58.200.000  
2 09 5/12 Đồng chí Thoa nhập vật tư 46.500.000  
3 10 6/12 Đồng chí Loan nhập vật tư 96.000.000  
4 11 20/12 Đồng chí Thoa nhập vật tư 55.200.000  
5 12 25/12 Đồng chí Mạnh nhập vật tư 86.830.000  
      Tổng cộng 342.730.000  

Ngày 27/12/2002

Kế toán trưởng                                                  Kế toán ghi sổ ký

Kèm theo tờ kê chi tiết bao gồm các chứng từ:

– Các phiếu nhập kho số 08, 09, 10, 11, 12 và các hoá đơn hàng kèm theo tổng số tiền ghi trên các phiếu nhập kho là 342.730.000 đ

Trong tháng tiến hành xuất kho số 21, 22 và các vật tư kèm theo. Tổng số tiền ghi trên các phiếu kho là 342.730.000đ. Căn cứ vào tờ kê chi tiết do các đội công trình số 3 lập và gửi lên phòng kế toán. Phòng kế toán ghi vào nhật ký chung:

Nợ TK 621: 342.730.000 đ

Có TK 141:342.730.000 đ

– Các công trình ở xa, do bộ phận kế toán còn ít nên việc thực hiện chứng từ nhập, xuất còn khó khăn. Thường các công trình ở xa Hà Nội công ty cho phép các đội tạm ứng tiền để mua vật tư theo định mức của phòng kĩ thuật vật tư. Đến cuối tháng các đội mới hoàn tạm ứng để nhập, xuất vật tư. Lúc đó kế toán đã căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho của từng công trình để định khoản.

Nợ TK 621

Có TK 141

  1. Trường hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luân chuyển như xuất dùng làm nhà kho nhà tạm

Đối với công trình phụ phục vụ cho công trình có giá trị lớn, trị giá nguyên vật liệu, xuất dùng được phân bổ hết một lần vào phí nguyên vật liệu còn công cụ dụng cụ xuất dùng được phân bổ hết vào chi phí sản xuất chung.

Mẫu số 24

Yêu cầu vật tư

Ngày 10/12/2002

Dùng cho công trình: Công trình cầu nổi Bắc Ninh

STT Tên vật tư Đội nhận Dùng vào việc ĐVT Số lượng
Yêu cầu T/xuất
  Cọc tre   Dựng nhà tạm cây 45 45
2 Cót ép   Lợp nhà tạm tấm 23 23
3 Ổ cắm sứ   Làm nhà tạm cái 5 5
4 Đèn sợi tóc   Làm nhà tạm chiếc 5 5
5 Bảng điện   Làm nhà tạm chiếc 3 3
6 Đui cài   Làm nhà tạm cái 5 5
7 Dây điện   Làm nhà tạm m 45 45
8 Bản lề   Làm nhà tạm chiếc 6 6
9 Khoá cửa   Làm nhà tạm chiếc 2 2

Người lập                                Kế toán trưởng

Cùng với yêu cầu vật tư phục vụ thi công công trình chính, phòng kinh kế kế hoạch tiếp thị vật tư viết phiếu xuất kho số 170 ngày 10/12/2002 căn cứ vào chứng từ kế toán phản ánh trên nhật kí chung và ở sổ cái TK  152

Nợ TK 621: 3.500.000  đ

Có TK 152: 3.500.000 đ

Nợ TK 627 : 1.500.000  đ

Có TK 153 : 1.500.000 đ

Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình và lập bảng tổng hợp xuất vật tư. Bảng tổng hợp xuất vật tư được lập cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ và có chi tiết cho từng công trình.

Mẫu số 25

Đơn vị: Công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long

Trích bảng tổng hợp xuất vật tư – công cụ dụng cụ

Tháng 12/2002                                  Đơn vị : đồng

Tên vật tư Tên công trình ĐVT Thành tiền
TK 15 2        1.545.586.000
– Sắt thép Công trình Nhà Bộ Tài Chính Hà Nội kg         44.000.000
– XMHT Công trình Nhà Bộ Tài Chính Hà Nội kg          33.900.000
………………….    
– XMHT Công trình Nhà Bộ Tài Chính kg           16.800.000
– Thép F10 Công trình Nhà Công An Hà Nội kg            17.920.000
…………………..  
TK 153                25.895.000
Xẻng Công trình Nhà Nhà Bộ Tài Chính                  240.000
  ……………..  
       

