TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM

0
2142
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Giải pháp phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán (Bài 8)


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM

Quảng Cáo

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI

I / KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1/ Giải thích các thuật ngữ

1.1 / NGOẠI HỐI:

Ngoại hối là những công cụ được sử dụng trong các quan hệ thanh toán quốc tế được các quốc gia quản lý và quy định cụ thể trong luật  quản lý ngoại hối.

Ngoại hối bao gồm:

  1. a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
  2. b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
  3. c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
  4. d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

1.2 /  THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI:

Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ.

1.3 / TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:

Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang một đồng tiền khác theo một tỷ lệ nhất định.

Hay cách khác: Tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài.

Ví dụ: USD / VND = X hay 1 USD = X VND

1.4 / TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ:

Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ trường và trạng thái ngoại tệ đoản.

Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường:

  • Mua một ngoại tệ ( giao ngay, kỳ hạn)
  • Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ
  • Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ
  • Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
  • Tiền lương thưởng bằng ngoại tệ

Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản

  • Bán một ngoại tệ ( giao ngay, kỳ hạn)
  • Trả lãi huy động bằng ngoại tệ
  • Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ
  • Cho tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
  • Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng

µ Trạng thái ngoại tệ trường ròng:

  • Lãi khi tỷ giá tăng
  • Lỗ khi tỷ giá giảm

µ Trạng thái ngoại tệ đoản ròng:

  • Lãi khi tỷ giá giảm
  • Lỗ khi tỷ giá tăng

µ Trạng thái ngoại tệ cân bằng: không chịu rủi ro tỷ giá.

2/  ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI:

  • Hoạt động liên tục 24/24 bởi vì do sự chênh lệch múi giờ ( trừ những ngày nghỉ cuối tuần).
  • Thị trường mang tính quốc tế.
  • Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở cọ xát của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định.
  • Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD,..giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt là đồng đôla Mỹ (USD).
  • Thị trường hối đoái phần lớn được mua bán qua thị trường OTC, thị trường vô hình, mua bán qua điện thoại, telex, mạng vi tính…

3/. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

3.1 Căn cứ vào tính chất hoạt động :

Thị trường giao ngay: là nơi thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch.

Thị trường tiền gửi: là nơi tiến hành giao dịch vay và cho vay ngoại tệ với những thời gian và lãi suất đã được xác định.

3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

– Thị trường giao ngay:( Spots Market) còn gọi là thị trường thực hiện việc mua bán giao ngay tại một thời điểm nhất định, theo giá cả trên thị trường.

– Thị trường kỳ hạn: (Forwards Market) ra đời từ thị trường giao ngay, do những biến động trong nền kinh tế mà giá cả thay đổi lên xuống khó có thể lường trước được nên bất kỳ một nhà giao dịch nào muốn thành đạt trong kinh doanh cần phải tính toán và đưa ra những biện pháp tự bảo vệ chống lại sự biến động của giá cả trên thị trường. Như vậy để đảm bảo chống lại sự biến động giá cả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình mà người bán và người mua đi đến thỏa thuận mua bán ngoại tệ có kỳ hạn thực hiện trên các hợp đồng kỳ hạn.

– Thị trường hoán đổi tiền tệ: ( Swaps Market) là thị trường thực hiện việc trao đổi một khoản nợ bằng một đồng tiền khác.

– Thị trường quyền  chọn: ( Options Market) là thị trường thực hiện các hợp đồng ký kết dưới dạng các quyền chọn. Tuy nhiên, khác với thị trường giao ngay và kỳ hạn, thị trường lựa chọn không phải mua bán ngoại tệ, các công cụ tài chính mà  mua hay bán quyền chọn mua, quyền chọn bán của các hàng hóa nêu trên với giá cả xác định tại một thời điểm và được quyền lựa chọn thực hiện hợp đồng hoặc từ bỏ hợp đồng.

– Thị trường tương lai: (Futures Market) (hay thị trường giao sau) là thị trường thực hiện các giao dịch của các hợp đồng tương lai về mua sắm ngoại tệ theo kích thước quy định từng loại ngoại tệ trên thị trường và theo tỷ giá đã được thỏa thuận tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực trong tương lai. Các giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua các sở giao dịch hối đoái.

3.3 Căn cứ theo phạm vi hoạt động:

–  Thị trường nội địa

–  Thị trường quốc tế

4/. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

  • Phục vụ thương mại quốc tế.
  • Phục vụ luân chuyển quốc tế
  • Nơi hình thành tỷ giá
  • Nơi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ
  • Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro

5/.  CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

6/. HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Hàng hóa của thị trường  ngoại hối là Tiền. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp, ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY. Không như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối cũng không có một trung tâm tài chính hay giao dịch nào cả. Thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng và dựa trên giao dịch điện tử giữa hệ thống nối kết các ngân hàng với nhau, và hoạt động suốt 24 giờ trong ngày.

II /  CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1/ Sơ lược về thị trường ngoại hối Việt Nam:

1.1. thành lập:

1.1 / – 16/8/1991: Thành lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ.

