Đề Cương Điện Tàu Thủy

0
5506
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Điện Tàu Thủy

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Điện Tàu Thủy

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanĐề cương an toàn lao động (Tự Luận)


Câu 11: Vẽ và phân tích sơ đồ 1 dây liên kết giữa bảng điện chính và bẳng điện sự cố?

Trả Iời:

Quảng Cáo

5: công tắc tơ cấp nguồn từ máy phát sự cố tới bảng điện sự cố

– Máy phát sự cố hoàn toàn tự động khởi động và đóng lên thanh cái bảng điện sự cố nếu trên thanh cái đã mất nguồn điện từ bảng điện chính. Công tắc tơ số 5 đóng điện máy phát sự cố và công tắc tơ số 7 cấp điện từ bảng điện chính được khóa lẫn nhau, nếu cái này đóng thì cái kia không thể đóng. Điều đó không cho phép hào song song giữa máy phát sự cố và các máy phát trên bảng điện chính.

– Tại thời điểm trên bảng điện chính mất điện hoàn toàn hoặc vì lí do nào đó bảng điện sự cố mất điện. Rơ le điện áp thấp 1 không hút, tiếp điểm thường đóng tiếp xúc. Rơ le khởi động Kđ được cấp nguồn từ ắc quy, đóng kín mạch cấp nguồn cho động cơ 2. Động cơ 2 động cơ diesel, máy phát 4 được quay tới tốc độ định mức. Nó tự kích đến điện áp định mức và công tắc tơ 5 tự động đóng máy phát sự cố lên bảng điện sự cố.

– Muốn cắt máy phát sự cố ta chỉ viêc ấn nút 6. Khi máy phát sự cố đã được cắt ra mà trên mạch cấp từ bẳng điện chính đã có điện áp từ công tắc tơ 7 tự động đóng cấp nguồn cho bảng điên sự cố.

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

Câu 12: Trình bày chức năng nhiệm vụ, phân loại và các quy phạm đăng kiểm của hệ thống lái?

Trả Lời:

– Chức năng, nhiệm vụ: Hệ thống lái được xếp vào nhóm máy phụ quan trọng nhất trên tàu thủy, Hệ thống lái thực hiện chức năng điều khiển con tàu theo hành trình cho trước, đi lại trong luồng hẹp hoặc điều động tàu ra vào cảng… Hoạt động của thiết bị lái có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác con tàu.

– Phân loại:

*Phân loại hệ thống lái theo hình dạng bánh lái:

+ Hệ thống có bánh lái hình lá có phần bù

+ Hệ thống có bảnh lái hình lá không có phần bù

+ Hệ thống có bánh lái dạng profin có phần bù

+ Hệ thống có bánh lái dạng profin không có phần bù

*Phân loại hệ thống theo bộ truyền + Hệ thống lái điện-cơ

+ Hệ thống lái điện – thủy lực

*Phân loại theo chế độ công tác của hệ thống + chế độ lái đơn giản

+ Chế độ lái lặp + Chế độ lái tự động + Chế độ lái sự cố

– Các yêu cầu cơ bản và quy phạm đăng kiểm

+ Hệ thống lái phải có cấu tạo đơn giản, có độ bền cao. Hệ thống điều khiển phải được thiết kế với sơ đồ đơn giản nhất, sử dụng ít các khí cụ

+ Có hệ số dự trữ cao. Những phần tử quan trọng trong hệ thống đều được lắp ráp dưới dạng kép. Chúng có thể làm việc độc lập hoặc song song với nhau.

+ Có khả năng quá tải lớn theo momen quay của phần tử thực hiện phải luôn lớn hơn momen cản cực đại xuất hiện trên trụ lái trong qúa trình bẻ lái.

+ Phải đảm bảo thời gian bẻ lái khi tàu hành trình tốc độ lớn nhất, thời gian bẻ lái từ 35° mạn này sang 35° mạn kia của con tàu không vượt quá 28s.

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

+ Đối với tàu quân sự và các tàu công trình tgian bẻ lái từ góc bẻ lái lớn nhất mạn này sang góc bẻ lái lớn nhất mạn kia là 20s hoặc có thể nhỏ hơn.

+ Đơn giản và thuận tiện trong điều kiện. Mọi thao tác điều khiển cần được thực hiện thông qua 1 cơ cấu điều khiển. Cần có ít nhất từ 2-3 trạm điều khiển.

+ Phải có thiết bị kiểm tra để biết vị trí thực của bánh lại. Thiết bị này phải hoạt động tin cậy với độ chính xác cho phép. Sai số ở vùng bẻ lái nhỏ là ±1, ở vùng góc bẻ lái lớn có thể la ±2,5°

+ Phải có hệ thống lái sự cố. Khi chuyển từ hệ thống lái chính sang hệ thống lái sự cố, thời gian không vượt quá 2 phút.

+ Trọng lượng va kích thước nhỏ, giá thành thấp

Các yêu cầu đối với hệ thống lái được quy định tại các điều 511- 522 của “Quy phạm trang thiết bị tàu biển” do Đăng kiểm Việt Nam ban hành.

Câu 13. Trình bày các chế độ lái có trong hệ thống lái?

– Chế độ lái đơn giản: là chế độ lái có tất cả các hệ thống lái. Hệ thống này sẽ được sử dụng khi hệ thống lái lặp và hệ thống lái tự động không còn khả năng hoạt động.

Ở chế độ lái này, vị trí bánh lái không phụ thuộc vào vị trí tay điều khiển.

Điều khiển hoạt động của hệ thống có thể là tay điều khiển hoặc nút bấm điều khiển kết hợp với trạm từ.

– Chế độ lái lặp: là chế độ lái trong đó vị trí của bánh lái luôn trùng với vị trí của tay điều khiển. Để làm dk điều đó, một thiết bị không thể thiếu được trong hệ thống điều khiển đó là thiết bị lặp

+ Nguyên lí: khi vị trí vô lăng trùng với vị trí góc lệch bánh lái thì hàm điều khiển Y=0 khi đó máy lái tự động làm việc, bánh láikhôngquay.

Khi vị trí vô lăng lệch đi 1 góc thì xuất hiện sai độ lệch giữa góc của vô lăng và góc lệch bánh lái nên hàm Y khác 0 khi đó máy lái làm vc và bánh lái sẽ quay tịnh tiến dần đến điểm trùng với góc lệch vô lăng thì Y=0 khi đó bánh lái dừng. Nếu đảo chiều quay vô lăng bánh lái quay ngược lại

– Chế độ lái tự động:

Là chế độ có khả năng tự động giữ cho con tàu đi theo 1 hướng đi cho trước, không cần sự tác động của con người

Câu 14. Trình bày phương pháp tạo lặp dùng cầu điện trở trong hệ thống lái?

Trả lời:

Cấu tạo: cầu cân bằng điện trở gồm 2 triết áp R1 và R2 hoàn toàn giống nhau về trị số, vật liệu chế tạo… chiết áp R1 đặt trên buông lái gọi là phần tử phát. Chiết áp R2 đặt ở buồng máy lái được dọi là phần tử phản hồi. Nguồn nuôi cho cầu cân bằng điện phải là dòng 1 chiều.

Nguyên lí hoạt động:

– Giả thiết tay điều khiển ở vị trí 0 và bánh lái đang nằm ở vị trí mặt phẳng đối xứng của tàu. Khi tay điều khiển và bánh lái đang nằm ờ vị trí này con chạy của chiết áp R1 nằm tại điểm 01 còn con chạy của chiết áp thu R2 nằm ở điểm 01′. Khi đó điện thế tại 01 và 01′ như nhau. Tín hiệu điều khiển lúc này không có. Hẹ thống lại không hoạt động, bánh lái chưa quay.

– Giả sử bẻ lái về bên phải 1 góc a°. Quay vô lăng lái để chỉ kim chỉ thị lệch lái tới góc a° phải. Khi vô lăng lái quay, con chạy của R1 quay theo. Kim chỉ thị ở a° phải thì con chạy của R1 di chuyển tới 02. U01>U’02, cân bằng của cầu bị phá vỡ, có dòng từ 02 tới 0’1. Qua điện trở R nhận tín hiệu điều khiển UĐk, tín hiệu điều khiển được khuêch đại, sau đó được đưa tới phần tử thực hiện. Dưới tác động của tín hiệu điều khiển bánh lái sẽ quay dần tới góc a° phải. Khi bánh lái quay con chạy của R2 cũng chạy theo. Khi bánh lái quay tới góc a° phải thì con chạy R2 di chuyển tới điểm 02′ (U02= U’02), không còn dòng cân bằng nên tín hiệu điều khiển mất đi. Bánh lái dừng ở góc a° phải. Quá trình lặp giữa bánh lái và tay điều khiển đã được thực hiện

– Giả sử tay điều khiển đang ở vị trí không, bánh lái nằm ở mặt phẳng đới xứng của tàu, nếu muốn bẻ lái về góc α1° nào đó. Quay tay điều khiển sang trái để kim chỉ thị góc lệch lái đến α1° trái. Con chạy của R1 di chuyển đến 03. Khi đó U03<U’01 có dòng cân bằng từ 01′ đến 03. Tín hiệu điều khiển đổi dấu. Qua hệ thống điều khiển, bánh lái được quay sang trái dần tới góc α1° trái con chạy của R2 di chuyên tới 03’. (U03=U’03). Dòng cân bằng = 0, tín hiệu điều khiển mất đi. Bánh lái dừng ở góc αi° trái

– Phương pháp tạo lặp bằng cầu điện trở tín hiệu điều khiển thường có giá trị nhỏ. Vì vậy, tín hiệu này cần phải khuếch đại trước khi đưa tới phần tử thực hiện.

Câu 15. Trình bày chức năng, phân loại, sơ đồ cấu trúc hệ thống chỉ báo góc lại?

– Chức năng:

Làm nhiệm vụ truyền đạt một cách chính xác độ lệch của bánh lái so với máy phát đối xứng của tàu.

– Phân loại:

+ loại cầu điện trở

+ loại xenxin

+ loại động cơ bước

– Sơ đồ cấu trúc

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here