Đề Cương An Toàn Lao Động (Tự Luận)

0
5647
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương an toàn lao động (Tự Luận)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn An Toàn Lao Động (Tự Luận)

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề Cương An Toàn Lao Động (Trắc Nghiệm)

Quảng Cáo

Câu 4: Phân loại các tác hại của bệnh nghề nghiệp? Nêu biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp?

  • Phân loại tác hại của bệnh nghề nghiệp
  1. Điều kiện khí hậu bất lợi (quá nóng hoặc quá lạnh gây say nắng, cảm lạnh, ngất…) do làm việc ngoài trời.
  2. Sự chênh lệch áp suất: gây các bệnh xung huyết, do làm việc ở miền núi, ở dưới sâu, giếng chìm, thợ lặn…
  3. Tiếng ồn tác động thường xuyên vượt mức 75dB: giảm độ thính, gây điếc cho người lao động, đóng cọc, nổ mìn, làm việc gần máy rung động mạnh.
  4. Rung động thường xuyên: Gây đau xương thấp khớp, biến đổi bệnh lý. Làm việc với các dụng cụ rung động.
  5. Tác động của bụi gây hủy hoại các cơ quan hô hấp bệnh lao phổi gặp ở việc đập, nghiền vận chuyển vật liệu, khoan, nổ mìn khai thác đá.
  6. Tác động của chất độc (nhựa thông, sơn dung môi) gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, viêm da, gặp ở công việc sơn, trang trí, nấu bitum và nhựa đường…
  7. Tác dụng của tia phóng xạ, tia rơnghen gây bệnh da cấp tính, mãn tính, lở loét thường gặp ở dò khuyết trong kim loại, kiểm tra mối hàn.
  8. Tác dụng thường xuyên của tia hồng ngoại dòng điện tần số cao, gây đau mắt, viêm mắt, thường gặp ở việc hàn điện, hàn hơi.
  9. Do nhìn lâu trong ánh sáng yếu: gây giảm thị lực, cận thị, thường gặp khi làm việc trong phòng tối, thi công ngoài trời không đủ độ chiếu sáng.
  10. Do làm việc căng thẳng của các cơ bắp gây khuếch đại tĩnh mạch thường gặp ở công việc bốc dỡ vật nặng…
  • Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

Để đề phòng các bệnh nghề nghiệp, nhiễm độc phải thực hiện tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức sau:

  1. Khi thiết kế các nhà xưởng phải đưa vào sự tiện nghi của các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu chuyển của không khí).
  2. Cơ giới hóa các quá trình sản xuất; thay các chất độc dùng trong sản xuất bằng chất không độc hoặc ít độc. Trang bị đủ hệ thống thông gió chiếu sáng.
  3. Giảm tiếng ồn, rung động bằng các bảng tiêu âm, cách âm, áp dụng các biện pháp giảm cường độ rung động đến nơi làm việc.
  4. Giảm thời gian làm việc đối với người lao động sau 1-2 giờ làm việc.
  5. Tổ chức chiếu sáng tại nơi làm việc đảm bảo đủ yêu cầu.
  6. Đề phòng bệnh phóng xạ khi tiếp xúc với chất phóng xạ và đồng vị.
  7. Sử dụng các thiết bị vệ sinh đặc biệt để giảm nóng như màn che, màn nước.
  8. Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân (giày, quần áo, mặt nạ bịt…)

Câu 5: Nguyên nhân phát sinh bụi? Phân tích tác hại của bụi đến con người? Các biện pháp phòng chống bụi?

  • Các nguyên nhân phát sinh.

Do thi công làm đất, đá, nổ mìn, bốc dỡ nhà cửa, nghiền đá, nhào trộn bêtông.

Do vận chuyển vật liệu rời: cát đất khi phun sơn bụi dưới dạng sương, phun cát làm sạch các bề mặt tường nhà.

Do các khâu sản xuất trong các xí nghiệp xây dựng nhà cửa, nhà máy bêtông đúc sẵn.

Do cháy sinh ra bụi đặc biệt bụi gỗ có thể gây nổ nguy hiểm.

  • Tác hại của bụi đối với cơ thể con người

Tác hại của bụi vào cơ thể con người phụ thuộc vào độ to nhỏ. Ví dụ bụi lớn khi lọt          qua mũi họng được giữ lại ở đó, sau đó ra ngoài cùng đờm rãi, chỉ có 1 phần vào được khí quản còn bụi nhỏ lọt sâu vào phế nang trong phổi dẫn đến viêm phổi.

Phụ thuộc vào điện tích của bụi, bụi tích điện sẽ nằm lâu trong phổi hơn, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Phụ thuộc vào độ hòa tan, độ cứng và hình dạng của bụi. Bụi amiăng, bụi xi măng, bụi than, bụi nhôm không những làm ảnh hưởng đến tế bào phổi và còn làm phá hủy nội tâm và trung ương thần kinh. Bụi cứng, sắc cạnh có thể gây chấn thương mắt.

Có loại bám vào lỗ chân lông dẫn đến viêm da.

  • Các biện pháp chống bụi

*Biện pháp chung.

Các trạm máy đập nghiền đá, kho vật liệu rời, máy nhào trộn… phải bố trí cuối hướng gió, xa chỗ làm việc khác.

Cơ giới hoá việc bốc dỡ vật liệu rời hoặc vận chuyển bằng đường ống kín, thay đá mài thiên nhiên bằng đá nhân tạo.

Phun nước tưới ẩm vật liệu trong quá trình thi công phát sinh bụi.

Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi.

Làm hệ thống thông hơi hút bụi trong các nhà xưởng có nhiều bụi.

Làm vệ sinh thường xuyên các phòng và nơi làm việc.

*Biện pháp phòng hộ cá nhân.

Ở các nơi làm việc phải có đủ nhà tắm nơi rửa ráy cho người lao động.

Phải trang bị quần áo chống bụi, phải có khẩu trang.

Đối với bụi độc phải có bình thở, mặt nạ, kính bảo hiểm mắt, mũi, mồm.

Câu 6: Nêu tác hại của chất độc thường gặp trong xây dựng?

Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng?

  • Tác hại

Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và da. Trong đó qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.

  • Các chất độc thường gặp trong thi công xây dựng.

Chất độc rắn: chì, thạch tín và một số loại sơn.

Chất độc lỏng hoặc khí: Oxit cacbon, xăng, benzen, sunphua, hydro, cồn…

Theo đặc tính độc tố: Chất độc phá huỷ lớn da và niêm mạc…

Chất độc phá huỷ cơ quan hô hấp: SiO2­, NH3, .

Các chất tác dụng đến máu:CO.

Các chất tác dụng đến hệ thần kinh.

  • Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng.
  • Áp dụng biện pháp cơ giới hóa và tự động hóa trong thi công.

Thay các chất độc bằng các chất ít độc hoặc không độc hại.

Sử dụng hệ thống thông gió hút thải chất độc ra khỏi phòng.

Cải thiện điều kiện làm việc, khử khí trong phòng bằng cách rửa sàn và tường bằng dung dịch 1% oxit Mn.

  • Biện pháp phòng hộ cá nhân.

Mặt nạ phòng ngạt, bình thở, kính để bảo vệ các cơ quan hô hấp không bị nhiễm các chất độc dưới dạng khí hoặc dạng hơi.

Găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động tránh nhiễm độc ngoài da.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây 


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here