– Năm 1994: Trung tâm chấm dứt hoạt động.

  • Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994

Được thiết lập theo quyết định số 203/NH-QĐ ngày 20/09/1994 của thống đốc ngân hàng Nhà nước nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Ngoài ra, thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp một cách hữu hiệu vào thị trường nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Trước năm 1998 các giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại hối Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay. Năm 1998 giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch.

  • Sự ra đời của giao dịch kỳ hạn và hoán đổi năm 1998

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạnvà hoán đổi chính thức ra đời từ khi ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998.

1.4 Sự ra đời của giao dịch quyền chọn ( Options) năm 2002

Năm 2002 được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước , ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (EXIMBANK) đã thí điểm đưa ra giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD, SGD, so với USD. Sau sự thí điểm thành công này các ngân hàng thương mại khác như ACB, VAB và Techcombank cũng xin phép ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện giao dịch quyền chọn. Đến nay giao dịch quyền chọn không chỉ mở rộng ra nhiều ngân hàng tham gia giao dịch mà còn mở rộng ra giao dịch quyền chọn dựa trên tỷ giá EUR/USD hay AUD/USD như lúc mới thí điểm.

2. Tổ chức hoạt động của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối Việt Nam chính thức hình thành vào năm 1991 khi chúng ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trải qua 18 năm đến nay thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong và ngoài nước.

Về tổ chức và hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam có thể mô tả như hình vẽ dưới đây:

Khách hàng A,…
Khách hàng C,…
Ngân hàng ACB,…
Ngân  hàng VCB,…
Khách hàng D,…
Khách hàng B,…
Thị trường quốc tế
Thị trường quốc tế

Hình 1.1: Tổ chức thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Hình 1.1 cho thấy ngân hàng thương mại đóng vai trò nòng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường quốc tế nhằm mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.

3. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

3.1 NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI GIAO NGAY: ( Sport Transaction )

3.1.1 Khái niệm:

Nghiệp vụ hối đoái giao ngay là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.

Ví dụ minh họa:

Nội dung giao dịch Ngày thỏa thuận Ngày chuyển giao Tỷ giá áp dụng
Công ty Gidomex bán 100.000 USD cho ngân hàng VCB 24/01 26/01 Tỷ giá mua USD / VND
Công ty Import Co. mua 200.000 EUR từ ngân hàng ACB 02/02 04/02 Tỷ giá bán EUR / VND
Tổng quát T T + 2 Tỷ giá giao ngay
  • Tỷ giá giao ngay:

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yêt giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của ngân hàng Nhà nước.

  • Phương pháp yết giá:
  • Dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng:
  • Yết giá theo kiểu Mỹ ( American term): là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ.
  • Yết giá theo kiểu Châu Âu ( European term): là cách niêm yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.
  • Dành cho khách hàng thông thường:
  • Yết giá trực tiếp ( direct quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.
  • Yết giá gián tiếp ( indirect quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.
    • Ví dụ minh họa giao dịch hối đoái giao ngay:
Khách hàng Giao dịch Khách hàng Giao dịch
A Mua 20.000 GBP bằng CHF C Bán 20.000 GBP lấy CHF
B Mua 28.000 EUR bằng VND D Bán 28.000 EUR lấy VND

USD / CHF: 1,2541 – 11; GBP/USD : 1,7561 – 91

USD / EUR : 0,8131 – 65; USD / VND : 15.888 – 90

Khách hàng A và C giao dịch 20.000 CHF

– Khách hàng dùng CHF mua USD theo tỷ giá bán USD / CHF = 1,2552

– Khách hàng dùng USD vừa có được mua GBP theo tỷ giá bán GBP / USD = 1,7591

=>TG bán GBP / CHF = ( TG bán GBP / USD) x (TG bán USD / CHF) = 1,7591 x 1,2552 = 2,2080

Đối khoản CHF khi khách hàng mua 20.000 GBP sẽ là :

20.000 GBP = 20.000 x 2, 2080 = 44.160 CHF

– Lý luận tương tự, việc bán 20.000 GBP của khách hàng C cũng gồm 2 giao dịch:

Bán GBP lấy USD theo tỷ giá  mua GBP / USD = 1,7561

Bán USD vừa có được lấy CHF theo tỷ giá mua USD / CHF = 1,2541

=> TG mua GBP / CHF = (TG mua GBP / USD) x (TG mua USD / CHF) = 1, 7651 x 1,2541 = 2,2136

Đối khoản EUR khi khách hàng bán 20.000 GBP sẽ là:

20.000 GBP = 20.000 x 2, 2136 = 44.272 CHF

– Khách hàng B và D: giao dịch 28.000 EUR :  giao dịch giữa 2 đồng tiền yết giá trực tiếp

Khách hàng mua USD bằng VND

TG bán EUR / VND = (TG bán USD / VND) / TG mua USD / EUR) = 15.890 / 0,8131 = 19.542

Đối khoản khách hàng cần mua:

