Luật dân sự và Tố tụng dân sự

0
3604
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6. Hãy trình bày hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?

  • Khái niệm:

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không tuân thủ 1 trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

  • Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
  • Hậu quả pháp lý:
  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.
  • Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch. Nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay 1 phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
  • Thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối, thời hạn tuyên bố vô hiệu không hạn chế.

Câu 7. Hãy nêu các khái niệm: Hợp đồng đơn vụ, hợp đồng song vụ, hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù?

  • Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, mỗi 1 bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
  • Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
  • Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng.
  • Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào.

Câu 8. Hãy phân tích về chế độ pháp lý đối với vật?

  • Khái niệm: Chế độ pháp lý đối với vật là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển vật đó.
  • Chế độ pháp lý đối với vật:
  • Vật cấm lưu thông:

Đó là những vật vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia … Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng … Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Ngoài ra, những tài sản thuộc sở hữu nhà nước như: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước… về nguyên tắc là tài sản cấm lưu thông.

  • Vật hạn chế lưu thông:

Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân,an ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển của các loại vật đó. Việc dịch chuyển quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Ví dụ: các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…

  • Vật tự do lưu thông:

Là những vật còn lại và không có quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Những vật này chủ yếu là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường.

Câu 9. Hãy phân tích về quyền chiếm hữu tài sản trong dân sự?

  • Khái niệm:

Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu.Đó cũng là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian.

Quảng Cáo

Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.

  • Phân loại:
  • Chiếm hữu có căn cứ pháp luật:

Là hình thức chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp. Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp, trước hết là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi:

  • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
  • Người được chuyển gia quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
  • Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn dấu, chìm đắm phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định: chiếm hữu trên cơ sở mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do pháp luật quy định có quyền đương nhiên chiếm hữu vật.
  • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

Là việc chiếm hữu đối với tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp luật.

  • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
  • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết rằng người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch, hoặc phải biết tài sản đó bị cấm chuyển dịch.

Câu 10. Hãy phân tích về quyền sử dụng tài sản trong dân sự?

  • Là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng tài sản phù hợp với tính năng, công dụng của tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông thường, chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình nhưng có thể được chuyển giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu.
  • Cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: sử dụng tài sản bị trưng dụng.
  • Trường hợp chủ sở hữu không đủ trình độ chuyên môn để sử dụng tài sản là các phương tiện kỹ thuật hiện đại, chủ sở hữu phải thông qua người thứ ba để thực hiện quyền sử dụng tài sản thì mới khai thác được các lợi ích vật chất, tính năng của tài sản.
  • Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here