Đề Cương Điện Tàu Thủy

0
5446
de cuong dien tau thuy
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Điện Tàu Thủy

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanĐề cương an toàn lao động (Tự Luận)


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Điện Tàu Thủy

Câu 1: Trình bày điều kiện công tác và các yêu cầu cơ bản của các trang thiết bị điện trên tàu thủy?

Trả Lời:

Điều kiện công tác của trang thiết bị trên tàu thủy:

Ở dưới nước, các trang thiết bị điện phải làm việc trong các điều kiện hết sức khắt khe như:

–              Thay đổi nhiệt độ trong một phạm vi rộng có thể từ -40°c đến +50°c

–              Làm việc trong điều kiện độ ẩm lớn từ 40-98%

–              Hoạt động trong điều kiện rung lắc, dao động do sóng, gió, dòng chảy và sự dao động do máy chính, máy phụ hoạt động gây nên.

–              Điều kiện về giới hạn không gian tập trung thiết bị trong diện tích hẹp

–              Ngoài ra chúng còn chịu sự tác động của dầu mỡ, nước biển và các chất hóa học khác

Các yêu cầu cơ bản đối với các trang thiết bị trên tàu thủy.

– Các yêu cầu kĩ thuật:

+ Các trang thiết bị điện dùng trên tàu phải có cấp điện áp cao, có khả năng chống ẩm tốt, có khả năng chống lại sự tác dộng dầu mỡ, nước biển và các chất hóa học khác.

+ Chúng cần có các bảo vệ chống va chạm cơ học, chống nước, chống nổ…

+ Trong khi làm viếc ít gay tiếng ồn, nhiễu cho các thiết bị khác như: rada, la bàn…

+ Các trang thiết bị điện phải hoạt động tin cậy, chắc chắn trong mọi điều kiện thời tiết và trạng thái mặt biển.

+ Dễ dàng thuận tiện trong vận hành, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa.

– Các yêu cầu về kinh tế:

+ Có trọng lượng, kích thước nhỏ, giá thành hạ.

+ Có khả năng lắp dẫn và thay thế khi cần thiết.

+ Khai thác kinh tế và có hiệu quả nhất

Câu 2: Trình bày các cách phân loại Trạm phát điện tàu thủy?

Trả Lời:

  1. a) Phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ

+ Trạm phát điện cung cấp năng lượng cho toàn bộ mạng điện.

+ Trạm phát điện cung cấp năng lượng điện để quay chân vịt tàu.

+ Trạm phát điện sự cố cung cấp nguồn điện cho một số phụ tải sự cố. Trạm này chỉ hoạt động khi trạm phát chính bị sự cố. Nó thường đặt trên mớn nước tàu.

  1. b) Phân loại dựa theo dòng điện

+ Trạm phát dòng điện 1 chiều

+ Trạm phát dòng điện xoay chiều

  1. c) Phân loại dựa theo hệ truyền động

+ Trạm phát điện bằng động cơ đôt trong: dùng động cơ đốt trong lai máy phát điện. Số lượng các tổ hợp diesel – máy phát từ 2-6 cái.

+ Trạm phát điện truyền động hỗn hợp: thường kết hợp truyền động bằng động cơ đốt trong và bằng tuốc bin tốc độ thấp. Tuốc bin được cấp từ nồi hơi đốt bằng dầu.

+ Trạm phát điện có máy phát điện đồng trục: thường kết hợp truyền động bằng động cơ diesel – máy phát (D-G) và động cơ diesel chính lai đồng trục với máy phát điện.

+ Trạm phát điện tren tàu cứu hộ, nạo vét, công trình..

  1. d) Phân loại dựa theo mức độ tự động

+ Cấp A1: không cần sĩ quan trực ca dưới buồng máy cũng như buồng điều khiển

+ Cấp A2: không cần sĩ quan trực ca dưới buồng máy nhưng cần sĩ quan trên buồng điều khiển

+ Cấp A3: Các loại tàu phải thường xuyên kiểm tra ở buồng điều khiển thao tác điều khiển và kiểm tra phần lớn bằng tay.

Câu 3: Trình bày khái niệm cấu trúc chung của máy phát đồng bộ 3 pha không chổi than sử dụng trên tàu thủy?

Trả Lời:

  1. a) Khái niệm
  2. b) Cấu trúc chung:

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

Trong đó:

– Máy phát đồng bộ chính (G) có phần ứng stato, cảm ở roto

– Máy phát kích từ xoay chiều là máy phát chính đồng bộ có phần ứng quay (F) cung cấp dòng kích từ cho cộn kích từ máy phát chính, phần cảm đứng yên, cầu chỉnh lưu quay. Máy phát kích từ Xoay chiều và bộ chỉnh lưu quay được lắp trên roto của máy phát chính, tín hiệu ra xoay chiều 3 pha của máy kích từ được chỉnh lưu thành tín hiệu một chiều thông qua bộ chỉnh lưu quay để cấp cho cuộn kích từ chính máy phát.

– Bộ sấy được đặt ở nơi thoáng nhất của khung máy để năng lượng nhiệt dễ dàng tuần hoàn trong máy, phục vụ có hiệu quả, bảo vệ cuộn dây và các phần tử có liên quan đến độ ẩm.

Câu 4: Chức năng, yêu cầu đối với hệ thống tự động điều chỉnh điện áp Máy phát điện trên tàu thủy?

Trả Lời

Chức năng:

– Đảm bảo điện áp phát ra của máy phát không đổi khi dòng tải, tính chất tải thay đổi

– Đảm bảo phân bố tải vô công khi các máy phát đang công tác song song

– Đảm bảo khả năng tăng cường kích khi ngắn mạch hay xảy ra sự sụt áp lớn để nâng cao tính ổn định động và ổn định tĩnh.

– Sự cường kích dòng kích từ có tác dụng giúp cho việc khôi phục điện áp sau khi có ngắn mạch hay sụt điện áp lớn, đồng thời đảm bảo khả năng khởi động cho động cơ lồng sóc có công suất lớn, có thể đưa các máy phát vào công tác song song một cách dễ dàng và nhanh chóng, có thể giảm sụt áp và dòng ngắn mạch, có khả năng tự kích.

Yêu cầu:

Có khả năg cường kích mạnh và nhanh.

+ Nhanh được biểu hiện tỉ số ΔU/ΔF trung bình trong 5s là 108 – 135 vòng/giây, nếu bộ tự động điều chỉnh điện áp dùng các máy kích từ. Còn nếu là tự kích từ là 250 – 300 vòng/giây.

+ Mạch biểu diễn ở tì số Uktmax/Uktđm = 2,5 nếu hệ thống có máy kích từ và bằng 3 – 4 nếu tự kích.

Đối với máy phát đồng bộ.

+ Khi tải thay đổi từ 0 – Iđm, cos φ  cos φ đm thì ΔU nhở hơn hoặc bằng 2,5

+ Đối với máy phát sự cố thì ΔU nhỏ hơn hoặc bẳng 3.5%

Khi nhận tải 3 pha đối xứng định mức với tần số định mức thì yêu cầu điện áp không được sụt áp quá 15% khi nhận tải không được vượt quá 25% khi bót tải.

Khôi phục điện áp sau 1,5s với sai số ± 3% và sau 5s với sai số ± 4%

Có lượng kích từ dự trữ để có thể giữ trong 2s ở điện áp định mức với độ chính xác 10% khi quá tai 150% và cos φ = 0,6.

Câu 5: Phân tích nguyên nhân gây ra dao động do điện áp?

Trả Lời: Có 4 nguyên nhân cơ bản làm thay đổi điện áp cảu máy phát điện đong bộ:

1/ Do dòng tải của máy phát thay đổi

– Khi dòng tải của máy phát thay đổi mà cos φ =const và n = const, It= var thi sẽ xảy ra 2 trườn hợp:

+ Làm cho phản ứng của máy phát thay đổi gây ra sự thay đổi từ thông trong các cuộn dây phần ứng làm thay dổi điện áp của máy.

+ Giáng áp trên điện trở nội của máy phát thay đổi.

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

2/ Do tính chất của tải thay đổi:

Nếu IT= const, n= const thì cos φ = var sẽ làm thay đổi độ khử từ của phản ứng phân tử và dẫn đến thay đổi điện áp của máy phát.

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

3/ Khi tốc độ quay thay đổi:

– Nếu cos φ = const, IF = const, n =var thì lúc này sức điện động sinh ra trong cuộn dây của stator của máy phát bị thay đổi dẫn đến sự thay đổi điện áp ra của máy phát.

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

4/ Do sự thay đổi nhiệt độ của các cuộn dây máy phát Khi t°= var

Trong đó:

IT dòng tải cua máy phát

Fa: Sđđ phản ứng phần ứng

ΔU: điện áp rơi trên cuộn dây phần ứng

φTh : từ thông tổng hợp

EF: sức điện dộng cảm ứng trong cuộn dây phần ứng

Uf: điện áp trên trụ đấu dây của máy phát

T°: nhiệt độ cuộn dây

n: tốc độ quay

Rư: điện trở cuộn dây phần ứng.

IKT : dòng kích từ của máy phát

Đề cương Điện Tàu Thủy de cuong dien tau thuy

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên còn có một số nguyên nhân phụ cũng gây ra sự dao dộng điện áp như điện trở tiếp xúc của chổi than và vành khuyên, cách điện của hệ thống thấp..

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here