28.000 EUR=28.000x 19.542 = 547.176.000 VND

Khách hàng bán EUR lấy VND

*) TG mua EUR / VND = (TG mua USD / VND ) / ( TG bán USD / EUR ) = 15.888 / 0,8165 = 15.459

Đối khoản VND khi khách hàng D bán 28.000 EUR là

28.000EUR = 28.000 x 19.459 = 544.852.000 VND

  • KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ : Arbitrages

Mua ngoại tệ ở một thị trường và bán lại ở một thị trường khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

  • Arbitrages giản đơn: mua bán diễn ra trên hai thị trường
  • Arbitrages phức tạp: việc mua bán diễn ra ở nhiều hơn 2 thị trường

3.1.4 Ưu nhược điểm :

  • Ưu điểm:
  • Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của các đối tượng tham gia trên thị trường khi cần mua bán ngoại tệ.
  • Tạo điều kiện cho các ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá
  • Nhược điểm:

Không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai.

  • NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN: (Forward Transaction)

3.2.1 Khái niệm

Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó 2 bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.

Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = ngày thỏa thuận + kỳ hạn + 2 ngày

3.2.2 Tỷ giá kỳ hạn

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao  ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Tỷ giá kỳ hạn được xác định bởi công thức:

F

Trong đó:

F: tỷ giá có kỳ hạn

S: tỷ giá giao ngay

rd: lãi suất của đồng định giá

ry: lãi suất của đồng yết giá

Dựa vào công thức trên ta có nhận xét như sau:

Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá:

rd>ry à 1+rd > 1+ry à (1+rd)/(1+ry)>1 à F>S khi đó người ta nói có điểm gia tăng tỷ giá kỳ hạn, còn ngược lại có điểm khấu trừ tỷ giá có kỳ hạn.

Kết hợp hai trường hợp này chúng ta có thể tóm tắt tỷ giá có kỳ hạn như sau: F=S+ điểm kỳ hạn, trong đó điểm kỳ hạn có thể dương hoặc âm được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền định giá và yết giá.

Tỷ giá mua có kỳ hạn:

Tỷ giá bán có kỳ hạn:

Fm, Sm lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay.

Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay.

Ltg (VND), Lcv (VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đồng Việt Nam.

Ltg (NT), Lcv (NT) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngoại tệ.

n là số ngày hợp đồng kỳ hạn.

  • Ví dụ minh họa

Ngày 04/08 tại ngân hàng  ACB có 2 khách hàng liên hệ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn:

Công ty Saigonimex bán 90.000 EUR kỳ hạn 6 tháng

Công ty Cholimex mua 100.000 EUR kỳ hạn 3 tháng

Thông tin:

Tỷ giá giao ngay USD/VND: 15.888 – 15.890

Tỷ giá giao ngay EUR/USD: 1, 2248 – 1, 2298

Lãi suất kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng của VND và EUR như sau:

Kỳ hạn EUR (%/ năm) VND (%/ tháng)
Tiền gửi Cho vay Tiền gửi Cho vay
3 tháng 4,5 6,2 0,65 0,96
6 tháng 4,8 6,5 0,68 0,98

Vào ngày thỏa thuận, dựa vào thông tin tỷ giá và lãi suất trên đây ACB sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng như sau:

Đối với Saigonimex, ACB chào tỷ giá mua EUR / VND kỳ hạn 6 tháng.

Tỷ giá mua giao ngay:

EUR / VND = EUR / USD x USD / VND = 1,2248 x 15.888 =  19.459

Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức :

Đối với Cholimex, ACB chào tỷ giá bán EUR / VND kỳ hạn 3 tháng.

Tỷ giá bán giao ngay:

EUR / VND = EUR / USD x USD / VND = 1,2298 x 15.890 = 19.542

Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức:

Nếu ngân hàng và khách hàng đồng ý giao dịch thì vào ngày đáo hạn  sẽ thực hiện chuyển giao ngoại tệ như sau:

Saigonimex giao cho ngân hàng 90.000 EUR, ngân hàng thanh toán cho Saigonimex số tiền VND bằng: 90.000 x 19.6221 = 1.765.890.000 VND

Cholimex nhận 100.000 EUR và thanh toán cho ngân hàng số tiền bằng:

  • 00 x 19.885 = 1.988.500.000 VND

3.2.4 Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm:
  • Giao dịch hối đoái có kỳ hạn được coi như là một công cụ phòng chống rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái cho các đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái
  • Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư khảo sát biến động tỷ giá trên thị trường, nế dự đoán ngoại tệ tăng giá trong tương lai thì quyết định nên mua kỳ hạn và ngược lại dự đoán ngoại tệ có xu hướng giảm thì tốt nhất nên bán kỳ hạn nhằm hạn chế sự thiệt hại vể thu nhập khi tỷ giá biến động.
  • Nhược điểm:
  • Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
  • Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại thì không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.
  • Giao dịch kỳ hạn cũng trở thành công cụ đầu cơ trên thị trường hối đoái nhằm để kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá.
    • NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (Swaps Transaction)

3.3.1 Khái niệm:

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là thỏa thuận giữa ngân hàng với một chủ thể khác về việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và bán ra là khác nhau.

