Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
3942
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Câu 11: Quy định hiện hành về các trường hợp đăng ký tàu biển tạm thời?

Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân VN or tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch VN trong các trường hợp sau đây:

  • Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định
  • Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký biên bản bàn giao tàu. Trong trường hợp này giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển VN chỉ có hiệu lực kể từ ngày 2 bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu.
  • Thử tàu đóng mới or nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.
  • Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
  • Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời:
  • Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển VN đc cấp 1 bản chính cho chủ tàu đăng ký tàu biển tạm thời mang cờ quốc tịch VN.
  • Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển VN có giá trị 180 ngày kể từ ngày cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực khi tàu chưa thể về VN để hoàn thành đăng ký thủ tục chính thức, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi cấp giấy chứng nhận gia hạn 1 lần nhưng không quá 180 ngày, kể từ ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận lần đầu. Trường hợp sau khi gia hạn giấy chứng nhận mà tàu biển chưa thể về VN để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức vì lý do bất khả kháng, Cục trưởng Cục hàng hải VN quyết định gia hạn thời gian đăng ký tàu biển tạm thời nhưng không quá 180 ngày.

Câu 12: Nội dung cơ bản của sổ đăng ký tàu biển quốc gia?

  • Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN của chủ tàu nước ngoài; tên , nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu, nếu có; loại tàu biển và mục đích sử dụng.
  • Cảng đăng ký
  • Số đăng ký
  • Thời điểm đăng ký
  • Nơi và năm đóng tàu biển
  • Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển
  • Các thông số kỹ thuật chính của tàu
  • Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu
  • Thời điểm và lý do của việc tạm ngừng hoặc xóa đăng ký
  • Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển

Mọi thay đổi về nội dung đăng ký ở trên phải đc ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia VN.

Câu 13: Các loại tàu biển phải đăng ký và trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển theo BLHHVN 2015?

  • Các loại tàu biển phải đăng ký:
  • Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên;
  • Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên or có trọng tải từ 100 tấn trở lên or có chiều dài đường nước thiết kế từ 20m trở lên;
  • Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định ở trên nhưng hoạt động ở tuyến nước ngoài;
  • Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp trên do Chính phủ quy định.
  • Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển:
  • Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khái báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định trong BLHHVN 2015 cho cơ quan đăng ký tàu biển VN.
  • Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân VN đóng mới, mua, đc tặng, cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định.
  • Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
  • Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì đc cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển VN. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch VN và tình trạng sở hữu tàu biển đó.
  • Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho cơ quan đăng ký tàu biển VN về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia VN.

Các quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VN thuê tàu trần, thuê mua tàu.

Quảng Cáo

Câu 14: Các trường hợp xóa đăng ký tàu biển theo BLHHVN 2015?

  1. Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp sau đây:
  • Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
  • Mất tích;
  • Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
  • Không còn tính năng tàu biển;
  • Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
  1. Trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này, tàu biển đang thế chấp chỉ được xóa đăng ký tàu biển Việt Nam, nếu người nhận thế chấp tàu biển đó chấp thuận.
  2. Khi xóa đăng ký tàu biển hoặc xóa đăng ký tàu biển đang đóng, Cơ quan đăng ký tàu biển VN thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển VN hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký.

Câu 15: Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển? Các mặt kiểm định của đăng kiểm để cấp giấy chứng nhận cho tàu biển?

  • Trách nhiệm đăng ký tàu biển:
  1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và ĐƯQT liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
  2. Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật VN và ĐƯQT liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.
  • Các mặt kiểm định:
  • Thẩm định thiết kế tàu biển;
  • Kiểm tra/ chứng nhận vật liệu, trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
  • Kiểm tra, giám sát trong quá trình đóng mới;
  • Kiểm tra duy trì cấp tàu trong quá trình khai thác;
  • Phân cấp tàu và xuất bản Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển;
  • Kiểm tra, chứng nhận theo luật/ công ước quốc tế;
  • Đánh giá, chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn (ISM Code);
  • Đánh giá, chứng nhận Hệ thống an ninh tàu biển (ISPS Code);
  • Đánh giá, công nhận năng lực các cơ sở sản xuất, cơ sở chế tạo và cơ sở cung cấp dịch vụ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here