Công Pháp và Tư Pháp (Phần 1)

0
6130
Công Pháp Đề cương đại học
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Công pháp và Tư Pháp

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Công pháp và Tư Pháp

Mục Lục

Quảng Cáo

Vì đây là đề cương dài nên mình chia làm hai phần:

Phần 1: Công Pháp

Phần 2: Tư Pháp

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Công pháp và Tư Pháp

Câu 1. Khái niệm Luật quốc tế? Phân tích các đặc trưng cơ bản của luật quốc tế?

  1. Khái niệm: LQT là một hệ thống pháp luật độc lập bao gồm những nguyên tắc, những QPPL

+ Được các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng

+ Nhằm điều chỉnh các mqh nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể LQT với nhau (chủ yếu là các quốc gia)

+ Khi cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do các chủ thể do chính các chủ thể của LQT thi hành bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới.

  1. Các đặc trưng cơ bản của LQT

+  Chủ thể: Quốc gia (là chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT), các  tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể pháp lý lãnh thổ khác quốc gia.

+ Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT là các quan hệ mang tínhchất liên quốc gia liên chính phủ phát sinh trong bất kì lĩnh vực nào: qh chính trị, KT, XH,…, chủ yếu là quan hệ chính trị. Tuy nhiên ko phải tất cả các quan hệ quốc tế đều thuộc điều chỉnh của LQT.

+ Trình tự hình thành và xây dựng các quy phạm của LQT: Con đường hình thành duy nhất những QPPL QT là sự thỏa thuận của các quốc gia, họ tự đặt ra các quy tắc xử sự để tuân theo dưới hình thức kí kết các ĐƯQT hoặc công nhận các TQQT; không có cơ quan hay thiết chế nào có thẩm quyền để xây dựng các QPPL QT.

+  Sự thực thi và tuân thủ LQT: không có cơ quan nào ấn định một chế tài hữu hiệu để bảo vệ các quy phạm LQT. Các quốc gia thỏa thuận xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của LQT có trách nhiệm thỏa thuận quy định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT. Trường hợp ko có thỏa thuận các QG vẫn có quyền AD các biện pháp cưỡng chế đó. VD: tự vệ hợp pháp, trả đũa, cắt đứt liên lạc, bao vây cấm vận,…

Câu 2. Phân tích mqh giữa LQT và LQG

  1. Cơ sở hình thành mqh

– Cơ sở lý luận: xuất phát từ 2 chức năng cơ bản của nhà nước là đối nội và đối ngoại. Tham gia LQT đòi hỏi QG phải mở cửa, xây dựng và điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại sao cho phù hợp

– Cơ sở pháp lý:

+ Sự có mặt của quốc gia trong quá trình ban hành và  xây dựng LQT và LQG xuất phát từ lợi ích các QG

+ LQT tồn tại nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Nguyên tắc này đặt ra  nghĩa vụ cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện ĐƯQT.

  1. Tính chất mqh giữa LQT và LQG

-LQT và LQG là 2 hệ thống PL tồn tại song song và có mqh biện chứng tác động qua lại lẫn nhau góp phần cùng nhau hình thành và phát triển.

+ Xét về khía cạnh lịch sử, LQG có trước LQT, LQG ảnh hường quyết định đến sự hình thành và phát triển LQT, LQG đóng vai trò là  phương tiện thực thi LQT.

+ LQT lại có tác động trở lại vs LQG, góp phần tích cực hoàn thiện LQG nhất là các nước chậm phát triển. Khi tham gia các ĐƯQT các QG phải sửa đổi nhằm đảm bảo tính cam kết. LQT thể hiện nội dung của LQG. LQT hướng LQG theo chiều hướng tiến bộ và dân chủ hơn.

3.Ý nghĩa mqh giữa LQT và LQG

-ĐƯQT có phạm vi điều chỉnh riêng, LQT ko thể thay thế hoàn toàn LQG

– LQT có giá trị ưu tiên hơn LQG.

Câu 3. Các loại nguồn của LQT? Điều kiện để được coi là nguồn cơ bản của LQT

Nguồn của LQT là  hình thức chứa đựng các QPPL quốc tế. Gồm có nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

  1. Nguồn cơ bản

-ĐƯQT: là  thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và giữa các chủ thể LQT và đc LQT điều chỉnh. Tên gọi có thể là  Hiến chương, Hiệp định, Công ước, hiệp ước,…

-TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật. TQQP hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế (con đường truyền thống). Ngoài ra nó còn hình thành từ thực tiễn thực hiện phán quyết cơ quan tài phán quốc tế và thực tiễn thực hiện điều ước.

* Điều kiện để được coi là nguồn của LQT

-ĐƯQT:            +Phải được kí kết dựa trên cơ sở tự nguyện bình đẳng

+Phải phù hợp với các NTCB và các quy phạm mệnh lệnh chung của PL quốc tế

+Phải được kí kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan của pháp luật các bên về thẩm quyền, thủ tuc kí kết.

-TQQT             + Quy tắc xử sự đc coi là TQQT phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trong một thời gian dài liên lục và được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình.

+ Phải là quy tắc xử sự chung hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia, được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện

+QTXS đó phải có nội dung phù hợp với các NTCB của LQT

  1. Các nguồn bổ trợ

Nguyên tắc pháp luật chung

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia

Học thuyết về luật quốc tế

Câu 4. So sánh và phân tích mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT:

  1. So sánh

-Giống: đều là QPPL quốc tế, đều là nguồn cơ bản của LQT, hình thành trên cơ sở tự nguyện bình đẳng do các chủ thể LQT cùng nhau xây dựng.

-Khác nhau:

  ĐƯQT TQQT
Hình thức thành văn bất thành văn
Con đường hình thành kí kết hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần
Tốc độ hình thành nhanh lâu hơn
Quá trình sửa đổi dễ sửa đổi khó sửa đổi

 

  1. Mối quan hệ

ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau biểu hiện ở chỗ:

-Thứ nhất, sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT tương đương về nội dung mặc dù ĐƯQT có những ưu thế hơn so với TQQT (rõ rang, hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi) và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn.

-Thứ hai, TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại

-Thứ ba, quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước và ngược lại

-Thứ tư, TQQT tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT. VD: hiệu lực của điều ước vs bên thứ ba do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế.

 

Câu 5. Quy phạm pháp luật quốc tế là gì? Phân hoại quy phạm pháp luật quốc tế

  1. Khái niệm:

QPPL quốc tế là quy tắc xử sự, được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham giia quan hệ pháp luật quốc tế.

QPPL quốc tế khác với các quy phạm (quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị) và các quy tắc khác  trong hệ thống quốc tế ở hiệu lực ràng buộc đối với các chủ thể LQT

  1. Phân loại:

-Theo giá trị hiệu lực:

+Quy phạm mệnh lệnh chung: có hiệu lực bắt buộc chung, có giá trị tối cao, được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp nhận và công nhận, là quy phạm không cho phép các QG có bất kì sự vi phạm nào.

+Quy phạm tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể liên quan có quyền thỏa thuận đưa các các QTXS khác với những quy tắc mà quy phạm đề cập đến. Các chủ thể tự xác định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên trong một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

-Theo hình thức thể hiện:

+Thành văn: ĐƯQT

+Bất thành văn: TQQT

-Theo nội dung quy phạm:

+Quy phạm thực chất

+Quy phạm xung đột

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here