  • Trong giao dịch hoán đổi hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung sau:
  • Thời hạn giao dịch: thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng, nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày lễ và chủ nhật thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
  • Điều kiện thực hiện: giao dịch hoán đổi áp dụng với những khách hàng có đủ các điều kiện sau: có giấy phép kinh doanh, xuất trình chứng từ liên quan chứng minh nhu cầu mua ngoại tệ, mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, trả phí giao dịch theo quy định, duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.
  • Ngày thanh toán: bao gồm 2 loại ngày khác nhau, ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay , ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.
  • Xác định tỷ giá hoán đổi: một hợp đồng hoán đổi liên quan đến 2 tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn.
  • Quy trình thực hiện:
  • Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng.
  • Căn cứ vào cung cầu mua bán ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng.
  • Nếu khách hàng đồng ý thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
    • Ví dụ minh họa

Saigonimex có nhu cầu giao dịch:

  • Bán 90.000 USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại.
  • Mua 80.000 USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau 3 tháng nữa.

Giả sử Saigonimex chọn VCB để thực hiện giao dịch hoán đổi. Vào ngày hiệu lực VCB có thông tin tỷ giá USD / VND : 15.805 – 15.810 và lãi suất USD : 4,6 – 5,2; VND: 7,8 – 10,6. Hai bên thỏa thuận giao dịch hoán đổi với thời hạn 3 tháng và trị giá 80.000 USD ( hoặc 90.000 USD) như sau:

Vào ngày hiệu lực:

  • Ngân hàng mua giao ngay 80.000 USD của Saigonimex theo tỷ giá mua

USD/VND = 15.805 và  nhận 80.000 USD.

  • Saigonimex nhận được:

80.000 x 15.805 = 1.264.400.000 VND và chi ra 80.000 USD.

Ngân hàng xác định và chào tỷ giá bán kỳ hạn ( Fb) cho Saigonimex.

Tỷ giá này bằng:

15.810(10,6 – 5,2)x90

= 15.810 +                                                   = 16.023

100 x 360

Vào ngày đáo hạn ( 3 tháng sau):

  • Ngân hàng giao lại 80.000 USD cho Saigonimex và nhận số VND bằng:

80.000 x 16.023 = 1.281.840.000 VND.

  • Saigonimex nhận lại 80.000 USD và chi ra số VND bằng:

80.000 x 16.023 = 1.281.840.000 VND.

3.3.3 Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm:
  • Đối với khách hàng:
  • Thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại
  • Tránh được rủi ro biến động tỷ giá
  • Đối với ngân hàng:
  • Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình
  • Kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ.
  • Nhược điểm:
  • Đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
  • Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa 2 thời điểm đó.
  • NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH TƯƠNG LAI ( Futures Transaction)

3.4.1 Khái niệm:

Giao dịch ngoại tệ tương lai là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định do 2 bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai thông qua Sở giao dịch hối đoái

  • Đặc điểm:
  • Có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “ đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu.
  • Là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ.
    • Ví dụ minh họa:

Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với USD. Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày thứ 3, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào chiều ngày thứ năm. Để bắt đầu, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 2.565 USD ( bảng 2) vào tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1.900 USD, nhà đầu cơ phải sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức 1.900 USD. Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến tình hình thị trường. Bởi vì việc thanh toán diễn ra hàng ngày, có 3 điều sẽ xảy ra:

Thứ nhất, hàng ngày nhà đầu cơ sẽ nhận được tiền hoặc sẽ chi tiền ra tùy theo hợp đồng lời hay lỗ.

Thứ hai, hợp đồng giao sau với giá 0,75 USD / CHF sẽ bị hủy bỏ vào cuối ngày giao dịch.

Thứ ba, nhà đầu cơ sẽ nhận được hợp đồng giao sau theo giá mới được thiết lập vào cuối ngày giao dịch.

Thời gian Hoạt động Thanh toán
Sáng ngày thứ ba ·        Nhà đầu tư mua hợp đồng giao sau, đến hạn vào chiều ngày thứ năm với tỷ giá 0,75 USD / CHF

 

·        Nhà đầu tư ký quỹ 2.565 USD

Chưa xảy ra
Cuối ngày thứ ba Giá CHF tăng đến 0,755 USD, vị trí của nhà đầu tư được ghi nhận trên thị trường Nhà đầu tư nhận:

 

125.000 x ( 0,755 – 0,75) = 625 USD

Cuối ngày thứ tư Giá CHF giảm còn 0,752 USD, vị trí mới của nhà đầu tư được ghi nhận Nhà đầu tư phải trả:

 

125.000 x (0,755 – 0,722)

= 375 USD

Cuối ngày thứ năm Giá CHF giảm còn 0,74 USD

 

·        Hợp đồng đến hạn thanh toán

·        Nhà đầu tư nhận ngoại tệ chuyển giao

Nhà đầu tư phải trả:

 

1)     125.000 x (0,752 – 0,74)

= 1.500 USD

2)     125.000 x 0,74

= 92.500 USD

  • Ưu nhược điểm:
  • Ưu điểm:
  • Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị giá nhỏ.
  • Cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
  • Nhược điểm:
  • Chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và môt vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm.
  • Hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. ( Khi thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường).
    • NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (Options Transaction)

3.5.1 Khái niệm:

Quyền chọn là một công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước.

