Công Pháp Và Tư Pháp (Phần 2)

0
21266
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Trình bày nguyên tắc “Luật nơi có tài sản”? Những trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc này?

* Tài sản ở nước nào thì áp dụng luật ở đó để giải quyết. Khi tài sản tồn tại ở lãnh thổ nước nào thì việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản luôn thuộc về quyền tài phán của pháp luật quốc gia nơi hiện có tài sản, đặc biệt là BĐS.  Hệ thống pháp luật của nơi có tài sản thực tế tồn tại. Là cơ sở căn cứ vào học thuyết quy chế lãnh thổ: tài sản nằm ở đâu thì luôn luôn có sự điều chỉnh của toàn bộ hệ thống pháp luật nước đó.
* Phạm vi áp dụng:

•Giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Bao gồm cả động sản và bất động sản) và thừa kế tài sản là bất động sản (Bao gồm cả bất động sản không người thừa kế). Chỉ được áp dụng với tài sản hữu hình.
• Áp dụng đối với quy chế pháp lý tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
* Trường hợp ngoại lệ:
•Tài sản thuộc quốc gia.
•Tài sản của pháp nhân nước ngoài.
•Tài sản đang nằm trên đường vận chuyển.

Câu 12: Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán theo Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (Công ước Viên 1980); theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005?

Công ước Viên 1980 Điều 68:

Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu.

Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua không giống nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là không gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro. Điều 440.1 Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.

Câu 13: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế là gì? Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam?

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có YTNN:

  • Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.
  • Hợp đồng kí kế ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở).
  • Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.

Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng:

Quảng Cáo

Ðiều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự 

  1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.
  2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

VD: K2 Điều 27: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài thì hình thức của nó phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Câu 14: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế là gì? Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng theo pháp luật Việt Nam?

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có YTNN:

  • Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.
  • Hợp đồng kí kế ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở).
  • Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.

Giải quyết xung đột về nội dung hợp đồng

Theo pháp luật Việt Nam, điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :

  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.

Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

  1. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hơp đồng dân sự có yêu tố nước ngoài  được thể hiện:

– Tuân theo thỏa thuận của các bên về luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng.

– Nếu các bên không có thỏa thuận thì quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.-

– Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 15: Phân biệt xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT?

Phân biệt “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”.

Về khái niệm “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:

“Xung đột luật”: Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình. Các hệ thống pháp luật đó khác nhau và có thể trái ngược nhau hoàn toàn. Xung đột luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay một quan hệ pháp luật khác. Như vậy, khái niệm xung đột luật được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cũng có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định.

“Xung đột thẩm quyền”: Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thuật ngữ mang tính ước lệ. Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế, khi có một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (có thể là vụ việc dân sự, kinh tế, lao động,…) thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có hai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Do đó, khái niệm xung đột thẩm quyền được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các quốc gia khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

Về bản chất của “xung đột luật” và xung đột thẩm quyền”:

“Xung đột luật”: Bản chất của xung đột luật là phải tìm ra được hệ thống pháp luật áp dụng cho một quan hệ quốc tế cụ thể phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình, lao động…Nghĩa là phải xác định các quy phạm luật thực chất cụ thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Xung đột luật mang tính khách quan, dù muốn hay không muốn thì xung đột luật vẫn tồn tại.

“Xung đột thẩm quyền”: Bản chất của xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể, để làm rõ Tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết thực chất vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể đã phát sinh. Bản chất của hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có liên hệ mật thiết với nhóm vấn đề thuộc Tố tụng dân sự quốc tế, trong đó có các vấn đề chính sau đây: xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với các vụ việc tranh chấp thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế; ủy thác tư pháp quốc tế và thực hiện các hành vi tố tụng dân sự quôc tế riêng biệt; công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài…

Về đặc điểm của “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:

“Xung đột luật” luôn có sự xuất hiện của từ hai hệ thống pháp luật trở lên và sự tham gia của các hệ thống pháp luật chỉ cần dừng ở mức khả năng. Nghĩa là khi xảy ra xung đột luật mà đã giải quyết bằng cách chọn được một hệ thống pháp luật điều chỉnh tình tiết cụ thể thì những hệ thống pháp luật khác không điều chỉnh thêm về tình tiết đó nữa, hay nói cách khác sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật là duy nhất đối với một tình tiết cụ thể.

Trong khi đó, “xung đột thẩm quyền” lại luôn có sự xuất hiện của ít nhất hai cơ quan tư pháp của hai quốc gia khác nhau và không chắc chắn xác định được thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc duy nhất một cơ quan của quốc gia nào. Các cơ quan tư pháp có quyền xét xử theo thẩm quyền của mình và không loại trừ thẩm quyền xét xử của các cơ quan tư pháp của quốc gia khác. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng song án trên thực tế. Cần lưu ý về phạm vi phát sinh xung đột luật và xung đột thẩm quyền cũng có điểm khác nhau. Nếu như xung đột luật phát sinh trong việc giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì xung đột thẩm quyền chỉ phát sinh trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Về giải quyết “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:

Phương pháp giải quyết xung đột luật bao gồm: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này có sự kết hợp hài hòa cũng như tác động tương hỗ lẫn nhau để thiết lập một cơ chế điều chỉnh nhằm giải quyết một cách có hiệu quả xung đột pháp luật. Qua đó thiết lập một cơ chế điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế và bảo đảm trật tự dân sự quốc tế.

