Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
3943
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Câu 31: Nghĩa vụ của thuyền viên theo BLHHVN 2015?

  1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
    1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật VN, ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển VN hoạt động;
    2. Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
    3. Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
    4. Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
    5. Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách. 2. Thuyền viên VN làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

Câu 32: Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên theo BLHHVN 2015?

  1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển VN được thực hiện theo quy định của pháp luật VN và ĐƯQT liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
  2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
  3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
  4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên VN làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển VN được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Câu 33: Quy định về việc hồi hương của thuyền viên theo BLHHVN 2015?

  1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
  2. Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
  3. Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
  4. Tàu bị chìm đắm;
  5. Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
  6. Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
  7. Các trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.
  8. Chủ tàu không phải thanh toán các khoản chi phí cho thuyền viên khi hồi hương trong trường hợp thuyền viên bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
  9. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
    1. Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng;
    2. Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
    3. Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
    4. Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;
    5. Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
    6. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
    7. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 1 năm kể từ ngày hồi hương.
    8. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
    9. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.

Câu 34: Trách nhiệm của chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên theo quy định của BLHHVN 2015?

  1. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây:
    1. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế;
    2. Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào;
    3. Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.
  2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau:
    1. Đối với tàu biển có từ 100 người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 3 ngày phải bố trí ít nhất 1 bác sĩ;
    2. Đối với tàu biển có dưới 100 người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 1 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế.

Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, sơ cứu y tế phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của CƯQT về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.

Câu 35: Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

  1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm: điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu cho đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là bệnh mãn tính.
  2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.
  3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu.
  4. Vận chuyển thi thể hoặc tro cốt của thuyền viên bị tử vong về địa điểm hồi hương.
  5. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:
    1. Bị thương, bị bệnh xảy ra ngoài thời gian đi tàu;
    2. Bị thương, bị bệnh do hành vi cố ý của thuyền viên.
    3. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.

Câu 36: Những yêu cầu đáp ứng khả năng an toàn đi biển của tàu?

Điều kiện cần và đủ để tàu biển có đủ khả năng đi biển:

  • Nhóm các điền kiện về trang thiết bị của tàu: từ quan sát phía bên ngoài cũng như tình trạng bên trong của tôn vỏ tàu, tàu phải đảm bảo độ kín nước, không bị lồi lõm bất thường. Con tàu phải đc lắp đặt đầy đủ trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đặc biệt trang thiết bị về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
  • Nhóm các điều kiện về thuyền bộ của tàu: tàu biển phải đc định biên đầy đủ theo quy định của pháp luật về định biên an toàn tối thiểu, đảm bảo đủ số thuyền viên để đảm bảo các ca trực liên quan đến việc vận hành, khai thác tàu biển… Thuyền biên phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe để làm việc trên tàu biển, có đủ giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh đảm nhiệm trên tàu, với từng loại tàu…
  • Nhóm các điều kiện đối với hàng hóa, hành lý: hàng hóa, hành lý phải đc sắp xếp, chèn lót, chằng buộc, bảo quản cẩn thận và thích hợp để không bị or hạn chế tới mức thấp nhất các hư hỏng, mất mát hàng và đảm bảo ổn định cho tàu.
  • Nhóm các điều kiện về cung ứng thích hợp của tàu: tàu phải đc cung ứng đầy đủ và thích hợp cho chuyến đi: cung ứng về dầu nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước ngọt cho hệ thống máy móc hạot động bình thường và dự trữ; cung ứng về nước sinh hoạt, thực phẩm, thuốc y tế, tiền mặt phục vụ cho cho tiêu đột xuất của thuyền bộ…
  • Nhóm các điều kiện về hành khách: hành khách phải đc huấn luyện or thông báo chỉ dẫn về nội quy, quy định an toàn trên biển. Chủ tàu/ người vận chuyển phải mua bảo hiểm cho khách theo quy định của pháp luật.
  • Tàu phải hoàn thành các khoản phí, lệ phí đối với các dịch vụ mà tàu sử dụng tại cảng.

Câu 37: Việc kiểm tra tàu thường xuyên, kiểm tra trung gian và kiểm tra định kỳ được tiến hành như thế nào?

  • Kiểm tra thường xuyên: do thuyền trưởng, các thuyền viên và đại diện chính quyền hành chính kiểm tra tàu mỗi khi tàu ghé cảng. Kiểm tra do chính quyền hành chính thực hiện có 2 loại: đối với tàu nước ngoài và tàu mang cờ quốc gia có cảng.
  • Kiểm tra trung gian: thực hiện kiểm tra đối với tàu 2.5 năm 1 lần khi tàu tiến hành sửa chữa nhỏ, tuy nhiên có thể bố trí kiểm tra trung gianvafo cùng các đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 or thứ 3.
  • Kiểm tra định kỳ: thực hiện kiểm tra toàn diện và cấp lại giấy chứng nhận cho con tàu 5 năm một lần khi tàu tiến hành sửa chữa lớn.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here