Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Và Chèn Ép Tim Cấp

0
1678
Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Và Chèn Ép Tim Cấp
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Và Chèn Ép Tim Cấp

1. Định Nghĩa

1.1 Tràn dịch m àng ngo ài tim: khi lượng dịch tồn tại trong màng ngoài tim nhiều hơn mức sinh lý bình thường ( 10-50ml). Dịch có thể là máu, mủ, dịch thấm hoặc dịch tiết.

1.2 Chèn ép tim c ấp: khi lượng dịch trong màng tim chèn ép vào tim phải gây ảnh hưởng nặng huyết động học hoặc suy tuần hoàn c ấp dẫn đến tử vong nhánh chóng nếu không dẫn lưu kịp thời.

2. Chẩn Đoán- Nguyên Nhân

2.1 Chẩn đoán tràn dịch màng ngoài tim:

2.1.1 Triệu chứng lâm sàng :

– TDMT: mệt, nặng ngực, khó thở, buồn nôn, nôn, tiếng tim mờ, da xanh tái

– Chèn ép tim c ấp : kinh điển tam chứng Beck + mạch chậm/ shock

Quảng Cáo

2.1.2 Cận lâm sàng

– ECG

– Siêu âm tim: phương tiện chẩn đoán hữu hiệu nhất, nhanh nhất. Siêu âm cần chẩn đoán: (1) TDMT to àn thể hay khu trú; (2) mức độ ( lượng ít, trung bình hay nhiều); (3) TDMT có chèn ép tim phải, TM c … hay không; (4) tính chất của dịch; (5) có tràn dịch màng phổi kèm theo hay không; (6) flash LVEF. Ngoài ra dùng siêu âm tim để theo dõi sự tăng hay giảm dịch màng tim sau khi điều trị cũng như siêu âm có vai trò hường dẫn trong việc chọc dò hút dịch màng tim.

– MSC T được chỉ định cho các trường hợp TDMT mạn tính, TDMT khu trú có chèn ép hoặc TDMT do dò từ buồng tim

2.1.3 Phương tiện khác

2.2 Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim

– Sau phẫu thuật tim

– Sau nong mạch vành can thiệp

– Sau đặt máy tạo nhịp, sau rút điện cực

– Sau chấn thương ngực kín hoặc vết thương thấu ngực

– Bệnh lý nội khoa : nhiễm trùng, suy thận, ung thư

2.3 Chẩn đoán phân biệt

– Suy tim phải

– Tràn dịch màng phổi

3. ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM

3.1 Nội khoa :

– Điều trị nguyên nhân ( suy tim, rối loạn đ ông máu…)

– Kháng viêm : Colchicin, NSAIDs, Steroid

3.2 Ngoại khoa: dẫn lưu màng tim

– Qua đường mổ cũ phần duới xuơng ức

– Qua đường mở ngực bên: TDMT khu trú mặt thất trái, TDMT sau mổ> 1-2 tháng.

– Qua đường mở mỏm mũi kiếm : truớc đó chua mở ngực

– Qua đường mở ngực toàn bộ: khi cần dẫn luu và khâu cầm máu sau chấn thuơng

3.3 Chọc dò và hút -dẫn luu duới huớng dẫn của siêu âm : vị trí chọc dò tùy thuộc vào loại TDMT toàn thể hay khu trú, độ dày của lồng ngực BN. Có 2 vị trí: duới mũi ức và cạnh xuơng ức.

4. CHỈ ĐỊNH VÀ BIẾN CHỨNG

– Tất cả các truờng hợp TDMT có triệu chứng chèn ép đều phải dẫn luu

– các truờng hợp TDMT tái phát nhiều lần: cần chần đoán nguyên nhân và kết hợp điều trị nội-ngoại khoa

✓ Hội chứng mở màng tim sau phẫu thuật : hay gặp ở BN thông liên nhĩ

✓ TDMT tái lập nhanh: do suy tim kéo dài sau mổ, do tràn dịch duỡng trấp, do rối loạn đ ng máu

– Thủng buồng tim và rách mạch vành: ít gặp

– Nhiễm trùng trung thất nguợc dòng

Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Và Chèn Ép Tim Cấp

Hình 1: các vị trí chọc dò màng ngoài tim

Xem thêm Phác đồ Điều Trị Viện Tim Hồ Chí Minh

  1. Siêu Âm Van Hai Lá Cho Phẫu Thuật Tim
  2. Thiết Lập Hệ Thống Tuần Hoàn Ngoài Cơ Thể
  3. Thông Liên Nhĩ
  4. Thông Tim Đo Kháng Lực Mạch Máu
  5. Tiêu Chuẩn Bệnh Nhân Ra Khỏi Hồi Sức

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here