Phương pháp giải quyết xung đột thẩm quyền, đó là xây dựng các quy phạm thực chất, xác định cụ thể thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc bằng cách vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi nhận trong văn bản pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế.

Một điểm chú ý trong quá trình giải quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền là việc giải quyết xung đột thẩm quyền phải được diễn ra trước. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi về thẩm quyền, xác định được chủ thể có quyền giải quyết vụ việc thì mới có thể giải quyết được câu hỏi thứ hai – giải quyết xung đột pháp luật.

Cụ thể về những điểm khác nhau giữa hai phương pháp giải quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền sẽ được làm rõ ở phần sau đây:

So sánh cách thức giải quyết “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”.

 Những điểm tương đồng trong cách thức giải quyết “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:

Việc giải quyết xung đột luật hay xung đột thẩm quyền đều phải dựa trên những nguyên tắc nhất định chứ không thể tự do, tùy tiện. Nghĩa là dù cho việc lựa chọn đó là lựa chọn cơ quan có thẩm quyền xét xử hay hệ thống pháp luật được áp dụng thì đều không dựa vào ý chí chủ quan của bất kỳ chủ thể nào, dù đó là các bên trong quan hệ hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Điểm thứ hai là trong quá trình giải quyết xung đột thẩm quyền cũng như xung đột luật đều sử dụng các quy phạm xung đột và các quy phạm thực chất tuy cách sử dụng hai loại quy phạm này đối với mỗi trường hợp giải quyết xung đột là khác nhau.

Những điểm khác biệt trong cách thức giải quyết “xung đột luật” và xung đột thẩm quyền”:

Thứ nhất, về trình tự giải quyết xung đột: Trước hết phải phải giải quyết xung đột thẩm quyền, sau đó mới giải quyết xung đột pháp luật. Chỉ khi xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì mới xét đến việc giải quyết vụ việc đó như thế nào. Việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là hành vi tố tụng được thực hiện trước khi giải quyết vấn đề xung đột pháp luật.

Việc giải quyết xung đột luật là bước thứ hai trong mối liên hệ giữa giải quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền. Xung đột luật và xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở một số nước theo hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở nguyên tắc lãnh thổ trong áp dụng pháp luật, vấn đề xác định hệ thống pháp luật và thẩm quyền xét xử của Tòa án thường trùng hợp một cách ngẫu nhiên. Nghĩa là Tòa án có thẩm quyền giải quyết chỉ áp dụng pháp luật nước mình (theo nguyên tắc Luật Tòa án – Lex fori). Song do mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nguyên tắc lãnh thổ trong áp dụng luật bị hạn chế phạm vi hiệu lực. Thế nên các trường hợp phát sinh đồng thời cả việc giải quyết xung đột thẩm quyền và giải quyết xung đột luật hiếm gặp hơn.

Thứ hai, về chủ thể có quyền giải quyết xung đột: Chủ thể có thẩm quyền giải quyết xung đột thẩm quyền là Tòa án nơi có đơn kiện của một trong hai bên chủ thể của tranh chấp. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết xung đột luật là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, về phương pháp giải quyết xung đột:

– Đối với xung đột thẩm quyền: Trong quá trình giải quyết xung đột thẩm quyền, người ta sử dụng hai phương pháp sau đây:

Một là, các quốc gia xây dựng các quy phạm thống nhất xác định thẩm quyền dân sự quốc tế. Đó là các quy phạm điều ước quốc tế về Tố tụng dân sự quốc tế.

Hai là có thể vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi nhận trong văn bản pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế có liên quan.

Khi tiến hành trên thực tế, Tòa án cần dựa vào các quy tắc, dấu hiệu được pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế liên quan quy định để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Có rất nhiều quy tắc, dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền, có thể nêu một số dấu hiệu phổ biến áp dụng trong thực tiễn, đó là:

+ Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự trong vụ án dân sự quốc tế.

+ Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.

+ Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn hoặc tài sản của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước nơi có Tòa án giải quyết tranh chấp.

+ Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp.

+ Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu mối quan hệ giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có Tòa án thụ lý đơn kiện.

– Đối với xung đột luật: Trong Tư pháp quốc tế có những cách thức rất riêng và đặc thù để giải quyết xung đột luật. Đó là hai phương pháp: Phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.

Phương pháp xung đột: được hình thành và xây dựng trên các nền tảng hệ thống quy phạm xung đột của quốc gia (bao gồm quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia và quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Cơ sở để tiến hành phương pháp này là các quy phạm xung đột.

Phương pháp thực chất: được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế. Phương pháp này có ý nghĩa trực tiếp trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất có thể bao gồm quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất nằm trong luật quốc gia.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here