Người lập                                            Kế toán trưởng

Để xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho kế toán lập bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ nhằm theo dõi số lượng vật liệu xuất dùng cho từng công trình. Cuối tháng, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 12 ở công ty như sau:

Mẫu số 26

Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long

Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ

Tháng 12/2002                               Đơn vị : đồng

STT Đối tượng sử dụng

 

(Ghi nợ các TK)

152    (Ghi có tk) 153    (Ghi có tk)
H. toán Thực tế H. toán Thực tế
1 TK621   3.645.482.000    
  – Công trình Nhà Bộ tài chính     342.000.000    
  – Công trình Nhà công an HN    183.000.000    
  -Công trình Cầu Nổi Bắc Ninh      320.000.000    
  -Xưởng bê tông1    604.560.000    
  -Xưởng bê tông 2     356.450.000    
  -Cầu Khe lếch lào cai   758.000.000    
  -…………….   ……………    
2 TK 623      25.346.000    
  – Phụ tùng sửa chữa(Ô Tạo)        5.320.000    
  -Phụ tùng (Ô Sơn)         1.380.000    
  – ………….   ……………    
3 TK 627   18.362.000      8.560.000
  – Nhà Bộ Tài Chính           4.700.000
  -……………   …………..   ………
4 TK 642   15.420.000    
  – Xăng xe con   15.420.000    
5 TK 142       42.520.000
  -Đầm cóc, máy khoan       32.000.000
  – Gỗu, phễu đổ bê tông         1.250.000
  ……………………   ………….   ………….
  Cộng   3.704.610.000   51.080.000

Sau khi vào bảng phân bổ, kế toán tiến hành định khoản như sau:

* Nợ TK621:  3.645.482.000

Có TK152: 3.645.482.000

* Nợ TK623  : 25.346.000

Có TK152: 25.346.000

* Nợ TK627: 18.362.000

Có TK152: 18.362.000

* Nợ TK627: 8.560.000

Có TK153: 8.560.000

* Nợ TK642: 15.420.000

Có TK153: 15.420.000

* Nợ TK142: 42.520.000

Có TK 153: 42.520.000

Từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, tháng 12/2002 của công ty có thể phản ánh lên Nhật kí chung và sổ cái theo từng công trình, cho công việc kế toán được gọn nhẹ. Nhưng ở công ty cổ phần  xây dựng số 4 Thăng long đã áp dụng công tác kế toán trên máy vi tính nên phòng kế toán đã căn cứ từ các chứng từ theo thứ tự thời gian để vào sổ nhật ký chung và sổ cái. Nếu có yêu cầu kiểm tra số vật liệu xuất dùng cho từng công trình thì kế toán kiểm tra trên bảng tổng hợp xuất vật tư và Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và đối chiếu vào sổ cái TK 152, TK 153 và các sổ chi tiết liên quan.

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc để kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật kí chung, sau đó ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Sau đây em trích sổ nhật ký chung tháng 12/2002 ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long.

Sau khi vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào các sổ cái liên quan.

Mẫu số 27

Đơn vị: Công ty cổ phần                      (Trích)

xây dựng số 4 thăng long                NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 12 năm 2002

Đơn vị: đồng

Ntgs Chứng từ Diễn giải TK kế toán Số PS GC
Ngày Số Nợ Nợ
2/12 02/12 538 Đ/c Hùng mua vật liệu

 

Thuế VAT là 10%

Phải trả người bán

152

 

133

331 105.235.000

 

10.523.500

115.758.500  
3/12 03/12 166 Đ/c Hùng nhập vl

 

Thuế VAT là 10 %

Phải trả người bán

152

 

133

331 25.500.000

 

2.550.000

28.050.000  
3/12 03/12 361 Nhập xăng dầu

 

Thuế VAT là 10 %

Thanh toán bằng tm

152

 

133

111 5.000.000

 

500.000

5.500.000  
4/12 04/12 167 Đ/c Hùng nhập vl

 

Thuế VAT là 10 %

Thanh toán bằng tm

152

 

133

111 16.800.000

 

1.680.000

18.480.000  
5/12 04/12 168 Đ/c Sơn nhập ccdc

 

Thuế VAT là 10 %

Thanh toán bằng tm

153

 

133

111 32.000.000

 

3.200.000

35.200.000  
      ……………. ….   ……….    
6/12 06/12 136 Xuất ccdc cho ct

 

Giá trị xuất dùng

627 153 4.700.000 4.700.000  
6/12 06/12 137 Xuất VL cho CT

 

Giá trị xuất dùng

621 152 33.900.000 33.900.000  
  ………   ……………..     ……………………    
16/12 16/12 219 Xuất VL cho CT

 

Giá trị xuất dùng

621 152 44.000.000 44.000.000  
17/12 17/12 NHB Ngân hàng báo trả tiền mua VL số 538 331 112 115.758.500 115.758.500  
  …..   ………………..     ………… ……..  
                 

Ngày 30 tháng 12 năm 2002

Người giữ sổ                                                                        Kế toán trưởng

(Ký họ tên)                                                                            (Ký họ tên)

Mẫu 28

Đơn vị: Công ty cổ phần XD

số 4 Thăng long                    Sổ cái tháng 12/2002

TK 152. Nguyên liệu, vật liệu

Đơn vị: đồng

Ng/Ctừ Diễn giải TKĐƯ Số tiền nợ Số tiền có Số dư
  Dư đầu kỳ       78.740.500
02/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 331 105.235..000   183.975.500
03/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 331  25.500.000   209.475.500
03/12 Nhập xăng dầu tháng 12/2002 111  5.000.000   214.475.500
04/12 Đồng chí Sơn nhập vật tư 331  16.200.000   230.675.500
06/12 Xuất VTTC Nhà Bộ tài chính 621   33.900.000 196.775.500
13/12 Xuất VTTC Nhà Bộ Tài Chính 621   44.000.000 152.775.500
14/12 Đồng chí Sơn nhập vật tư 311 52.000.000   204.775.500
16/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 331 62.800.000   267.575.500
16/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 331 24.500.000   292.075.500
17/12 Xuất VT Nhà Bộ Tài Chính 621   16.800.000 275.275.500
17/12 Xuất VTTC Nhà Bộ Tài Chính 621   15.040.000 260.235.500
17/12 Nhập vật tư vào kho công ty 331 322.000.000   582.235.500
18/12 Xuất VTTCĐường Nội Bài -BN 621   128.400.000 453.835.500
18/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 112 18.800.000   472.635.500
20/12 Đồng chí Hùng nhập kho Cty 141 32.500.000   505.135.500
22/12 Xuất VT TC CT Đường đê sông hồng 621   46.600.000 458.535.500
22/12 Xuất xăng đầu tháng 12/2002 621   5.000.000 453.535.500
22/12 Đồng chí Hùng nhập vật tư 141 28.800.000   482.335.500
23/12 Xuất vật tư thi công CT Đường đê sông hồng HN 621   52.050.000 430.285.500
23/12 Nhập vật tư vào kho công ty 141 32.495.000   462.780.500
24/12 Xuất VT CT Nhà Bộ Tài Chính 621   32.495.000 430.285.500
24/12 Xuất vật tư làm nhà tạm 621   3.500.000 426.785.500
25/12 Xuất VT CT Nhà công an HN 621   11.440.000 415.345.500
……………. …………….. ……….
  Cộng phát sinh   3.356.917.540 3.243.586.500  
  Số dư cuối kỳ       113.331.040

Ngày 30/12/2002

Người lập                                                                    Kế toán trưởng

Tương tự như đối với vật liệu, sau khi vào sổ nhật kí chung, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 153 công cụ dụng cụ.

Mẫu số 29

Đơn vị: Công ty cổ phần

xây dựng số 4 Thăng long

Sổ Cái tháng 12/2002

TK 153- Công cụ dụng cụ

Ng/C.từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền nợ Số tiền có Số dư
  Số dư đầu kỳ       5.140.000
04/12 Đồng chí Sơn nhập ccdc 111 32.000.000   37.140.000
05/12 Đồng chí Sơn nhập ccdc 111 3.010.000   40.150.000
06/12 Xuất ccdc Nhà HN 627   4.700.000 35.450.000
…….. …………        
17/12 Phân bổ ccdc 142   32.000.000  
  Cộng phát sinh   52.895.000 45.750.000  
  Số dư cuối kỳ       7.145.000

Ngày 30/12/2002

Người lập                                                            Kế toán trưởng

 

PHẦN THỨ BA

NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN  KẾ TOÁN NVL , CCDC Ở CÔNG TY

 

3.1 NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4  THĂNG LONG

Trong suốt quá trình từ khi thành lập công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long luôn có hướng phát triển tốt, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn phức tạp về nhiều mặt nhất là từ khi có cơ chế kinh tế thị trường. Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long có những bước tiến rõ rệt về nhiều mặt:

– Sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

– Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên ngày một khá.

– Làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

– Không ngừng tăng cường đầu tư vốn vào việc xây dựng cơ sở vật chất và tích cực mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày một hoàn chỉnh hơn (ví dụ như các loại máy thi công, máy móc văn phòng…).

– Hoàn chỉnh từng bước việc tổ chức sắp xếp lực lượng sản xuất với những mô hình thực sự có hiệu quả theo từng giai đoạn.

– Đào tạo và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện tại.

Để công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi nhà quản lý phải quán triệt chất lượng toàn bộ công tác quản lý. Hạch toán kinh tế là bộ phận cấu thành của công cụ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của  các doanh nghiệp đồng thời cũng là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước trong quản lý lãnh đạo, chỉ đạo kinh doanh. Từ đó thực hiện đầy đủ chức năng, phản ánh và giám sát mọi hoạt động kinh tế, chính trị – Kế toán phải thực hiện những quy định cụ thể, thống nhất phù hợp với tính toán khách quan và nội dung yêu cầu của một cơ chế quản lý nhất định. Việc nghiên cứu cải tiến vào hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức bức thiết đối với công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập thì điều này càng trở nên bức thiết hơn và cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

– Thứ nhất: Kế toán vật liệu phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ do bộ phận chuyên ngành. Trong hạch toán sản xuất kinh doanh, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ phải đảm bảo cùng một lúc hai chức năng là phản ánh và giám sát qúa trình nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ nhưng phải nhanh chóng kịp thời, cung cấp các thông tin chính xác phục vụ cho quản lý.

– Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng cụ thể của doanh nghiệp để tổ chức hạch toán vật liệu một cách hữu hiệu khách quan và tiết kiệm, kế toán phải ghi chép hạch toán đúng theo quy định và vận dụng đúng nguyên lý vào đơn vị mình.

– Thứ ba: Kế toán phải căn cứ vào mô hình chung trong hạch toán, những qui định về ghi chép luân chuyển chứng từ của doanh nghiệp để hoàn thiện các sơ đồ hạch toán, ghi chép kế toán.

– Thứ tư: Bảo đảm nguyên tắc phục vụ yêu cầu của hạch toán vật liệu theo thể chế và luật lệ mới về kế toán mà nhà nước ban hành.

3.1.1. Ưu điểm:

Cùng với sự quan tâm và giúp đỡ thường xuyên của Tổng công ty xây dựng – Thăng Long, trong năm 2002 công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long đã phát huy được truyền thống bảo đảm chất lượng tiến độ thi công và giá thành, nên uy tín trong thị trường xây dựng và khách hàng ngày càng phát triển mạnh.

Mỗi năm một lớn mạnh nâng cao giá trị thực hiện toàn công ty hiện nay lên tới 130.820.632.000 VNĐ. Sang năm 2003 công ty luôn phấn đấu đạt mức 150.845.430.000 VNĐ.

Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp lãnh đạo công ty trong việc giám sát thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện hiện nay. Phòng kế toán của công ty được bố trí hợp lý, phân công công việc cụ thể, rõ ràng công ty đã có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, có trình độ năng lực, nhiệt tình và trung thực… đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của công ty. Phòng kế toán công ty đã sớm áp dụng thử nghiệm chế độ kế toán mới vào công tác kế toán của công ty, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán mới có ưu điểm là hệ thống sổ sách tương đối gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản. Bộ máy kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả chế độ kế toán trên máy vi tính theo hình thức nhật ký chung nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình hiện nay. Về cơ bản hệ thống sổ sách kế toán của công ty được lập đẩy đủ theo qui định với ưu điểm là sổ sách được lập đầy đủ và in vào cuối tháng, nếu trong tháng phát hiện ra sai sót thì vẫn có thể sửa chữa dễ dàng. Ngoài ra việc các sổ sách kế toán đều được ghi thường xuyên thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.

– Về công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán công ty đã tổ chức hạch toán vật liệu theo từng công trình, hạng mục công trình, trong từng tháng, từng quí rõ ràng. Một năm công ty hạch toán vào 4 quí, một quý 3 tháng được hạch toán một cách đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ.

– Về tổ chức kho bảo quản:

Nhằm đảm bảo không bị hao hụt, công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long hiện có 2 kho bảo quản vật liệu vì theo mỗi công trình là một kho. Như vậy đã giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong quá trình hạch toán giúp cho việc kiểm tra quá  trình thu mua, dự trữ và bảo quản, sử dụng dễ dàng hơn.

– Về hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung:

Sẽ tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức này còn thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin.

– Việc đánh giá thực tế vật liệu nhập, xuất kho có tác dụng:

Thông qua giá thực tế của vật liệu biết được chi phí thực tế NVL trong sản xuất, phản ánh đầy đủ chi phí vật liệu, CCDC trong giá thành của sản phẩm, xác định đúng đắn chi phí đầu vào, biết được tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, CCDC. Thông qua đó biết được hao phí lao động quá khứ trong giá thành của sản phẩm.

3.1.2. Hạn chế:

Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long còn có một số hạn chế cần được khắc phục:

– Việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ là rất cần thiết, nhưng do yêu cầu thị trường hiện nay, mỗi công trình được công ty xây dựng là phải đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công nhanh, hạ giá thành, từng công trình hoàn thành bàn giao có giá trị lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lúc đó một kế toán và một thủ kho kiêm thủ quỹ là số ít. Có thể trong cùng thời gian một đội, xí nghiệp thi công từ 1 đến 2 công trình, địa bàn nằm ở khác nhau. Do vậy việc bố trí gọn nhẹ này làm cho công tác kế toán vật liệu, CCDC ở các đội, xí nghiệp thi công nhiều công trình là thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý sản xuất nói chung và hạch toán chi phí vật liệu, CCDC nói riêng, vấn đề này phòng kế toán công ty và giám đốc cần sớm quan tâm giải quyết sao cho hài hoà đảm bảo đúng quy định về tổ chức công tác kế toán.

– Việc phân loại  NVL, CCDC ở công ty không tiến hành. Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên số lượng vật liệu, CCDC hạch toán được  ký hiệu bởi từng mã vật tư khác nhau và công ty chưa lập sổ danh điểm vật liệu, CCDC.

-Việc tổ chức kho ở tại các công trình chưa khoa học, chưa kiên cố do vậy việc đảm bảo vật tư không tốt , vật tư còn sắp xếp lẫn lộn sẽ gây khó khăn cho việc xuất – nhập vật tư tốn nhiều thời gian .

– Mặc dù có nhiều ưu điểm song hệ thống của công ty hiện nay vẫn còn có điểm cần xem xét. Về mẫu sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ cái công ty đang sử dụng để hạch toán hiện nay cũng có một số sửa đổi so với qui định của bộ tài chính. .

3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:

Qua thời gian thực tập ở công ty, trên cơ sở lý luận đã được học kết hợp vơí thực tế, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện và sửa đổi công tác kế toán vật liêụ ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long.

Ý kiến thứ nhất: Việc quản lý vật tư hiện nay ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long là tương đối chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập xuất vật liệu, tuy nhiên qua thực tế ở các đội, ta nhận thấy quản lý còn một vài thiếu sót, gây lãng phí vật tư nhất là các loại vật tư mua được chuyển thẳng tới chân công trình như: cát, sỏi, vôi đá… để thuận tiện cho việc xuất dùng sử dụng. Chỗ để vật liệu thường xuyên chuyển đổi, việc giao nhận các loại vật tư này thường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng, nên dẫn đến thất thoát một lượng vật tư tương đối lớn. Vì vậy ở công trường cần chuẩn bị đủ nhà kho để chứa vật liệu, chuẩn bị chỗ để vật tư dễ bảo vệ thuận tiện cho quá trình thi công, xây dựng công trình và việc đong đếm cũng phải tiến hành chặt chẽ hơn làm giảm bớt việc thất thoát một cách vô ý không ai chịu trách nhiệm. Trong công tác thu mua vật liệu, các đội ký hợp đồng mua tại chân công trình, đây cũng là một mặt tốt giảm bớt lượng công việc của cán bộ làm công tác tiếp liệu, tuy nhiên về giá cả có thể không thống nhất, cần phải được tham khảo kỹ, cố gắng khai thác các nguồn cung cấp có giá hợp lý, chất lượng, khối lượng đảm bảo và chọn các nhà cung cấp có khả năng dồi dào, cung  cấp vật tư, vật liệu cho đội, xí nghiệp với thời hạn thanh toán sau. Đảm bảo cho việc thi công xây dựng công trình không bị gián đoạn do thiếu vật tư. Đồng thời với các công tác trên, phòng kế toán công ty tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát tới từng công trình về việc dự toán thi công, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kiểm tra sổ sách, kiểm tra các báo cáo kế toán NVL, CCDC tránh trường hợp vật tư nhập kho lại không đủ chứng từ gốc.

– Ý Kiến thứ hai:

Qua theo dõi chứng từ ban đầu ở các đội việc sử lý để chuyển nên phòng kế toán trung tâm còn chậm do đó phải có biện pháp quy định về mặt thời gian luân chuyển chứng từ ban đầu để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời .Phòng kế toán nên quy thời gian từ 10 đến 15 ngày tuỳ theo điều kiện mà nhân viên kinh tế đội phải chuyển chứng từ ban đầu cho phòng kế toán.

– Trong trường hợp : Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho các đội để mua nguyên vật liệu thì kế toán cần phải thực hiện ghi chép kịp thời

Nợ TK 141

Có TK 111, 112

Vì nếu trường hợp sang tháng vật tư mới về thì số tiền đã tạm ứng không được theo dõi trên TK nào . Trong báo cáo kế toán sẽ giảm đi một lượng tiền mà không rõ nguyên nhân do vậy phải ghi chép ngay.

– Ý kiến thứ ba.

Hiện công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên số lượng VL, CCDC được ký hiệu bởi từng mã vật tư khác nhau.

Do vậy kiến nghị công ty nên lập sổ danh điểm VL theo mẫu sau.

Mẫu Số :30

SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU

Loaị : Nguyên vật liệu chính : 152.1        Đơn vị : đồng

TT Danh điểm Tên vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú
Nhóm Danh điểm
1 152.1.01 152.1.01.1

 

152.1.01.2

……………

NVL ở kho A

 

Thép F10

Thép F12

……………..

kg

 

kg

5.020

 

5.120

 
2 152.1.02 152.1.02.1 NVL ở kho B

 

Xi măng

Lô 300

Lô 400

kg 740

 

760

 
  ………… ………… ……………   ……….  

 

– Ý kiến thứ tư:

– Về “sổ chi tiết thanh toán với người bán” mà công ty đã phản ánh chưa được rõ ràng và chuẩn xác. Mẫu số 18 (trang 69) sẽ đổi thành Mẫu số 31.

Mẫu số 30

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Tháng 12 năm 2002

TK 331 “ Phải trả người bán

Đối tượng : Công ty thép thái nguyên – chi nhánh Hà Nội            Đơn vị : đồng

Chứng từ Diễn giải TK đư Số PS Số dư
Sh NT Nợ Nợ
    Số dư đầu kỳ         25.520.000
538 02/12 Mua vl cho Công ty

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

  105.235.000

 

10.523.500

  141.278.500
203 10/12 Nhập lưới thép

 

Thuế VAT là 5%

152

 

133

   12.800.000

 

640.000

  154.718.500
206 16/12 Nhập thép F10, 16, 18

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

   52.000.000

 

5.200.000

  211.918.500
NHB 17/12 Thanh toán VL mua số

 

538 ngày 02/12

112 115.758.500     96.160.000
210 18/12 Nhập ống thép F 90

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

    44.500.000

 

4.450.000

  145.110.000
300 18/12 Thanh toán tiền VL 111 13.440.000     131.670.000
301 18/12 Thanh toán tiền VT 112 25.000.000     106.670.000
  ….. …………..   …… ……..   ………..
    Cộng   805.500.000 835.258.560    
              55.278.560

 

Mẫu số 19 (trang 70) thay bằng Mẫu số 32

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Tháng 12/2002

Tài khoản: 331 “Phải trả cho người bán

Đối tượng: Chị Minh- Công ty Vật Tư số 27 Cầu Giấy- Hà Nội

Loại vật tư: Xi măng

Chứng từ Diễn giải TK đư Số PS Số dư
SH NT Nợ Nợ
    Số dư đầu kỳ         26.775.000
140 03/12 Đ/c Hùng nhập VT

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

  25.500.000

 

2.550.000

  54.825.000
623 12/12 Đ/c Hùng nhập VT

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

  67.509.000

 

6.750.900

  129.084.900
452 14/12 Nhập Vật tư

 

Thuế VAT là 10%

152

 

133

  48.800.000

 

4.880.000

  182.764.900
204 16/12 Nhập vật tư

 

Thuế VAT là 5%

152

 

133

  24.500.000

 

1.225.000

  208.489.900
452 17/12 Thanh toán tiền VL 311 74.259.900     134.230.000
    ………….   …… …….   ……
    Cộng   448.350.000 476.295.900    
    Tồn cuối kỳ         54.720.900

-Ý kiến thứ năm:

Đối với công cụ dụng cụ: Máy đầm, máy khoan v.v… do thời gian sử dụng lâu và giá trị lớn do vậy công ty cần phân bổ vào TK 242.

TK153                                       TK 242                                    TK627

 

KẾT LUẬN

Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, CCDC của công ty là một tất yếu. Nhất là trong việc chuyển đổi môi trường kinh tế, việc tổ chức kế toán vật liệu đòi hỏi còn phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mất mát  lãng phí vật liệu.

Trên góc độ người cán bộ kế toán em cho rằng cần phải nhận thức đầy đủ  cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù có thể vận dụng lý luận vào thực tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp về nội dung và mục đích của công tác kế toán.

Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế không dài, trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Viện Đại Học Mở Hà Nội.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đào Bá Thụ và các cán bộ kế toán công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng long đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 7 năm 2003

                                                                                     Sinh viên

                                                                                Bùi Công Kha

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo Trình Kế Toán Tài Chính .
  • Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội, Xuất Bản 1999.
  • Trường Đại Học Tài Chính Kế Toán Hà Nội, Xuất Bản 1999.
  1. Giáo Trình Kế Toán Quản Trị.
  • Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Xuất Bản 2000.
  1. Giáo Trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
  • Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội,Nhà Xuất Bản Thống Kê: 6-2000
  1. Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Doanh Nghiệp
  • Nhà Xuất Bản Tài Chính Hà Nội Năm 2000.

 5.Tạp Chí Kế Toán Các Số Năm 2003.

  1. Một Số Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoá Trước Của:
  • Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội.
  • Trường Đại Học Tài Chính Kế Toán.
  1. Báo cáo hoạt động của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long tháng 12 năm 2002
  2. Thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định 149/QĐ- BTC. Về việc thực hiện các chuẩn mực kế toán mới .

 

 

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here