Để có thể hiểu rõ khái niệm quyền chọn, giải thích một số thuật ngữ liên quan:

  • Người mua quyền( holder): Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình.
  • Người bán quyền ( writer): Người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.
  • Tỷ giá thực hiện: tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.
  • Thời hạn của quyền chọn: thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền chọn không còn giá trị.
    • Đặc điểm:

Trong nghiệp vụ này người mua đóng vai trò chủ động, có thể không  thực hiện quyền chọn khi biến động giá cả trên thị trường bất lợi cho mình.

Tương tự như giao dịch kỳ hạn thì giao dịch option cũng có hai tạp quán:

  • Option theo kiểu Châu Âu: thì ngày thực hiện hợp đồng chính là ngày đến hạn, ngày hiệu lực của hợp đồng.
  • Option theo kiểu Mỹ: thì ngày thực hiện hợp đồng là ngày đến hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc trước đó.
  • Các loại quyền chọn:
    • Quyền chọn mua:

Người mua quyền chọn mua ngoại tệ vào một kỳ hạn trong tương lai, phải trả một khoản chi phí cho mỗi quyền chọn mua để được quyền chọn mua một số ngoại tệ nhất định theo tỷ giá quy định, nhưng không bắt buộc vào ngày đến hạn thanh toán.

Ví dụ : Một nhà đầu tư cần USD trong 3 tháng tới, để thanh toán nợ đúng hạn. Trong điều kiện dự đoán USD có khả năng tăng giá, thì ngay từ bây giờ nhà nhập khẩu có thể mua quyền chọn mua USD trên thị trường với chi phí quyền chọn là 0.0050 SGD cho mỗi USD, tỷ giá thực hiện là 1.5850.

  • Đối với người mua quyền chọn mua:

Có thể biểu thị qua biểu đồ sau:                                        tỷ giá th hiện =1.5850

lãi, lỗ

 

 

                                                                                                                                                                                          tỷ giá giao ngay

1.5800                1.5850        1.5900         1.5950

lỗ

lỗ tối đa = phí

Ở thời điểm thực hiện hợp đồng có các trường hợp xảy ra:

Tỷ giá giao ngay Kết quả
Rs > 1.5900 Lợi nhuận gia tăng và không có giới hạn khi tỷ giá giao ngay tăng lên.
Rs = 1.5900 Điểm hòa vốn
1.5850 – 1.5900 Lỗ giảm dần khi tỷ giá giao ngay gia tăng.
Rs < 1.5850 Lỗ có giới hạn tối đa và bằng phí.
  • Đối với người bán quyền chọn mua:

profit

tỷ giá giao ngay

1.5800         1.5850         1.5900          1.5950

loss

Điểm hòa vốn = 1.5850 + 0.0050 = 1.5900

Ở thời điểm thực hiện hợp đồng có các trường hợp xảy ra:

Tỷ giá giao ngay Kết quả
Rs > 1.5900 Lỗ gia tăng khi tỷ giá giao ngay tăng và không có giới hạn.
Rs = 1.5900 Điểm hòa vốn
1.5850 – 1.5900 Lợi nhuận gia tăng khi tỷ giá giao ngay giảm.
Rs < 1.5900 Lợi nhuận gia tăng và tối đa và bằng phí
  • Quyền chọn bán:

Người mua quyền chọn bán ngoại tệ được quyền bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo giá cả quy định ( tại thời điểm ký kết hợp đồng) vào ngày đến hạn thanh toán nhưng không bắt buộc.

Ví dụ : Một nhà xuất khẩu sẽ thu được USD trong 3 tháng tới. Để tránh sự biến động USD giảm giá, ngay từ bây giờ anh ta quyết định mua quyền bán ngoại tệ với tỷ giá USD/SGD 1.5850, đồng thời phải trả phí là  0.0050 SGD cho quyền chọn bán mỗi USD trên thị trường.

  • Đối với người mua quyền chọn bán:

Có thể biểu thị qua sơ đồ sau

profit                                                                                      Tỷ giá thực hiện

tỷ giá giao ngay

1.5750          1.5800        1.5850       1.5900          1.5950

Điểm hòa vốn = 1.5850 – 0.0050

Ở thời điểm thực hiện hợp đồng có các trường hợp xảy ra:

Tỷ giá giao ngay Kết quả
Rs > 1.5850 Lỗ tối đa cho đến khi bằng phí
1.5800 – 1.5850 Lỗ gia tăng dần khi tỷ giá giao ngay gia tăng
Rs = 1.5800 Điểm hòa vốn
Rs < 1.5800 Lợi nhuận gia tăng và không có giới hạn khi tỷ giá giao ngay giảm dần.
  • Đối với người bán quyền chọn bán:

Lọi nhuận tối đa = phí

profit                      tỷ giá thực hiện

tỷ giá giao ngay

1.5750        1.5800        1.5850         1.5900         1.5950

loss                                            điểm hòa vốn

Ở thời điểm thực hiện hợp đồng có các trường hợp xảy ra:

Tỷ giá giao ngay Kết quả
Rs > 1.5850 Lợi nhuận tối đa bằng phí
1.5800 – 1.5850 Lợi nhuận gia tăng khi tỷ giá giao ngay gia tăng
Rs = 1.5800 Điểm hòa vốn
Rs < 1.5800 Lỗ gia tăng khi tỷ giá giao ngay giảm và không có giới hạn
  • Ưu, nhược điểm:
  • Ưu điểm:
  • Kiểm soát được rủi ro ngoại hối.
  • Tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi.
  • Nhược điểm:

Tốn chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM

 

1.     Những con số và sự kiện đã xảy ra ở Việt Nam những năm gần đây:

Năm 2008, thị trường ngoại hối từng có những đợt biến động mạnh và căng thẳng, tỷ giá USD / VND trên thị trường tự do có lúc lên sát 19.000 VND. Những diễn biến này được đặt trong những áp lực cơ bản: nhập siêu tăng kỷ lục và lạm phát tăng rất mạnh.

Theo phản ánh của các ngân hàng, có một thực trạng chung là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi thu ngoại tệ về không chịu bán lại. Đây là một lựa chọn  có mục đích chính là để dự phòng rủi ro tỷ giá trong tương lai, bởi chính các doanh nghiệp cũng cần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu, một mục đích khác là gắm giữ có kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng, hay nói cách khác mức giá các ngân hàng trả theo quy định hiện nay tỏ ra chưa hấp dẫn doanh nghiệp.

Một nguyên nhân khác của việc doanh nghiệp không chịu bán ngoại tệ là do “ tác dụng phụ” của chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn VND. Lãi suất vay VND sau hỗ trợ chỉ khoảng 5% – 6%/ năm, trong khi vay USD cũng có lãi suất gần tương ứng  và còn phải chịu rủi ro tỷ giá khi mua ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tìm mua USD thay vì vay USD.

.

Trước tình hình ngoại tệ của những thành viên trong hệ thống, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện vai trò bán ra hỗ trợ. Nhưng dường như đây vẫn chưa phải là một cách giải quyết có tính căn bản, khi sự ách tắc nguồn ngoại tệ găm giữ tại các doanh nghệp xuất khẩu vẫn chưa thực sự được tháo gỡ.

Đáp ứng được yêu cầu hợp lý của thị trường là linh hồn của chính sách. Điều này còn thiếu ở chính sách tỷ giá trong thời gian qua, khi doanh nghiệp có ngoại tệ không chịu bán, doanh nghiệp mua ngoại tệ tìm kiếm khó khăn. Cơ chế trần tỷ giá hiện nay vân chưa tạo được điều kiện để họ hài lòng đến với nhau.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục tăng cao, giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại đã lên mức cao nhất trong lịch sử. Từ cuối tháng 8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục tăng. Ngày 9/9, sau hơn 8 tháng, tỷ giá này chính thức vượt mốc 16.980 VND và ở mức 16.981 VND. Ngày 10/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 16.983 VND.

Giá USD mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại niêm yết cũng đồng loạt lên mức cao nhất từ trước tới nay, kịch trần 5% biên độ cho phép theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cùng áp ở mức 17.832 VND.

Trong lịch sử, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cao nhất ghi nhận ở mức 16.989 VND của ngày 25/12/2008 – ngày mà lần đầu tiên ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng một bước 3%, từ mức 16.494 VND. Từ thời điểm đó đến trung tuần tháng 2/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được áp dụng quanh mốc 16.980 VND. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, biên độ tỷ giá quy định ở mức +/-3% nên giá USD của các ngân hàng thương mại phổ biến chỉ ở duới 17.500 VND.

Từ cuối tháng 3/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng bắt đầu giảm mạnh, có ngày giảm gần 10 VND. Đây được xem là một sự điều chỉnh cân đối với chính sách biên độ mới, khi từ ngày 24/3/2009 Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nới niên độ từ +/- 3% lên +/-5%. Từ cuối tháng 7 trở lại đây, tỷ giá bình quân liên ngân hàng  bắt đầu tăng trở lại, hiện vẫn thấp hơn so với những ngày cuối năm 2008, nhưng do có biên độ lớn hơn nên giá USD của các ngân hàng đã lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng căng thẳng nhưng những áp lực trên đã không còn quá lớn.

7 tháng đầu năm, nhập siêu chỉ mới ở mức 3,38 tỷ USD, và theo mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra , năm nay nhập siêu sẽ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, cả năm sẽ khoảng 8 – 10 tỷ USD, rất thấp so với sự đột biến 18 tỷ USD năm 2008.

Cũng trong 7 tháng đầu năm, theo số liệu của Cục Thống Kê, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) chỉ tăng 3,22% so với cuối năm 2008, trong khi đó tỷ giá USD / VND tăng 6,22%. Mức tăng của hai chỉ số này vẫn đang đảm bảo yếu tố có lợi và hỗ trợ cho xuất khẩu. Áp lực lạm phát đối với tỷ giá cũng không quá lớn khi nhiều dự báo tin tưởng khả năng chỉ tăng dưới 10%, thậm chí chỉ khoảng 7% – 8% trong năm này.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định có đủ khả năng để can thiệp thị trường khi cần thiết với nguồn ngoại tệ đủ mạnh. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà điều hành không thể dùng phương pháp tưởng như đơn giản là tung một nguồn ngoại tệ lớn cho thị trường để xoa dịu sự căng thẳng của cầu, bởi theo giải thích của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, điều hành chính sách tỷ giá con phải đảm bảo hài hòa các lợi ích, yêu cầu khác của nề kinh tế, về việc tung một nguồn ngoại tệ lớn ra thị trường còn có những hệ lụy…

Vừa qua, với gợi ý của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm mạnh lãi suất cho vay USD xuống phổ biến dưới 3%/năm để có thể tạo hấp dẫn đối với doanh nghiệp vay vốn.

Ở một giải pháp khác, theo thông tin tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp hồi trung tuần tháng 5/2009, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức đàm phán với một số doanh nghiệp lớn với mục đích thúc đẩy việc bán lại USD, vay USD cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tình thế và cục bộ

Ngày 5/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 16.944 VND/USD, tăng 2 đồng so với hôm qua.

Theo đó, tỷ giá giao dịch của khối ngân hàng thương mại cũng tăng 2 đồng, lên mức 17.789 VND / USD (mua vào) – 17.791 VND/USD (bán ra). Đây vẫn là mức rất cao và cho thấy tình hình thị trường USD chưa thực sự hết căng thẳng.

Trong tình hình đó, những con số mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ sau 2 tháng, từ xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD, Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu ở mức tương đương, đạt 1,5 tỷ USD.

Trong suốt những biến động từ đầu năm, hầu hết ở các thời điểm tỷ giá USD / VND của các ngân hàng thương mại đều ở sát trần biên độ cho phép, việc đẩy giá mua vào bằng đúng giá bán ra cũng đã kéo dài kể từ ngày 11/6/2009 trở lại đây.

Trong tháng 7 và tháng 8, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ ( chủ yếu bằng USD) đã tăng khá nhanh, lần lượt tăng 1,2% và 1,52%. Lãi suất huy động USD từ cuối tháng 8 đến nay cũng tăng khá mạnh, một số ngân hàng đã đẩy mức cao nhất lên đến 4% – 4,15%/ năm.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá USD tháng 8/2009 đã tăng 6,36% so với tháng 12/2008, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong 6 tháng đầu năm 2010: Dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam 6 tháng đầu năm nay tăng khá lớn so với cuối năm ngoái. Các khoản vay 3-6 tháng bắt đầu đến hạn trả nợ dần từ nay đến cuối năm. Do vậy, giá USD nhích lên, phổ biến ở mức 19.100 USD tại các ngân hàng

6 tháng đầu năm cán cân thanh toán quốc tế tổng thể được cải thiện qua từng tháng (thặng dư trong tháng 4), đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng ngoại tệ đáng kể trong quý II để tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối. Trong 6 tháng đầu năm 2010, cán cân vãng lai thâm hụt 3,6 tỷ USD nhưng cán cân vốn thặng dư khoảng 7 tỷ USD.

Từ ngày 23/6 đến ngày 2/7/2010, tỷ giá bán USD / VND trên thị trường tự do tăng từ 18.890 VND / USD lên 19.140 VND/USD, tỷ giá bán USD / VND của ngân hàng thương mại niêm yết tăng từ 18.990 VND / USD lên mức kịch trần 19.100 VND / USD.

2.     Hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ:

Mất cân đối giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu nên cân đối ngoại tệ chưa ổn định và vững chắc.

Lượng ngoại tệ mua từ khách hàng xuất khẩu (XK) có nguồn thu ngoại tệ bình quân mới chỉ đạt 7-8% kim ngạch XK nên chưa đảm bảo khả năng đáp ứng đủ 100% nhu cầu về ngoại tệ trong mọi thời điểm.

Điều kiện kỹ thuật của hệ thống INCAS chưa hoàn thiện nên chưa triển khai được đầy đủ các loại hình sản phẩm giao dịch hối đoái mà NHNN cho phép.

Các sản phẩm giao dịch hối đoái là những sản phẩm có điều kiện, gắn chặt với các quy định cụ thể về quản lý ngoại hối, đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm bị hạn chế trong một phạm vi nhất định.

