Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức

0
484
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Khoa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức

Mọi ý kiến ​​đóng góp xin gửi vào Hòm thư:  [email protected]

Kéo xuống để tải ngay  chủ đề cương cứng bản PDF  đầy đủ:  Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức thì mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quân: Hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

Tải ngay đề cương PDF tại đây: Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức

Quảng Cáo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO SẢN PHẨM CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ĐẶNG TƯỜNG ANH THƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO SẢN PHẨM CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ĐẶNG TƯỜNG ANH THƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS. TRẦN HOÀI NAM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2022 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức” do Đặng Tường Anh Thư, sinh viên khóa 44, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ThS. TRẦN HOÀI NAM Người hướng dẫn, (Chữ ký) ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký (Chữ ký Họ tên) Họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến ba mẹ. Em cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con, luôn đồng hành và tin tưởng con. Con cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn vì là con của ba mẹ. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những người thân yêu trong gia đình, là những người luôn chia sẻ, ủng hộ và cổ vũ cho em. Đối với em, gia đình mình là hậu phương vững chắc khi em vấp ngã hay gặp những khó khăn trong cuộc sống và giúp em cố gắng hơn mỗi ngày. Em rất tự hào và yêu gia đình mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong những năm tháng Đại học. Những điều này sẽ là hành trang giúp em tự tin bước đi trên con đường tiếp theo trong cuộc sống. Trong thời gian thực hiện luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân thì luôn có sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Hoài Nam. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Hoài Nam. Em cảm thấy thật may mắn vì đã được làm việc cùng thầy. Thầy đã luôn hết lòng hướng dẫn và kiên nhẫn chỉ bảo cho em dù em vẫn còn nhiều thiếu xót. Em cảm ơn thầy vì đã đồng hành cùng em không chỉ trong quá trình thực hiện luận văn mà còn trong những năm tháng học tập tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Em xin gửi lời cảm ơn đến ông bà, cô chú và anh chị đã sẵn sàng chia sẻ thông tin giúp em hoàn thành khảo sát. Những điều chia sẻ của mọi người là bài học quý báu mà em có được trong khi thực hiện khóa luận cũng như trong cuộc sống. Lời cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã bên cạnh hỗ trợ và đóng góp những ý kiến để em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng và chân thành cảm ơn. Kính chúc mọi người sức khỏe và mọi điều tốt đẹp. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2022 Sinh viên Đặng Tường Anh Thư NỘI DUNG TÓM TẮT ĐẶNG TƯỜNG ANH THƯ. Tháng 06 năm 2022. “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức”. DANG TUONG ANH THU. June 2022. “Analysis of factors affecting consumers’ trust in pure coffee products in Thu Duc city”. Niềm tin là yếu tố có tính chất quyết định đối với hành vi mua sản phẩm của người tiêu dùng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. Mô hình tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS – SEM) được sử dụng trong nghiên cứu bằng phần mềm SmartPLS 3.0 dựa trên nguồn số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp gồm 150 người tiêu dùng cà phê tại thành phố Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất được giải thích bởi các nhân tố hình ảnh thương hiệu, thông tin trên sản phẩm, chuẩn chủ quan và kiến thức về sản phẩm là 55,5%. Các nhân tố về hình ảnh thương hiệu (0,313), thông tin trên sản phẩm (0,325), chuẩn chủ quan (0,149) và kiến thức về sản phẩm (0,138) có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của người tiêu dùng. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tố niềm tin đến nhân tố thái độ của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất với mức độ tác động là 0,498. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xi DANH MỤC PHỤ LỤC xii THÔNG TIN NGHIÊN CỨU xiii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Phạm vi không gian 2 1.3.2. Phạm vi thời gian 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu 2 1.5. Cấu trúc bài nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 9 2.2.1. Tổng quan về Thành phố Thủ Đức 9 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Nội dung nghiên cứu 13 3.1.1. Một số khái niệm 13 3.1.2. Các mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng 17 3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 20 3.1.4. Thang đo nghiên cứu 24 vii 3.2. Phương pháp nghiên cứu 26 3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 26 3.2.2. Phương pháp phân tích 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đánh giá khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 30 4.1.1. Đặc điểm người tiêu dùng sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức 30 4.1.2. Mô tả hành vi tiêu dùng cà phê của người tiêu dùng tại Thành phố Thủ Đức 33 4.1.3. Đánh giá khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 34 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 35 4.2.1. Thống kê các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 35 4.2.2. Mô hình đo lường 37 4.2.3. Mô hình cấu trúc (SEM) 41 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 5.2.1. Đối với người tiêu dùng 49 5.2.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVE Trung bình phương sai trích (Average variance extracted) CB – SEM Covariance – based SEM HĐGSNN Hội đồng Giáo sư Nhà nước PL – SEM Partial Least Squares SEM SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling) VIF Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê pha trộn 17 Bảng 3.2. Thang đo của các biến nghiên cứu trong mô hình 24 Bảng 4.1. Thống kê về giới tính của người tiêu dùng tại thành phố Thủ Đức 30 Bảng 4.2. Thống kê về độ tuổi của người tiêu dùng cà phê tại thành phố Thủ Đức 31 Bảng 4.3. Thống kê về trình độ học vấn của người tiêu dùng cà phê tại thành phố Thủ Đức 31 Bảng 4.4. Thống kê về nghề nghiệp của người tiêu dùng cà phê tại thành phố Thủ Đức 32 Bảng 4.5. Thống kê về thu nhập của người tiêu dùng cà phê tại thành phố Thủ Đức 32 Bảng 4.6. Tỷ lệ người tiêu dùng biết về cà phê nguyên chất tại Thành phố Thủ Đức 33 Bảng 4.7. Số ly cà phê tiêu dùng trong một ngày của người tiêu dùng tại Thành phố Thủ Đức 33 Bảng 4.8. Mục đích sử dụng cà phê của người tiêu dùng tại Thành phố Thủ Đức 34 Bảng 4.9. Các dấu hiệu nhận biết cà phê nguyên chất 35 Bảng 4.10. Tần suất và tần số các mức độ đánh giá các nhân tố của người tiêu dùng tại Thành phố Thủ Đức 36 Bảng 4.11. Hệ số tải nhân tố outer loading 38 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 39 Bảng 4.13. Kết quả đánh giá độ hội tụ của thang đo 39 Bảng 4.14. Ma trận tương quan giữa các nhân tố 40 Bảng 4.15. Giá trị VIF kiểm định đa cộng tuyến 41 Bảng 4.16. Kết quả đánh giá mức độ giải thích của mô hình 41 Bảng 4.17. Kết quả mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố và nhân tố 43 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 45 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Thủ Đức 9 Hình 3.1. Sơ đồ mô hình Thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA) 18 Hình 3.2. Sơ đồ mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) 19 Hình 3.3. Sơ đồ mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) 20 Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 21 Hình 4.1. Kết quả mô hình cấu trúc SEM 42 xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khảo sát Phụ lục 2. Kiểm định tính đơn hướng Phụ lục 3. Kiểm định giá trị hội tụ Phụ lục 4. Kiểm định giá trị phân biệt Phụ lục 5. Kiểm định đa cộng tuyến (VIF) Phụ lục 6. Kết quả đánh giá mức độ giải thích của mô hình Phụ lục 7. Kiểm định Bootstrapping Phụ lục 8. Kiểm định Outer weights Phụ lục 9. Nghiên cứu tham gia Hội thảo khoa học Phụ lục 10. Nghiên cứu được duyệt đăng trên tạp chí được HĐGSNN chấp thuận xii THÔNG TIN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tham gia Hội thảo khoa học (Phụ lục 9) Nguyễn Thị Trà, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Trung Hậu và Trần Hoài Nam, 2021. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất táo của nông hộ tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH, Ngày 06/08/2021 ISBN: 978-604-920-124-0, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trang: 305 – 314. Phạm Trung Hậu, Nguyễn Hữu Lộc, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Thị Trà và Trần Hoài Nam, 2021. Đánh giá nhận thức của đồng bào Raglay về vai trò công trình thủy lợi Sông Sắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Hội thảo khoa học trực tuyến “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” năm 2021, Ngày 03/10/2021, Trường Đại học Nha Trang, Trang: 8. Đặng Tường Anh Thư, Phạm Trung Hậu, Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Hữu Lộc và Trần Hoài Nam, 2022. Phân tích nhận thức của đồng bào S’tiêng về chương trình nông thôn mới tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Hội thảo NCKH sinh viên năm 2021, Ngày 26/04/2022, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trang: 21. Phạm Trung Hậu, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Thị Trà và Trần Hoài Nam, 2022. Đánh giá tác động của chương trình nông thôn mới đến mức tăng thu nhập của hộ đồng bào S’tiêng tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Hội thảo NCKH sinh viên năm 2021, Ngày 26/04/2022, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trang: 22. Nghiên cứu được duyệt đăng trên tạp chí được HĐGSNN chấp thuận (Phụ lục 10) Nguyễn Thị Trà, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Trung Hậu và Trần Hoài Nam, 2021. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (TE) trong sản xuất táo ta quy mô nông hộ tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, niên vụ 2019 – 2020. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 7 (5), 105 – 117. xiii Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Trung Hậu và Trần Hoài Nam, 2022. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất táo của nông hộ theo mô hình nhà lưới tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM – Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, 17 (2), 93 – 102. DOI: 10.46223/HCMCOUJS. Phạm Trung Hậu, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Thị Trà và Trần Hoài Nam (2022). Đánh giá tác động của chương trình nông thôn mới đến cải thiện thu nhập của hộ đồng bào S’tiêng tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1, 152 – 161. DOI: 10.55250/jo.vnuf.2022.1.152-161. xiv CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều loại nông sản khác nhau như gạo, cà phê, cao su, điều,… Trong đó, cà phê là một trong những nông sản xuất khẩu tiềm lực của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam trở thành nước đứng đầu châu Á và đứng thứ hai thế giới sau Brazil về xuất khẩu cà phê. Trong năm 2021, xuất khẩu cà phê đạt 1,52 triệu tấn với giá trị là 3 tỷ USD, đóng góp khoảng 6,2% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước (Vicofa, 2021). Các thị trường tiêu thụ cà phê nước ta như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Anh, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan,… Mặc dù, Việt Nam được mệnh danh là thủ phủ cà phê nhưng mức tiêu dùng cà phê chỉ đạt 0,5 kg/người/năm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây mức tiêu dùng này đã cải thiện đáng kể khoảng 2 kg/người/năm (Nông nghiệp Việt Nam, 2020). Uống cà phê đã trở thành một nét văn hóa của người Việt, vì thế, có nhiều cách để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và khách hàng tiêu dùng cà phê có nhiều lựa chọn như giá cả, không gian, hình ảnh thương hiệu hay chất lượng cà phê (Kai, 2001). Đối với người tiêu dùng thì chất lượng cà phê là yếu tố đặc biệt quan trọng vì lợi ích sức khỏe lâu dài (Nguyễn Thảo Nguyên và Lê Thị Trang, 2021) nên họ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm có chất lượng và hương vị ngon hơn (Chen và Lobo, 2012). Hiện nay cà phê có chất lượng kém tràn lan ngoài thị trường, cụ thể là vấn đề cà phê bẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng cà phê Việt. Bên cạnh đó, niềm tin là một trong những điều kiện quan trọng để một doanh nghiệp thành công và là yếu tố có tính chất quyết định đối với hành vi mua sản phẩm của người tiêu dùng (Hughner và cộng sự, 2007). Vì vậy, niềm tin là chìa khóa 1 giúp cải thiện sự tin tưởng và gia tăng nhu cầu tiêu dùng cà phê của người tiêu dùng, đặc biệt là sản phẩm cà phê nguyên chất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cà phê nguyên chất. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi không gian Đề tài tiến hành nghiên cứu tại thành phố Thủ Đức. 1.3.2. Phạm vi thời gian Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 06/03/2022 đến ngày 24/06/2022. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là niềm tin của người tiêu dùng vào cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. 1.5. Cấu trúc bài nghiên cứu Luận văn gồm 5 chương: Chương 1. Đặt vấn đề Giới thiệu khái quát nội dung đề tài cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cấu trúc luận văn. 2 Chương 2. Tổng quan Mô tả tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại thành phố Thủ Đức. Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày chi tiết những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và giới thiệu các phương pháp nghiên cứu trong khi thực hiện đề tài. Chương 4. Kết quả và thảo luận Đánh giá khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cà phê nguyên chất, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm cà phê nguyên chất tại thành phố Thủ Đức. Chương 5. Kết luận và đề nghị Trình bày kết quả nghiên cứu chính đã đạt được và ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu. Từ đó đề ra một số kiến nghị liên quan. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đề tài đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến chủ đề niềm tin trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận: Hong – Youl Ha (2004) tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về niềm tin thương hiệu trực tuyến. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM với 198 người khảo sát. Nghiên cứu này xem xét niềm tin của thương hiệu bị ảnh hưởng như thế nào bởi các nhân tố liên quan đến mua hàng trên Web: bảo mật, quyền riêng tư, tên thương hiệu, tính truyền miệng, trải nghiệm trực tuyến tốt và chất lượng thông tin. Hầu hết các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến niềm tin thương hiệu, trong đó nhân tố tên thương hiệu và nhân tố truyền miệng có ảnh hưởng mạnh đến niềm tin thương hiệu. Tác giả cho rằng không phải tất cả các chương trình xây dựng niềm tin điện tử đều đảm bảo thành công trong việc xây dựng niềm tin thương hiệu. Ngoài cơ chế phụ thuộc vào chương trình, việc xây dựng niềm tin thương hiệu điện tử đòi hỏi mối quan hệ có hệ thống giữa người tiêu dùng và một thương hiệu Web cụ thể. Các phát hiện cho thấy niềm tin thương hiệu không được xây dựng trên một hoặc hai thành phần mà được thiết lập bởi mối quan hệ qua lại giữa các thành phần phức tạp. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng các biến số này trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị, các nhà tiếp thị có thể nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu và đạt được lợi thế cạnh tranh đáng gờm. Dan J. Kim và cộng sự (2007) đã nghiên cứu về mô hình ra quyết định của người tiêu dùng dựa trên niềm tin trong điện tử thương mại: Vai trò của niềm tin, rủi ro được nhận thức và tiền thân của người tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến 4 tính bình phương bé nhất từng phần (PLS – SEM) để phân tích và kiểm tra mô hình từ bộ dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến 468 sinh viên đại học. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng niềm tin và nhận thức rủi ro của người tiêu dùng Internet có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của họ. Xu hướng của người tiêu dùng đối với niềm tin, danh tiếng, quyền riêng tư, bảo mật, chất lượng thông tin của trang web và danh tiếng của công ty có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tin tưởng Internet của người tiêu dùng đối với Website. Điều thú vị là sự hiện diện của bên thứ ba không ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của người tiêu dùng. Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Minh Thông (2013) đã thực nghiên cứu về niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam trong mua sắm trực tuyến. Qua khảo sát 200 người sử dụng Internet quan tâm đến việc mua sắm trực tuyến tại TP. HCM bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương phân tích hồi qui đa biến, đơn biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai yếu tố chính ảnh hưởng tới niềm tin là nhận thức về danh tiếng website và chất lượng sản phẩm/dịch vụ trên website. Khi người tiêu dùng có niềm tin mạnh mẽ với việc mua sắm trực tuyến thì thái độ đối với mua sắm trực tuyến càng tích cực. Kết quả nghiên cứu dẫn tới các gợi ý giải pháp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến. Lien và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của hình ảnh thương hiệu, giá cả, sự tin tưởng và giá trị đối với ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến ở Đài Loan. Nghiên cứu này xem xét các tác động trực tiếp và trung gian của hình ảnh thương hiệu, giá cả cảm nhận, sự tin tưởng, giá trị cảm nhận đến ý định đặt phòng của người tiêu dùng và so sánh sự khác biệt về giới tính trong việc đặt phòng khách sạn trực tuyến qua mô hình cấu trúc SEM. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến 366 khách hàng từ 18 tuổi trở lên đã đặt phòng từ các trang web khách sạn tại ba khách sạn gồm the Howard Beach Resort Kenting, the Red Garden Resort và the Kenting Youth Activity Center ở Đài Loan. Các kết quả xác nhận hầu hết các tác động trực tiếp và gián tiếp là phù hợp với các phát hiện từ các nghiên cứu trước đây. Người tiêu dùng ở Đài Loan có xu hướng tin tưởng giá khách sạn phải chăng, thương hiệu khách sạn hấp dẫn, khách sạn đáng tin cậy, khách sạn sẽ cung cấp giá tốt và khả năng họ có ý định đặt phòng là cao. Hình ảnh thương hiệu, giá cảm nhận và giá trị cảm nhận là ba yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua hàng. Tuy nhiên, tác động của niềm tin đến ý định mua hàng là 5 không đáng kể. Sự khác biệt giữa nam và nữ về ý định mua hàng cũng không đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế như kết quả của mô hình có thể không áp dụng cho các thị trường/quốc gia khác, người tiêu dùng trẻ tuổi chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu và các yếu tố như chất lượng trang web, sự hài lòng, những đánh giá trực tuyến vẫn chưa được đề cập trong nghiên cứu. Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Hoàng Minh (2016) đã tiến hành nghiên cứu niềm tin và ý định mua sắm qua kênh truyền hình. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu gửi bảng câu hỏi đến 350 người tiêu dùng thường xuyên xem các kênh truyền hình mua sắm. Với tỉ lệ phản hồi 91%, có 318 bảng trả lời hữu dụng được đưa vào xử lý dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng thống kê hồi qui bội để phân tích kết quả và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng là danh tiếng, sản phẩm, dịch vụ của kênh truyền hình mua sắm, cùng với tác động từ nhóm tham khảo, khách mời nổi tiếng và người dẫn chương trình quảng cáo. Khi người tiêu dùng có niềm tin vào kênh truyền hình mua sắm thì ý định mua của họ sẽ tích cực hơn. Kết quả nghiên cứu dẫn đến việc gợi ý các giải pháp nhằm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng trong mua sắm qua kênh truyền hình. Chen Lou và Shupei Yuan (2018) đã thực hiện nghiên cứu về người ảnh hưởng trong tiếp thị: giá trị thông điệp và sự tín nhiệm ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng đối với nội dung thương hiệu trên mạng xã hội. Nghiên cứu sử dụng cuộc khảo sát trực tuyến gồm 538 người tham gia mạng xã hội và có theo dõi ít nhất một người có ảnh hưởng. Bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất từng phần (PLS – SEM), nghiên cứu cho thấy rằng giá trị thông tin của nội dung do người ảnh hưởng tạo, mức độ đáng tin cậy, sự thu hút của người ảnh hưởng và sự tương đồng với người theo dõi có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của người theo dõi đối với các bài đăng có thương hiệu của những người ảnh hưởng và cũng có ảnh hưởng đến nhận thức và ý định hành vi đối với bài đăng có thương hiệu của người ảnh hưởng. Nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như mô hình chưa đề cập đến (kiến thức người quảng cáo, thuyết phục người theo dõi, khả năng chi trả, tính hữu dụng, động cơ, tính cách). Nguyễn Kim Nam và Ngô Quang Huân (2018) tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của niềm tin, thái độ, quy chuẩn đến ý định mua thịt lợn của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích 6

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here