Dàn ý, 3 bài văn Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động hay nhất

0
1738
Nghị luận nêu suy nghĩ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Dàn ý, 3 bài văn Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Đề cương liên quan: Dàn ý, 2 bài văn Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn hay nhất


Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động hay nhất

  1. Mở bài

– Nêu vấn đề: Cách để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định giá trị của bản thân nhanh nhất chính là hành động. M. Xi-xê-rông cũng đã từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Quảng Cáo
  1. Thân bài
  2. Giải thích

– Trong câu nói trên “đức hạnh” là khái niệm dùng để chỉ những tính nết và đạo đức nói chung của con người.

– “Hành động” là việc làm cụ thể, có mục đích, có ý thức.

– Có thể câu nói trên có nghĩa là:

    + Chỉ hành động cụ thể mới là minh chứng chân thực nhất cho phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.

    + Mặt khác, điều tạo nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người chính là những việc làm cụ thể, có mục đích tốt đẹp, có ý thức rõ ràng. Cũng nhờ có đức hạnh trong tâm mới có những hành động tốt đẹp.

  1. Phân tích

– Những suy nghĩ, tình cảm của con người đều tồn tại ở dạng trừu tượng bởi vậy, khó có thể biết được những phẩm chất tốt của con người thông qua suy nghĩ, tình cảm của họ. Hành động chính là thước đo chân thực của mọi phẩm chất tốt đẹp.

– Mặt khác, nếu có những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp mà chỉ giữ trong lòng, hoặc nói suông không thể hiện ra bằng hành động thì đó chỉ là sự huyễn hoặc người khác và tự huyễn hoặc bản thân về phẩm chất tốt của mình. VD: một bộ phận giới trẻ là những “anh hùng bàn phím” trên các rang mạng xã hội, chỉ biết nói những diều hay nhưng thực tế lại không thực hiện.

– Đức hạnh là nguồn cội, là động lực để thúc đẩy mỗi con người tạo ra những hành động có ích. VD: Vì có tinh thần tương thân tương ái nên hàng triệu người cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung trong mùa bão lũ,

  1. Bác bỏ

– Không chỉ là những hành động lớn lao mới thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất tốt ở ngay trong những hành dộng nhỏ bé, bình dị: ánh mắt yêu thương, cái nắm tay ủng hộ, …

– Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.

– Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn có những kẻ chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng.

  1. Suy nghĩ về việc tu dưỡng đạo đức

– Đây là quan điểm đúng đắn về quan hệ thống nhất giữa đạo đức và hành động thực tiễn.

– Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.

– Phải có lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, khắc phục những khó khăn để biến những suy nghĩ thành hành động thực tiễn.

– Lên án những kẻ đạo đức giả, có hành động ích kỉ, độc ác, chỉ biết nói suông.

  1. Kết bài

– Đánh giá của bản thân: những hành động cao đẹp không chỉ thể hiện được đức hạnh của bản thân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: tạo ra một xã hội văn minh, người gần người hơn, …

Bài văn mẫu Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động hay nhất

Bài văn mẫu 1

Danh ngôn có câu:

” Ý nghĩa là nụ hoa

Lời nói là bông hoa

Việc làm là quả ngọt”.

   Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?

   Trước hết cần phải hiểu ” đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.

   Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.

   Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.

   Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.

   Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

Bài văn mẫu 2

Đối với Mạnh Tử “nhân nghĩa” không chỉ dừng lại là lòng yêu thương con người mà nó cần phải được biểu hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể. Và những nhà tư tưởng lớn dù ở những không gian, thời gian khác nhau vẫn luôn có những ý tưởng chung như vậy, nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông, cũng nhận xét: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

   Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp tồn tại trong mỗi con người. Đó là tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh,… những biểu hiện tuy bé nhỏ nhưng đó chính là đức hạnh. Đức hạnh tốt sẽ là khởi nguồn cho những hành động tốt. Hành động là những việc làm cụ thể, thiết thực với bạn bè, người thân hay ngay cả với những người xa lạ khi họ gặp phải khó khăn, bất hạnh. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp cổ đại đã cho thấy sự thống nhất giữa những nét đẹp trong nhân cách, phẩm chất của con người luôn đi đôi với hành động của chính bản thân họ.

