Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển tại Việt Nam

0
2401
Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển tại Việt Nam
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển tại Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển tại Việt Nam

Quảng Cáo

LỜI MỞ ĐẦU

  • Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế một cách sâu sắc về các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng… Trong quá trình hội nhập, Việt Nam thu được những lợi ích to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt từ các đối tác nước ngoài.

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đến nay đã được 4 năm, thị trường tài chính được mở cửa, theo đó ngân hàng nước ngoài được hoạt động bình đẳng với các ngân hàng trong nước… Các ngân hàng nước ngoài có những lợi thế vượt trội của so với các ngân hàng trong nước về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, đặc biệt là chất lượng và chủng loại về các dịch vụ. Nhằm rút ngắn khoảng cách, tiến tới hội nhập với thế giới, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là phát triển các nghiệp vụ hiện đại như thẻ tín dụng, kinh doanh ngoại hối, hoán đổi lãi suất, internet banking…

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những Ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng nhà nước cấp phép kinh doanh ngoại hối. Đến nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng trở nên quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu từ dịch vụ ròng của BIDV. Tuy nhiên, mặc dù đã chính thức triển khai cung cấp nhiều sản phẩm kinh doanh ngoại hối đa dạng cho khách hàng nhưng trên thực tế hoạt động, phần lớn doanh số mua bán ngoại tệ vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ giản đơn, hiệu quả kinh doanh chưa thực sự cao. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM trong nước và đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài buộc Ngân hàng phải tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là nội dung nghiên cứu của luận văn.

  • Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Một số đề tài tìm giải pháp chung để phát triển

2

hoạt động KDNT của các NHTM tại Việt Nam, một số tác giả tìm giải pháp phát triển hoạt động KDNT tại ngân hàng của mình.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có đặc thù riêng, có chiến lược phát triển riêng cho hoạt động KDNT của mình. Tại BIDV, đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Cụ thể, luận văn thạc sỹ kinh tế: “Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2003) đã đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV nhưng lại nghiên cứu sâu về rủi ro và đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNT của Ngân hàng.

  • Mục đích nghiên cứu của đề tài

Với mong muốn tìm hiểu thực tế các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV, góp phần cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà quản lý của BIDV và những ai quan tâm đến vấn đề này, đề tài tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

  • Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

 

  • Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh ngoại tệ
  • Phạm vi nghiên cứu:
  • Tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  • Thời gian từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2010. Các giải pháp đề xuất đến năm 2015.
  • Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
  • Tìm hiểu thực trạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
  • Hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3

  • Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

  • Nhóm phương pháp thực tiễn gồm: Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
  • Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
  • Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp phụ trợ như phương pháp toán thống kê, phương pháp so sánh…
  • Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương sau đây:

Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Chƣơng III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết các vấn đề của đề tài còn hạn chế vì vậy luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô) và những ai quan tâm tới đề tài luận văn. Tác giả xin cảm ơn PGS,TS Đặng Thị Nhàn, các Thầy (Cô) Trường Đại học ngoại thương và đồng nghiệp đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức để tác giả hoàn thành khoá học Cao học tại Trường Đại học Ngoại thương và hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

 

4

CHƢƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I.                   HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM

1.     Một số khái niệm liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ

1.1    Ngoại hối và ngoại tệ

Khái niệm ngoại hối được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, khái niệm ngoại hối được đề cập trong khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ quốc hội:

Ngoại hối bao gồm:

  • Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ).
  • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác.
  • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
  • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia, vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  • Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Như vậy, ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trong thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ.

5

  • Khái niệm ngoại tệ được đề cập tại điểm a khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ quốc hội, theo đó ngoại tệ là “đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đông tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực”.

Như vậy, ngoại tệ là một loại ngoại hối và có thể hiểu ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.

1.2    Thị trường ngoại hối

1.2.1    Khái niệm thị trường ngoại hối

Trong hoạt động ngoại thương quốc tế, thanh toán là khâu cuối cùng của giao dịch. Việc thanh toán thường liên quan đến 2 loại tiền, một của bên bán và một của bên mua với tên gọi và trị giá khác nhau. Các thương gia phải tính toán để chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền mà bên đối tác yêu cầu thanh toán. Thị trường ngoại hối chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau phục vụ cho nhu cầu này của các thương gia.

Như vậy, một cách tổng quát “thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau“. (Nguyễn Văn Tiến, 2010)

Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), nên theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường Interbank.

Như vậy, thị trường ngoại hối là nơi thực hiện các giao dịch mua, bán, chuyển đổi các loại ngoại tệ và phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ trong đó giá cả mỗi đồng được quyết định bởi nhiều yếu tố. Có sự tồn tại của thị trường ngoại hối là do các quốc gia độc lập đều muốn giữ chủ quyền trong việc sử dụng và kiểm soát đồng tiền của mình. Một khi các quốc gia còn muốn duy trì độc lập về kinh tế của mình thì thị trường hối đoái còn tồn tại và phát triển. Nếu trên toàn thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung thì hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau sẽ bị triệt tiêu và theo đó, thị trường ngoại hối sẽ không tồn tại.

6

1.2.2    Chức năng của thị trường ngoại hối

  • Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
  • Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia.
  • Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu thị trường.
  • Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cũng cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai.

Thị trường ngoại hối là nơi NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.3    Tỷ giá

1.3.1    Khái niệm

Các doanh nghiệp tham gia thương mại, đầu tư quốc tế… phải thanh toán với nhau bằng việc phải mua bán các đồng tiền khác nhau, đổi đồng tiền này để lấy đồng tiền khác. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định được gọi là tỷ giá. Như vậy, có thể định nghĩa tỷ giá như sau:

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Ví dụ 1 USD = 19.500 VND.

Trong tỷ giá có 2 đồng tiền, một đồng tiền có số đơn vị cố định bằng 1 gọi là đồng tiền yết giá, đồng tiền còn lại có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu thị trường là đồng tiền định giá. (Nguyễn Văn Tiến 2010)

1.3.2    Phân loại tỷ giá

  • Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá bao gồm các loại:
  • Tỷ giá mua vào (Bid Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
  • Tỷ giá bán ra (Ask Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.

7

  • Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): Là tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu thị trường, luôn có sẵn, được thỏa thuận ngày hôm nay, việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo.
  • Tỷ giá phái sinh: Gồm các tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn.
  • Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba.

Ngoài ra còn có các tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản…

  • Căc cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá, bao gồm:
  • Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
  • Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá hình hành ngoài hệ thống ngân hàng.
  • Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ

dao động hẹp

  • Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan

hệ cung cầu thị trường, NHTW không can thiệp vào thị trường.

  • Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.3.3    Các phương pháp yết tỷ giá

Trên thị trường có hai cách để yết tỷ giá đó là:

  • Yết tỷ giá trực tiếp
  • Yết tỷ giá gián tiếp

Yết tỷ giá trực tiếp

Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá cuả một đơn vị ngoại tệ bằng một số lượng tiền tệ trong nước.

VD:  ngày  19/09/2008  tỷ  giá      của  Vietcombank  được  niêm  yết  như  sau:

E(VND/USD) = 16,665 ó 1 USD = 16,665 VND

8

Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thường bằng 1. Nội tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Tại Việt Nam, tất cả các NHTM đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá này đối với việc niêm yết tỷ giá hàng ngày tại ngân hàng.

Yết tỷ giá gián tiếp

Yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá của một đơn vị trong nước bằng một số ngoại tệ. Cách niêm yết này thường dùng ở một số ít nước có đồng nội tệ manh như Mỹ, Anh, Canada…

VD: E(USD/VND) = 0.00006.

Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thường bằng 1 (hoặc có thể bằng 100, 1000).

Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

1.4    Các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối

1.4.1    Các Ngân hàng thương mại

NHTM tham gia vào thị trường ngoại hối với 2 tư cách:

  • Thứ nhất: thực hiện các nghiệp vụ KDNT theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thứ hai: thực hiện các nghiệp vụ KDNT cho chính ngân hàng nhằm đảm bảo ổn định số dư ngoại tệ trên tài khoản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong kinh doanh.

Để thực hiện các nghiệp vụ này đòi hỏi các ngân hàng phải có Phòng Kinh doanh Ngoại tệ được trang bị các phương tiện và thiết bị chuyên dùng hiện đại cùng với đội ngũ chuyên viên am hiểu thị trường và có khả năng nắm bắt, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá và dự đoán tỷ giá trong tương lai.

1.4.2    Các nhà môi giới

Nhà môi giới (Broker) là những người được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch ngoại tệ giữa các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối mà chủ yếu là ngân hàng, doanh nghiệp, công chúng với

9

nhau, bản thân ngân hàng cũng là nhà môi giới.

Các nhà môi giới tạo điều kiện cho cung cầu tiếp cận nhau, đóng góp tích cực cho hoạt động thị trường ngoại hối như cung cấp thông tin thị trường, khả năng tìm bạn hàng nhanh chóng, đảm bảo sự vận hành tốt của thị trường thông qua liên lạc giữa người mua, người bán cho đến khi thỏa thuận được giao dịch. Các nhà môi giới được trả công cho từng giao dịch được gọi là phí hoa hồng môi giới.

1.4.3    Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương (Centre Bank) tham gia vào thị trường hối đoái với tư cách là cơ quan quản lý của Nhà nước nhằm giám sát và điều tiết thị trường trong khuôn khổ pháp luật quy định.Theo dõi sự biến động tỷ giá, khi cần thiết Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng ổn định nền kinh tế.

NHTW mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia.

Ngoài ra, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính

phủ.

1.4.4    Nhóm khách hàng mua bán lẻ

Các khách hàng mua bán lẻ gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích:

  • Thứ nhất, chuyển đổi tiền tệ
  • Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Theo đó, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối. Thông thường, nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các Ngân hàng Thương mại.

(GS. TS Lê Văn Tư 2003)

1.5    Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM ra đời từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các quốc gia. Trong từng lãnh thổ, từng quốc gia lưu hành một loại đồng tiền riêng đã gây trở ngại khó khăn cho việc mua bán,

10

thanh toán, đồng thời rất phức tạp trong việc chuyển đổi tiền tệ. Quá trình đó thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức chuyên đảm nhiệm các chức năng riêng biệt thực hiện nhận đổi tiền, giữ hộ tiền và thanh toán.

Chính từ đó mới phát sinh những vụ mua bán ngoại tệ kiếm lời, còn gọi là KDNT hay đầu cơ ngoại tệ. Trước những năm 1980, thị trường hối đoái chủ yếu phục vụ các nhà xuất nhập khẩu. Từ những năm 1980 trở về sau, các giao dịch trên thị trường hối đoái ngoài việc phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn phục vụ cho mục đích đầu cơ và mục đích khác.

Nói tóm lại, hầu hết các hoạt động buôn bán quốc tế đều kéo theo các giao dịch ngoại tệ và ngược lại, rất nhiều sự kiện liên quan đến ngoại tệ đều có tác động đến ngoại thương. Các giao dịch ngoại tệ quốc tế được thực hiện thông qua ngân hàng vì thế nghiệp vụ KDNT của ngân hàng chính là chất xúc tác, là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động KDNT theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động mua bán ngoại tệ, đầu tư, đi vay, cho vay, bảo lãnh và các giao dịch khác liên quan đến ngoại tệ.

Theo nghĩa hẹp, người ta hiểu khái niệm hoạt động KDNT đơn thuần là việc mua bán số dư ngoại tệ trên tài khoản. (PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, 2010)

Cùng với sự phát triển của ngoại thương và nhu cầu phòng tránh rủi ro tỷ giá trong thanh toán quốc tế, nghiệp vụ KDNT cũng không ngừng được hoàn thiện. Từ nghiệp vụ ban đầu là mua bán giao ngay (Spot), đến nay các nghiệp vụ KDNT đã phát triển đa dạng, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng như thanh toán, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đầu cơ.

2.     Chức năng và vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

2.1        Chức năng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động KDNT có các chức năng sau:

  • Đảm bảo việc thực hiện thanh toán cho các khách hàng của ngân hàng giữa các quốc gia với nhau.
  • Tạo khả năng tiếp nhận tín dụng hay tài trợ của Ngân hàng nước ngoài.
  • Thực hiện nghiệp vụ tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng tại ngân hàng

trong nước.

  • Tạo cho các ngân hàng khả năng tận dụng sự chênh lêch tỷ giá giữa các

11

thị trường ngoại hối khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận.

  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương thông qua đồng nội tệ.

2.2    Vai trò của hoạt động kinh doanh tiền tệ

Hoạt động KDNT có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với cả khách hàng bởi các mục đích sau:

  • Thanh toán các hợp đồng ngoại thương.
  • Điều chỉnh trạng thái ngoại hối.
  • Hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng ngoại tệ.
  • Kinh doanh kiếm lời.

Ngoài ra, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ KDNT nhằm mục đích đa dạng các sản phẩm phục vụ khách hàng, thu hút khách hàng thông qua các tiện ích ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.     Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thƣơng mại

Các nghiệp vụ KDNT trên thị trường hối đoái ngày càng đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tham gia trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường hối đoái có 5 nghiệp vụ KDNT phổ biến là nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ hoán đổi và nghiệp vụ quyền chọn. Trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở bởi tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, 4 nghiệp vụ còn lại được gọi là các nghiệp vụ KDNT phái sinh bởi tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng này không hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà hình thành từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về từng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.

3.1    Nghiệp vụ giao ngay (Spot)

3.1.1     Khái niệm

Nghiệp vụ KDNT giao ngay là nghiệp vụ trong đó việc thực hiện mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua, bán. Đây chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay và các

12

thị trường khác.

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do NHTM niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định của NHNN công bố trong từng thời kỳ (nếu có).

3.1.2    Đặc điểm

Theo nghĩa rộng, thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (Interbank) và thị trường bán lẻ (mua bán giữa ngân hàng và khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp…). Tuy nhiên, doanh số giao dịch trên interbank là chủ yếu nên theo nghĩa hẹp có thể coi thị trường giao ngay chính là thị trường liên ngân hàng.

Thị trường giao ngay là thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu. Thuật ngữ “Spot” phát xuất từ các giao dịch được thực hiện ngay. nhưng thực tế việc chuyển giao ngoại tệ cho phép diễn ra sau đó hai ngày làm việc theo thông lệ quốc tế (đây là thời gian cần thiết để các ngân hàng thực hiện bút toán chuyển tiền). Ví dụ: Việc mua bán ngoại tệ được cam kết tại thời điểm giao dịch (trade date) nhưng việc chuyển giao ngoại tệ được phép tiến hành sau đó 2 ngày làm việc tiếp theo (Banking day). Ngày mà hai đồng tiền được trao đổi gọi là ngày thanh toán hay ngày giá trị (Value date). Cho đến nay, mặc dù hệ thống thanh toán rất tiến bộ nhưng phần lớn việc chuyển giao ngoại tệ giao ngay vẫn được thực hiện sau 2 ngày kể từ ngày giao dịch.

Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch), các thành viên bao gồm các NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó cá NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên tham gia trên thị trường liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi tính và hệ thống SWIFT.

Thị trường giao ngay có tính thanh khoản rất cao. Nghiệp vụ giao ngay có tác dụng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng khi cần mua hoặc cần bán ngoại tệ đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển vốn giữa các quốc gia với nhau.

Nghiệp vụ giao ngay không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán (chênh lệch này được gọi là spread) mà còn đáp ứng kịp thời giao dịch trên thị trường để cân đối ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu

13

ngoại tệ trong thanh toán, đảm bảo kiểm soát được trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN.

3.1.3    Ý nghĩa của nghiệp vụ giao ngay đối với các NHTM

Thứ nhất, chênh lệch tỷ giá mua, bán rất hẹp thông thường nhỏ hơn 0,1% nên thị trường giao ngay có tính thanh khoản rất cao, khối lượng mua bán lớn. Do đó, các NHTM có thể thu được lợi nhuận lớn từ việc tăng doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay.

Thứ hai, do tốc độ truyền tin nhanh chóng cho nên những thay đổi của thị trường ảnh hưởng tức thời lên tỷ giá tức là tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn biến động để phản ánh những thay đổi của thị trường.

Thứ ba, đây là thị trường có tính thanh khoản rất cao vì:

  • Luôn sẵn có số tiền cần thiết.
  • Tại địa điểm cần có.
  • Tại thời điểm có nhu cầu.
  • Bằng đồng tiền cần có.
  • Với giá cả hợp lý.

Những nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột biến trên một thị trường rất sôi động và có tính toàn cầu như thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp, đó là: thị trường liên ngân hàng trực tiếp và thị trường kiên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới.

Trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua nhà môi giới. Tất cả các ngân hàng tham gia thị trường đều là nhà tạo lập thị trường. Ngân hàng này yết giá mua vào và bán ra cho ngân hàng kia và ngược lại. Vì giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng không diễn ra trên sở giao dịch và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục nên thị trường này được biết đến như là thị trường: Phi tập trung, liên tục, đấu giá mở cửa và giao dịch hai chiều.

Trên thị trường liên ngân hàng gián tiếp, các ngân hàng đặt các lệnh giới hạn một chiều cho các nhà môi giới. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và tìm cách đối chiếu lệnh mua với các lệnh bán đồng tiền đó từ các ngân hàng khác. Trong khi các

14

ngân hàng tiến hành các giao dịch, một mặt cho chính mình, mặt khác cho khách hàng, thì những nhà môi giới chỉ giao dịch duy nhất cho khách hàng. Trong giao dịch nhà môi giới sẽ đưa ra tỷ giá tốt nhất cho khách hàng. Tỷ giá này gọi là tỷ giá tay trong. Thông qua hoạt động môi giới, nhà môi giới sẽ thu hoa hồng từ ngân hàng mua và ngân hàng bán. Do tính chất hoạt động thị trường ngoại hối thông qua nhà môi giới được biết đến như là thị trường: Bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn và thông qua phương thức đấu giá một chiều.

Nghiệp vụ Spot có tác dụng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng khi cần mua hoặc cần bán ngoại tệ đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển vốn giữa các quốc gia với nhau.

Nghiệp vụ Spot không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá mà còn đáp ứng kịp thời giao dịch trên thị trường để cân đối ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán, đảm bảo kiểm soát được trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN.

3.2    Nghiệp vụ kỳ hạn

Khi thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, kim nghạch XNK các nước đều tăng lên đáng kể, nhu cầu mua bán ngoại tệ đáp ứng các hợp đồng thanh toán xuất nhập khẩu do đó cũng phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường tài chính ngày càng biến động, làm phát sinh rủi ro tỷ giá đối với các nhà kinh doanh XNK bởi thông thường, trong ngoại thương, giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán có độ lệch về thời gian. Đối với nhà nhập khẩu, chi phí nhập khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng nếu giá ngoại tệ tăng.

Đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh XNK, các NHTM đã cung cấp các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh bao gồm kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. Trước hết, chúng ta sẽ nghiên cứu về nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ kỳ hạn.

3.2.1    Khái niệm

  • Giao dịch kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ trao đổi một số lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm được thỏa thuận trong tương lai (sau ngày giá trị giao ngay).

Như vậy, có thể định nghĩa “những giao dịch có ngày giá trị xa hơn ngày giá

 

15

trị giao ngay gọi là giao dịch ngoại hối kỳ hạn”.1

  • Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay.
  • Điểm kỳ hạn: là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

(Forward points).

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn được tiến hành tại một thời điểm theo tỷ giá xác định do hai bên thỏa thuận, nhưng việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Điều này có nghĩa hợp đồng có kỳ hạn được ký vào ngày J là ngày giao dịch (trade date) và ngày đến hạn là ngày J + n (maturity date) theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng (tỷ giá kỳ hạn) nhưng thực tế việc giao ngoại tệ có thể là ngày J + n + 2 (ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn – Value date).

3.2.2    Đặc điểm

  • Giá trị một hợp đồng không được tiêu chuẩn hóa và là một giá trị tùy ý phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người mua và người bán.
  • Mua bán tất cả các đồng tiền.
  • Hàng ngày giá cả biến động theo cung cầu thị trường, không có giới hạn, trừ khi có can thiệp của Ngân hàng Trung ương.
  • Ngày đến hạn phụ thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.
  • Không hạn chế về thời hạn tối đa của hợp đồng.
  • Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào bên đối tác. Rủi ro được phòng ngừa bằng các hạn mức tín dụng và ký quỹ.
  • Luồng tiền không phát sinh cho đến khi hợp đồng hết hạn.
  • Giao dịch 24h/ngày.
  • Không hạn chế tư cách thành viên.

3.2.3    Tỷ giá kỳ hạn

Xác định tỷ giá kỳ hạn thực chất là xác định giá trị của ngoại tệ trong tương lai, hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá có thể đầu tư (với lãi suất của mỗi đồng tiền) trong

  • TS Nguyễn Văn Tiến, Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, trang 130-131, nhà xuất bản Thống kê

16

cùng một thời gian như nhau.

Ta ký hiệu:

FVT: Giá trị tương lai của đồng tiền định giá

FVC : Giá trị tương lai của đồng tiền yết giá

S: Tỷ giá giao ngay, F: Tỷ giá kỳ hạn

RT: Lãi suất/năm của đồng tiền định giá

RC: Lãi suất/năm của đồng tiền yết giá

t: Thời hạn hợp đồng, tính theo năm

Trong quan hệ đầu tư, 2 đồng tiền phải có tỷ suất đầu tư ngang nhau. Giả sử đầu tư 1 C, tương đương với đầu tư S đồng T, ta có:

F * FVC  = FVT

F * (1 + RC * t )= S * (1+RT * t)

F = S * (1.1)
F = S *

Thông thường, thời hạn của các hợp đồng ngoại hối là tương đối ngắn so với 1 năm và các mức lãi suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ so với 1 đơn vị. Do đó mẫu số của công thức (1.1) xấp xỉ 1, do đó chúng ta có thể viết lại công thức trên như sau:

      (1.2)
  F = S + S* (RT – R C) * t  
       

Công thức (1.1) và (1.2) là các công thức tổng quát để tính tỷ giá kỳ hạn. Tuy nhiên, trên thực tế khi ký kết hợp đồng kỳ hạn, các NHTM cần phải xác định tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ra.

Trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, lãi suất của mỗi đồng tiền và mỗi tỷ giá đều được niêm yết theo hai chiều như sau:

  • Đối với lãi suất bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
  • Đối với tỷ giá có tỷ giá mua và tỷ giá bán.

Theo đó, tỷ giá mua kỳ hạn và tỷ giá bán kỳ hạn được tính theo công thức sau:

Tỷ giá mua kỳ hạn:

F = S + S* (RT Tg – RC Cv) (1.3)
   

Trong đó:

17

RT Tg là lãi suất tiền gửi của đồng tiền định giá, RC Cv là lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá.

Tỷ giá bán kỳ hạn:

F = S + S* (RT Cv – RC Tg) (1.4)
 
   

Trong đó:

RT Cv là lãi suất cho vay của đồng tiền định giá, RC Tg là lãi suất tiền gửi của đồng tiền yết giá.

3.2.4    Ý nghĩa của nghiệp vụ kỳ hạn đối với các NHTM

Mặt tích cực:

  • Giao dịch hối đoái kỳ hạn là một trong những công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá cho những đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái.
  • Cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư dự đoán tỷ giá ngoại tệ tăng hay giảm trong tương lai thì quyết định nên mua kỳ hạn hoặc bán kỳ hạn để ngăn chặn sự thiệt hại về thu nhập và tài sản khi tỷ giá biến động.
  • Cho phép những người tham gia mua bán ngoại tệ có thể xác định được thu nhập, chi phí cũng như lợi nhuận trước khi lựa chọn quyết định kinh doanh của

mình.

Mặt hạn chế:

  • Khách hàng phải ký quỹ khi ký hợp đồng kỳ hạn.
  • Hợp đồng kỳ hạn không thể bị huỷ bỏ đơn phương mà không có sự thoả thuận của hai đối tác.
  • Nghĩa vụ của hai bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba nên hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản không cao.

3.3    Nghiệp vụ tương lai (Future)

3.3.1    Khái niệm giao dịch ngoại tệ tương lai

Giao dịch ngoại tệ tương lai (giao dịch giao sau) là một thoả thuận mua bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận tại thời điểm hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua Sở giao dịch hối đoái.

18

Giao dịch ngoại tệ tương lai được sử dụng để phòng tránh rủi ro tỷ giá tương tự như giao dịch kỳ hạn. Giao dịch tương lai lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường tiền tệ quốc tế (IMM – International Monetary Market) vào năm 1972 tại Chicago (Chicago Mercantile Exchange), cho đến nay nghiệp vụ Future đều có mặt trên các thị trường tài chính nổi tiếng trên thế giới.

3.3.2    Đặc điểm

  • Các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của Sở giao dịch tiền tệ tương lai.
  • Các công ty, cá nhân và các ngân hàng gửi các lệnh đặt mua hay đặt bán một số lượng cố định ngoại hối cho các nhà môi giới hay các thành viên của Sở giao dịch. Trên cơ sở đó, các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh bán và một công ty thanh toán bù trừ của Sở giao dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn sẽ được thực hiện.
  • Cung cầu về các hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua việc các đối tác sẵn sàng mua hay bán các hợp đồng, làm cho giá cả các hợp đồng biến động theo giá của các lệnh đặt mua hay đặt bán.
  • Trên thị trường tương lai chỉ tồn tại một số ít ngày giá trị nhất định. VD tại Sở giao dịch Chicago, chỉ có 4 ngày giá trị là thứ 4 của tuần thứ 3 trong các tháng ba, sáu, chín và mười hai.
  • Các hợp đồng tương lai chỉ thực hiện với 6 loại ngoại tệ theo quy định số lượng từng loại ngoại tệ cho mỗi giao dịch trên thị trường như sau:

19

Bảng 1.1 Đơn vị giao dịch của các đồng tiền trên

sở giao dịch tiền tệ tƣơng lai

Giao dịch tƣơng lai đối với USD Mỗi đơn vị giao dịch
   
Pound Sterling GBP 62.500
   
Canada Dollar CAD 100.000
   
Japanese Yen JPY 12.500.000
   
Swiss Franc CHF 125.000
   
Euro EUR 125.000
   
Autralian Dollar AUD 100.000
   
  • Khi bắt đầu tham gia nghiệp vụ này, khách hàng phải thực hiện ký quỹ ban đầu (Initial Margin) được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hợp đồng tại Phòng thanh toán bù trừ (Clearing House). Số tiền ký quỹ này sẽ được tính toán và điều

chỉnh hàng ngày để thực hiện thanh toán giữa một bên lời và lỗ nếu có chênh lệch tỷ giá thị trường với tỷ giá thỏa thuận khi ký hợp đồng tương lai.

  • Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản khá cao, bởi khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn khách hàng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng còn đối với hợp đồng tương lai các bên có quyền đảo hợp đồng khi một bên yêu cầu (thường khi tỷ giá diễn biến bất lợi) bằng cách Phòng giao dịch sẽ thực hiện một giao dịch ngược trên cùng với một số lượng ngoại tệ như nhau. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xoá bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Chính vì có khả năng đảo hợp đồng mà chỉ không quá 2% số lượng hợp đồng tương lai được thực hiện khi đáo hạn, còn lại đa số hợp đồng được tất toán với hình thức đảo hợp đồng. Các hợp đồng được duy trì đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giống như các hợp đồng kỳ hạn.

Nghiệp vụ KDNT tương lai chưa được áp dụng tại Việt Nam do một số nguyên nhân về nhận thức giao dịch, mức độ hiệu quả của thị trường và cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ giao dịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

20

3.3.3    Ý nghĩa của nghiệp vụ tương lai đối với các NHTM

Hợp đồng tương lai cho phép giao dịch ngoại tệ có giá trị nhỏ nên dễ dàng và thuận lợi trong giao dịch.

Hợp đồng tương lai cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá tốt.

Tuy nhiên hợp đồng tương lai có những hạn chế là chỉ giao dịch giới hạn trong một số ngoại tệ nhất định, việc chuyển giao ngoại tệ chỉ thực hiện ở một số ngày trong năm và đây là loại hợp đồng không cho khách hàng quyền chọn như trong hợp đồng quyền chọn.

3.4    Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap)

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh XNK. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm mà nhà XNK phát sinh nhu cầu thu chi ngoại tệ lại có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn. Để khắc phục nhược điểm này của hợp đồng kỳ hạn, các NHTM đã cung cấp các hợp đồng hoán đổi cho phép các nhà kinh doanh XNK kéo dài hay rút ngắn thời hạn hợp đồng kỳ hạn cho phù hợp với nhu cầu thu chi ngoại tệ thực tế.

3.4.1     Khái niệm

Giao dịch hoán đổi tiền tệ là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

3.4.2    Đặc điểm

  • Một hợp đồng hoán đổi hối đoái gồm hai vế là mua vào và bán ra, cùng được ký kết vào ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau.
  • Nếu không có thỏa thuận khác thì khi nói mua đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và bán ra một đồng tiền nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá.
  • Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế của hợp đồng hoán đổi.
  • Căn cứ đặc điểm ngày giá trị, giao dịch hoán đổi gồm hai loại:
  • Spot – Forward Swap: Bao gồm 1 vế giao ngay và một vế kỳ hạn

21

  • Forward – Forward Swap: Bao gồm cả 2 vế đều là kỳ hạn với ngày giá trị

khác nhau.

Trên thực tế, giao dịch hoán đổi dạng Forward – Forward ít được sử dụng và các hợp đồng hoán đổi chủ yếu là Spot – Forward Swap.

3.4.3    Xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi

Trong nghiệp vụ hoán đổi thường công bố điểm hoán đổi (swap point).

Điểm swap được tính toán như sau:

Swap point  =  Forward rate   –      Spot rate

(1.5)

Swap point = S *

Trong đó: S là tỷ giá giao ngay, RT là lãi suất đồng tiền định, RC là lãi suất đồng tiền yết giá, t là thời gian (tính theo ngày).

Ví dụ giao dịch hoán đổi tiền tệ tại BIDV:

Khách hàng là Công ty A muốn bán giao ngay USD và mua kỳ hạn 3 tháng

USD.

Ngày 15/11/2010, tỷ giá giao ngay và lãi suất kỳ hạn 3 tháng tại BIDV như

sau:

  • Tỷ giá USD/VND: 19.495 – 19.500
  • Lãi suất USD (%/năm) : 3 – 6
  • Lãi suất VND (%/năm): 12 – 14

Ta có điểm Swap 3 tháng của USD/VND áp dụng đối với công ty A là:

SWP3 = 19.500 x (14 – 6) x 92/(100 x 360) = 399 điểm

Như vậy, giao dịch Swap USD/VND 3 tháng sẽ được thực hiện như sau:

Vào ngày 15/11/2010, BIDV sẽ mua USD/VND với tỷ giá giao ngay USD/VND là 19.495 đồng thời cam kết bán lại số USD đó để lấy VND sau 3 tháng

22

với tỷ giá USD/VND là 19.500 + 399 =19.899 (đây chính là tỷ giá bán Forward 3 tháng).

3.4.4    Ý nghĩa của nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ đối với các NHTM

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được phổ biến trên thị trường hối đoái với mục đích là phòng tránh rủi ro tỷ giá hoặc đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Khối lượng giao dịch này vượt hẳn khối lượng giao dịch giao ngay hoặc kỳ hạn một chiều. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ được tiến hành với cùng một khách hàng.

Giao dịch Swap giúp các ngân hàng cân bằng trạng thái vốn giữa hai thời điểm khác nhau, giải quyết nhu cầu ngoại tệ, vốn trong kinh doanh và nâng cao thu nhập cho ngân hàng.

Các NHTM có thể kết hợp nghiệp vụ Swap ngoại tệ với Swap lãi suất như sau:

  • Swap lãi suất:

Là nghiệp vụ tìm những vốn nguồn vốn với lãi suất cố định, phí tổn thấp hơn. Người đi vay có thể so sánh lãi suất trên các thị trường khác nhau để có những quyết định phù hợp với mục đích giao dịch.

  • Swap lãi suất hai ngoại tệ: cam kết của hai bên giao dịch vào một ngày nhất định đổi một lượng cố định ngoại tệ này để nhận một lượng biến đổi ngoại tệ khác với thời hạn xác định khi đến hạn. Phí tổn của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo số ngày trên cơ sở tỷ giá giao ngay (điểm Swap). Trên cơ sở điểm Swap được các ngân hàng thông báo khách hàng sẽ lựa chọn giữa đi vay ngoại tệ hay giao dịch Swap thông qua vay ngoại tệ đối ứng.
  • Swap lãi suất đối với một đồng tiền: ứng dụng hoán đổi lãi suất để tìm lãi suất rẻ khi đổi lãi cố định với lãi thả nổi. Đó là các giao dịch chuyển đổi nghĩa vụ trả lãi suất theo các hình thức khác nhau như lãi suất cố định với lãi suất biến đổi dựa trên cùng một loại tiền tệ. Trong một hợp đồng hoán đổi lãi suất một bên trả lãi suất cố định từ thời điểm giao dịch, trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thời gian của hợp đồng Swap lãi suất cho hai bên.ngân hàng sẽ đứng trung gian thực hiện hợp đồng Swap cho hai bên.
  • Ứng dụng Swap xác định lãi suất đồng tiền chào trên thị trường

Thông qua các điểm kỳ hạn của các đồng tiền được báo trên thị trường, các nhà

23

kinh doanh ngoại hối luôn tìm cách phát hiện những chênh lệch về lãi suất giữa lời chào của ngân hàng thể hiện bằng điểm kỳ hạn với lãi suất trên thị trường để tìm kiếm những đồng tiền cần thiết có lợi nhất, khi biết trước lãi suất của đồng tiền này từ đó tính ra lãi suất được chào của đồng tiền kia. Người ta áp dụng hình thức tính toán theo điểm kỳ hạn hay còn gọi là thị trường Swap.Trong chừng mực nào đó, chênh lệch lãi suất nẩy sinh giữa các điều kiện của Swap với lãi suất thị trường có thể được coi như là giá phải trả khi người giao dịch muốn có được đồng tiền cần thiết mà không phải đi vay.

3.5    Nghiệp vụ quyền chọn (Option)

Quyền chọn là một công cụ của các thị trường giao dịch trên thế giới. Quyền chọn được áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, lãi suất, chứng khoán, hàng hoá… Mặc dù vào thế kỷ 19 khái niệm về quyền chọn đã được hình thành tại London, tuy nhiên do đặc tính của quyền chọn nên chưa được hình thành trong giai đoạn này. Mãi đến năm 1973 nghiệp vụ quyền chọn mới được giao dịch mạnh mẽ tại thị trường hàng hoá Chicago (Chicago Board Options Exchange – CBOE) và chỉ một thời gian ngắn quyền chọn được phép giao dịch trên tất cả các thị trường lớn như American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, Monep…

3.5.1    Khái niệm quyền chọn

Các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và tương lai luôn phải được thanh lý có thể trước hoặc sau hay tại thời điểm hợp đồng đến hạn. Không giống như các hợp đồng này, hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua trong tương lai có quyền mua hoặc bán (không phải nghĩa vụ) một đồng tiền nhất định tại một mức tỷ giá cố định được thỏa thuận trước.

Như vậy, có thể định nghĩa về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ như sau:

Quyền chọn ngoại tệ (quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ) là một hợp đồng giữa người mua và người bán, theo đó người bán trao cho người mua quyền chứ không phải nghĩa vụ mua (call) hoặc bán (put) một số lượng nhất định ngoại tệ trong một khoảng thời gian được xác định với tỷ giá nhất định (tỷ giá thực hiện). