Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

0
1993
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Bạc Liêu)


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Quảng Cáo

 

ISSN: 1859-2171

TNU Journal of Science and Technology

201(08): 165 – 169

e-ISSN: 2615-9562

 

KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Ngô Cẩm Tú

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

 

TÓM TẮT

 

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tư nhân ở nước ta còn bộc lộ một số hạn chế. Để nghiên cứu rõ hơn về kinh tế tư nhân, bên cạnh việc chỉ ra những thành tựu cơ bản của khu vực kinh tế tư nhân, trong bài viết này, tác giả tập trung đánh giá những hạn chế của kinh tế tư nhân trong những năm qua. Từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

 

Từ khóa: Kinh tế tư nhân; thành tựu; hạn chế; kinh tế thị trường; định hướng XHCN.

 

Ngày nhận bài: 08/5/2019; Ngày hoàn thiện: 17/6/2019; Ngày duyệt đăng: 18/6/2019

 

THE PRIVATE ECONOMY IN THE SOCIALIST MAKET

ECONOMY IN VIETNAM TODAY

 

Ngo Cam Tu

TNU – University of Information Technology and Communication

 

ABSTRACT

 

After more than 30 years of renovation, the private economy in Vietnam has been constantly developing, making a valuable contribution to the country’s renovation and socio-economic development. However, compared to the requirements of the period of accelerating industrialization and modernization associated with the development of knowledge economy and international economic integration, the private economy in the country also reveals some limitations. In order to study the private economy thorougly, besides generalizing the process of innovation of the Party’s thinking about the private economy, the author focused on assessing the status of the private economy in recent years. Since then, several initial solutions are proposed to overcome the limitations so that the private economy really becomes the driving force of the socialist-oriented market economy in Vietnam today.

 

Keywords: Private economy; achievements; limit; market economy; socialist orientation.

 

Received: 08/5/2019; Revised: 17/6/2019; Approved: 18/6/2019

 

Email: [email protected]

 

http://jst.tnu.edu.vn;  Email: [email protected]                                                                                                         165

 

Ngô Cẩm Tú                                  Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN               201(08): 165 – 169

 

1. Đặt vấn đề

 

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. Việc thừa nhận sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một bước phát triển trong tư duy của Đảng. Trước thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân được coi là kinh tế phi xã hội chủ nghĩa không có vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế, là đối tượng bị cải tạo và xóa bỏ. Việc nóng vội xóa bỏ kinh tế tư nhân là một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất và dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ Đại hội VI (12-1986), nền kinh tế nhiều thành phần đã được thừa nhận chính thức trong văn kiện Đảng. Từ năm 1986 đến năm 1998, Đảng ta đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế tư nhân, tuy nhiên về chính sách và luật pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này vẫn còn nhiều hạn chế. Đại hội IX (1-2001), Đảng ta khẳng định “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.[1] Đại hội X, Đảng có những khẳng định mới: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”[2]. Đại hội XI (năm 2011) xác định phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Đại hội XII (năm 2016) của Đảng khẳng định “một động lực quan trọng” của nền kinh tế và nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”[3].

 

Như vậy, để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế cần nghiên cứu, phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

 

2. Phương pháp nghiên cứu

 

Bài báo được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp… để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

 

3. Nội dung

 

3.1. Khái quát những thành tựu cơ bản của kinh tế tư nhân trong thời gian qua

 

  • Một là, trong những năm qua kinh tế tư nhân đã không ngừng phát triển và có những đóng góp ngày càng lớn mạnh vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ năm 2016, mỗi năm có thêm hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới. Trong hai năm 2017 – 2018 có gần 259.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Kinh tế tư nhân đóng góp hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; các doanh nghiệp mở rộng thị trường, liên kết đầu tư sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
  • Hai là, kinh tế tư nhân phát triển trên nhiều phương diện; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có một số những doanh nghiệp tư nhân với quy mô rất lớn như: Trường Hải, Vinamilk, Hòa Phát, Vingroup… với những bước tiến mạnh mẽ về đầu tư và công nghệ. Ví dụ như: Tập đoàn SunGroup đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn hay tập đoàn Vinfast cho ra mắt dòng sản phẩm xe hơi đầu tiên ở Việt Nam…

166                                                                                                          http://jst.tnu.edu.vn;  Email: [email protected]

 

 

Ngô Cẩm Tú                                    Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN             201(08): 165 – 169

 

  • Ba là, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng 39-40% GDP; năm 2018 đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế. Sự tăng trưởng và mở rộng ngày càng lớn của khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước.
  • Bốn là, kinh tế tư nhân tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn đóng góp to lớn vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, các công trình phúc lợi xã hội… góp phần đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

 

  • Năm là, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

3.2. Những hạn chế cơ bản của kinh tế tư nhân

 

Bênh cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, kinh tế tư nhân còn có một số những hạn chế, những đóng góp của kinh tế tư nhân chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Biểu hiện cụ thể như sau:

 

  • Thứ nhất, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng chưa có có sự thay đổi như kỳ vọng. Trong những năm qua, Nhà nước ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân và có khá nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp dân doanh nhưng sức sống của doanh nghiệp tư nhân khá èo uột. Hàng năm có gần một trăm ngàn doanh nghiệp được thành lập mới nhưng khoảng 50% số đó bị giải thể hoặc phá sản. Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp năm 2017/2018 của Phòng Công nghiệp và thương

mại Việt Nam (VCCI): năm 2017 có 126.859 doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký thành lập thì có 60.553 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 47.8%; năm 2018 có trên 131.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì có 90.651 doanh nghiệp (chiếm 69%) tạm ngừng hoạt động, trong đó 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. Tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP gần như không tăng lên trong suốt giai đoạn 2000 – 2016, thậm chí còn có xu hướng giảm (Bảng 1).

 

  • Thứ hai, quy mô của kinh tế tư nhân phổ biến là nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, năng lực đầu tư cho công nghệ và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể thì có tới 90% cơ sở kinh tế tư nhân có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng. Riêng trong khối doanh nghiệp thì lượng vốn bình quân 1 doanh nghiệp tư nhân khoảng 27 tỷ đồng, trong khi vốn của doanh nghiệp nhà nước là 2.616 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 372 tỷ đồng.
  • Thứ ba, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất còn lạc hậu, không chuyên nghiệp, mang nặng tính gia đình; chưa thực sự theo hướng hiện đại để bắt kịp xu thế của sản xuất kinh doanh trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

 

  • Thứ tư, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đa số là đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện chưa thực sự mạnh dạn đầu tư công nghệ, kinh doanh với công nghệ thô sơ mang tính tự phát do đó sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…

Bảng 1. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong GDP giai đoạn 2000 – 2016

Đơn vị tính: %

Năm

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Kinh tế Nhà nước

Kinh tế tập thể

Kinh tế tư nhân

 

Kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài

 

38,52

37,62

29,34

29,01

29,39

29,01

28,73

28,69

28,50

8,56

6,65

3,99

3,98

4,00

4,03

4,04

4,01

3,95

39,62

41,47

38,97

39,89

40,62

39,49

39,29

39,13

39,40

13,28

15,16

15,15

15,66

16,04

17,36

17,89

18,07

18,20

Nguồn: Kinh tế 2016 – 2017: Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, tr.102

 

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected]                                                                                                          167

 

Ngô Cẩm Tú                                  Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN               201(08): 165 – 169

 

  • Thứ năm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp: Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA), hiệu suất sinh lời trên vốn (ROE), hiệu suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của doanh nghiệp tư nhân chỉ bằng ¼ so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bằng ½ so với doanh nghiệp nhà nước. Các chỉ số trên trong năm 2015 như sau:

Bảng 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

của DN theo loại hình kinh tế

 

Đơn vị tính: %

Chỉ số

Kinh tế tư

Kinh tế

Kinh tế có

 

nhân

nhà nước

vốn ĐTNN

ROA

2,9

6,6

12,9

ROE

5,7

13,9

24,8

ROS

4,6

8,0

10,6

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính tri, số 9/2017, tr.77

 

  • Thứ sáu, có nhiều yếu tố văn hóa mà đội ngũ các chủ doanh nghiệp tư nhân còn thiếu: thiếu tính liên kết, tính cộng đồng, hỗ trợ nhau trong kinh doanh; thiếu tầm nhìn dài hạn; trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng; thiếu tinh thần tự tôn dân tộc trong kinh doanh. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (Nghị quyết số 10-NQ/TW) đã chỉ rõ: “Tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến. Việc sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại… diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài. Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế – xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”.

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Về phía nhà nước:

 

  • Môi trường kinh doanh còn hạn chế, khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2019 môi trường kinh doanh của Việt Nam

xếp hạng 69/190 nền kinh tế được khảo sát.

 

  • Hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự hiệu quả; chưa làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động.

Về nội tại khu vực kinh tế tư nhân:

 

  • Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực quản lý có trình độ thấp. Phần lớn các chủ doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực quản lý và quản trị doanh nghiệp.
  • Thiếu vốn: Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động nhờ vốn đi vay nhưng lại không đủ các điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại do không có chiến lược kinh doanh dài hạn, không đủ uy tín với các tổ chức, tín dụng, thủ tục vay vốn phức tạp, lãi suất cao.
  • Trình độ công nghệ lạc hậu: Hiện nay, máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất mà các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang sử dụng tụt hậu so với mức trung bình của thế giới khoảng 40 – 50 năm. Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ thấp, hệ số công suất sử dụng máy móc, thiết bị chỉ đạt khoảng

25 – 30%.

 

  • Chủ thể sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân chưa có triết lý kinh doanh sáng rõ; thiếu tinh thần tự tôn dân tộc.

3.4. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

 

Về phía nhà nước:

 

  • Hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách, môi trường tâm lý xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.
  • Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật. Đảm bảo cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế thị trường.

168                                                                                                          http://jst.tnu.edu.vn;  Email: [email protected]

 

 

Ngô Cẩm Tú                                    Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN             201(08): 165 – 169

 

  • Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực đất đai, vốn, công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
  • Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực.
  • Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
  • Đổi mới nội dung, phương thức tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
  • Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương nhất quán trong phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.
  • Cùng với việc quán triệt, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các địa phương đều xác định lấy hiệu quả hoạt động để vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp và người lao động tích cực tham gia vào tổ chức, thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị – xã hội.

Về phía các chủ thể kinh tế tư nhân:

 

  • Trước hết, các chủ thể kinh tế tư nhân cần nhận thức rằng: động lực của mọi sự phát triển nằm ở bên trong sự vật. Vì vậy để phát triển thì các chủ thể phải tự thân vận động, không nên trông chờ vào sự hỗ trợ ngày càng lớn từ phía nhà nước. Môi trường vĩ mô tác động tới khu vực kinh tế tư nhân là yếu tố khách quan và bình đẳng với mọi chủ thể trong cùng khu vực kinh tế. Vì vậy chỉ có những chủ thể thông minh, bản lĩnh mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.
  • Thứ hai, phải rất coi trọng việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt: về lý luận chính trị, về chuyên môn nghề nghiệp, về kỹ năng quản lý và về các kỹ năng mềm khác (kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ…).
  • Thứ ba, phải xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh thông thái, phù hợp với thời đại và phải kết hợp hài hòa lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp với việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

4. Kết luận

 

Kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Để phát huy vai trò đích thực của kinh tế tư nhân cần đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế trong những năm qua và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Mặt khác phải có sự đồng tâm, nhất trí của tất cả các lực lượng xã hội để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  • Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, phần II, tr. 25.
  • Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 83.
  • Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,

2016, tr. 108.

 

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected]                                                                                                          169

 

 

 

 

 

 

 

 

 

170                                                                                                          http://jst.tnu.edu.vn;  Email: [email protected]


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here