   Quả thực phẩm giá và đức hạnh của mỗi người sẽ được biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất qua chính hành động của người đó. Nếu chỉ nói mà không làm thì đó chẳng phải là lời nói suông đó sao. Trong cuộc sống mỗi chúng ta sẽ có những cách riêng để bộc lộc tính cách, phẩm chất của bản thân, những cách ngắn nhất và nhanh nhất chính là qua hành động của bạn với những người xung quanh. Bạn thấy một đứa trẻ lang thang đói rách, nếu yêu thương, xót xa bạn sẽ mua cho chúng chiếc bánh, cái áo. Bạn thấy một cô gái trên xe bus bị móc túi, hành động đúng đắn không phải lơ đi mà chính là ra tay giúp đỡ cô ấy, bắt lấy kẻ ăn trộm,… Những việc làm thiết thực, cụ thể mới là minh chứng rõ ràng nhất để mọi người thấy được nhân cách cao đẹp của bạn. Như vậy, ta có thể thấy rằng, hành động chính là thước đo tin cậy, xác đáng nhất để đánh giá bản chất, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người, cũng đúng như mọi người vẫn nói: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”.

    Những hành động, việc làm tốt đẹp không chỉ đem lại niềm vui, cứu giúp những người xung quanh mà ngay chính bản thân những người thực hiện hành động đó cũng có niềm vui, sự hạnh phúc. Beethoven đã từng chia sẻ rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Như vậy, thực hiện một hành động tốt, một nghĩa cử cao đẹp sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn cho mỗi chúng ta.

   Biểu hiện của một người có tấm lòng, nhân cách tốt có khi rất nhỏ bé, đơn giản là giúp đỡ một bà cụ qua đường, là dám đứng lên nói ra kẻ đang móc túi,… Nhưng cũng có khi là những hành động, việc làm phi thường. Những ngày vừa qua, chúng ta không khỏi vui mừng và biết ơn những người lính cứu trợ quả cảm đã anh dũng cứu một đội bóng đá nhí ở Thái Lan bị mắc kẹt trong hang nhiều ngày. Và một trong những số những người anh hùng ấy đã anh dũng hi sinh trong quá trình dò đường vào hang để giải cứu các em. Những nghĩa cử, hành động cao đẹp đó, cả đời này chúng ta sẽ không bao giờ quên. Nó cũng đem đến cho chúng ta một bài học về sự cống hiến và hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

   Nhưng bên cạnh những người sống có đạo đức, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác bằng những hành động thiết thực, lại có rất nhiều kẻ sống giả tạo, dối trá. Chỉ có lời nói đơn thuần, không có những hành động cụ thể giúp đỡ người khác. Hoặc sống vị kỷ, chỉ nghĩ cho riêng bản thân, chăm lo cho lợi ích cá nhân. Hoặc cũng có những kẻ khi thực hiện hành động của mình lại nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, không mang tính tự nguyện đây cũng là một hành vi đáng lên án. Khi giúp đỡ những người xung quanh chúng ta phải giúp bằng một trái tim chân thành, không vụ lợi, chỉ có như vậy hành động của bạn mới trở nên ý nghĩa.

   Nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đem đến cho chúng ta những lời khuyên chân thành, quý giá trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định sự gắn bó thống nhất giữa lí tưởng, nhân cách cao đẹp với hành động trong thực tiễn của mỗi con người. Là một học sinh, đang trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức chúng ta phải tích cực học tập, tu dưỡng nhân cách, dám nhìn nhận những sai lầm và sửa chữa, không ngừng hoàn thiện để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình đó, không tránh khỏi những lúc sợ hãi khi gặp khó khăn, bị cám dỗ bởi nhiều yếu tố xung quanh. Những lúc như vậy cần mạnh mẽ, kiên định, để không bị tha hóa về nhân cách, tinh thần.

   Yêu thương, không chỉ là lời nói, nó còn là hành động, là việc làm cụ thể thiết thực. Nếu mọi người luôn yêu thương, quan tâm nhau bằng những hành động thiết thực thì xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn, các tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi.

Bài văn mẫu 3

M.Xi-xê-rông đã từng nói rằng: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Quả thực đúng như vậy, là một người có phẩm chất, tính nết tốt, hay không tốt đều sẽ được bộc lộ hết qua cách cư xử, hành động của họ.

   Đức hạnh có thể hiểu là những nét tính cách tốt đẹp, đạo đức của mỗi con người. Hành động là những việc làm thực tế của bản thân, tác động vào vật, người khác. Đức hạnh của mỗi con người sẽ được thể hiện qua lời nói, đặc biệt là qua những việc làm cụ thể. Nó thể hiện mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng, tập thể, xã hội. Đây chính là thước đo để đánh giá nhân cách phẩm chất của mỗi con người.

   Trước hết đức hạnh của mỗi con người thể hiện ở hành động vì người khác, vì sự sống. Nhớ lại những câu chuyện cổ tích xưa, ta vẫn cảm phục chàng Thạch Sanh dũng cảm, biết bao lần liều đem thân mình cứu công chúa, cứu con trai vua Thủy Tề. thậm chí đối với kẻ đã nhiều lần hãm hại mình là mẹ con Lý Thông chàng vẫn đặt một chữ từ bi lên hàng đầu, tha cho chúng về quê làm ăn. Không phải bằng lời nói mà chính là ở hành động cho chúng ta thấy sự đức hạnh của chàng. Và cũng không thể không nhắc đến chàng Lục Vân Tiên nghĩa hiệp, trượng nghĩa đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Há chẳng phải là hành động xả thân vì nghĩa, quên mình vì cứu giúp người khác đó sao. Quả thật chẳng ở đâu mà đức hạnh được biểu hiện rõ bằng hành động và thông qua hành động như vậy,

   Ta vẫn biết rằng vẫn có những kẻ giả dối, “miệng nam mô bụng bồ dao găm”. Nhưng cũng phải thấy rằng mọi sự giả tạo rồi cuối cùng cũng không thể giấu giếm mãi. Nếu hành động nhân đức, vì mọi người tất sẽ được mọi người biết đến và trân trọng. Ngược lại, những kẻ hành động bất nhân bất nghĩa tất sẽ bị vạch trần.

   Phẩm chất cao quý, sự đức hạnh của mỗi con người còn được thể hiện qua hành động vì nước, vì dân của những bậc anh hùng, hảo hán xưa nay. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta không khó để có thể tìm được một vị anh hùng vì nước quên thân. Ví như Nguyễn Trãi, cả đời ông đã hi sinh vì sự nghiệp lớn của đất nước:

       Bui một tấc lòng ưu ái cũ

       Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng

   Tiếp đến có thể kể đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, dẹp tan hai mươi vạn quân Thanh, đem lại cuộc sống yên bình cho muôn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi tuổi đời còn trẻ đã mang trong mình một khat khao mãnh liệt đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích, gôm cùm. Và người thanh niên ấy, đã cống hiến cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc riêng để phục vụ cho dân tộc, cho nước. Thanh niên ngày nay cũng có biết bao hành động đẹp đẽ giúp đỡ những đồng bào khó khăn, giúp đỡ người già neo đơn. Tuy nhỏ bé trong hành động nhưng lại là cách thể hiện rõ ràng nhất của những con người có phẩm hạnh tốt đẹp.

   Nhưng bên cạnh những con người như vậy, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sống thờ ơ, ích kỉ, không phấn đấu, luôn bàn quan với những gì xảy ra xung quanh. Hoặc có những kẻ lại quá giả tạo, phơi bày những hành động tưởng như đẹp đẽ nhưng thực chất lại là cách thức để đánh bóng tên tuổi. Mọi suy nghĩ, hành động đó đều cho thấy đó là những kẻ có phẩm hạnh đạo đức kém cỏi

   Là một thanh niên, tương lai của đất nước, thế hệ trẻ hiện này phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Để bản thân không chỉ là một người giỏi, tài năng phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mà còn là một người có đức độ để cứu giúp, tương trợ những người bất hạnh xung quanh mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here