Trên thực tế, một bộ phận cán bộ KDNT còn chưa nắm vững các quy định nghiệp vụ nên khi tác nghiệp còn lúng túng. Cá biệt, có cán bộ đã cố ý làm trái quy định, quy trình nghiệp vụ gây thua lỗ lớn.

Ngoài ra, các quy định, cơ chế quản lý, kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực KDNT còn chưa đồng bộ nên khả năng phát hiện kịp thời sai phạm và ngăn chặn rủi ro chưa tốt.

3.Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong KDNT 

a. Đẩy mạnh mua bán ngoại tệ có kỳ hạn:

Nghiệp vụ này giúp tránh được rủi ro kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

b. Thực hiện hoán đổi trong mua bán ngoại tệ:

Nghiệp vụ bao gồm hai hoạt động giao ngay và kỳ hạn theo hướng ngược lại với giao ngay. Mua ngoại tệ theo giao ngay và bán ngoại tệ đó theo kỳ hạn hoặc ngược lại. Mục đích của nghiệp vụ này là cân đối trạng thái tại một thời điểm, tránh được sự mất cân đối ngoại tệ tại một thời điểm nhất định, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận. Swap không làm thay đổi trạng thái thực của một ngân hàng nhưng Swap có thể kéo dài vị thế của đồng tiền muốn đầu cơ. Tất nhiên sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu không đặt lệnh giới hạn lỗ. Thời hạn để Swap một giao dịch trong đầu cơ không nên quá 6 tháng.

c. Tăng quyền lựa chọn hối đoái phù hợp cho các NHTMCP:

Người mua có thể mua (quyền mua) hay bán (quyền bán) một khối lượng ngoại tệ nhất định tại một thời điểm theo giá đã ấn định. Điểm khác biệt với nghiệp vụ kỳ hạn là người mua quyền này phải trả một khoản phí mua quyền và có thể không thực hiện hợp đồng khi đến ngày giá trị. Mua quyền chọn sẽ tránh được rủi ro tỷ giá khi giá biến động theo hướng bất lợi, biết trước khoản lỗ tối đa (là phí mua quyền) và có thể duy trì được khả năng tạo ra lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo đúng hướng đã dự đoán.

d. Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ: 

Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động KDNT Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Người ta nói “không nên để tất cả quả trứng trong cùng một rổ” quả thật không sai.

đ. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể:

Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia như ngày 31.3 là ngày kết thúc năm tài chính của Nhật, các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì thế, NH cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.

e. Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt.

Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.

g. Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng trong thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác.

h. Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP.

Để tăng vốn điều lệ tối thiểu, các NHTMCP có thể tự chọn các phương pháp như tự phát hành cổ phiếu trong thời hạn quy định; hoặc sáp nhập với một hoặc một số NHTMCP khác; hoặc nếu không thể thực hiện được các cách trên thì sẽ phải tự giải thể. Nhìn chung, việc tăng vốn điều lệ tối thiểu có một số ưu điểm khác như xóa sổ bớt một số NH hoạt động yếu kém vốn là mối đe dọa chung của cả hệ thống ngân hàng. Đồng thời nâng cao sức mạnh tài chính của từng NH, tạo sự vững chắc chung cho toàn hệ thống.

i. Nâng cao hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng.

Một ngân hàng có uy tín không chỉ thể hiện qua cơ cấu tổ chức, trình độ kinh nghiệm làm việc, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có, thanh toán đúng hạn mà còn được đánh giá qua vốn hoạt động. Mức vốn thấp sẽ hạn chế NH trong việc mở rộng nghiệp vụ như option hay thành lập các công ty trực thuộc như công ty kiều hối, công ty chứng khoán.

Tăng vốn tự có sẽ giúp tăng hạn mức trong các giao dịch của NH từ hạn mức trong KDNT đến mức bảo lãnh trong L/C (tín dụng thư).

  1. Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các ngân hàng TMCP.

Để NH ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng qui định của NH và có đạo đức kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng phải quan tâm đến công tác quản trị và đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chế độ khen thưởng, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên KDNT đồng thời hỗ trợ của các phòng nghiên cứu và quan hệ khách hàng trong hoạch định chiến lược.

l. Xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động KDNT hiệu quả.

Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.

  1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, các NH thường không có phòng chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay các NH còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các NH cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các NH cần phải xây dựng các qui trình, qui chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động nhất là trạng thái mở trong KDNT.

  1. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát. Thực hiện sáp nhập hoặc mạnh dạn xóa sổ những ngân hàng hoạt động yếu kém.

Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó vì những NH hoạt động kém luôn là mối lo không những của các khách hàng gửi tiền mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ thống NH do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Vì vậy, xác định các NH hoạt động kém, có nguy cơ thất bại cao để chuẩn bị các biện pháp xử lý thích hợp là việc rất cần thiết. để chấn chỉnh hoạt động của các NH TMCP nhưng cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

  1. Xác định hạn mức hợp lý cho từng khách hàng và thực hiện hoạt động tư vấn cho khách hàng trong họat động KDNT.

v. Trích lập Quỹ rủi ro.

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here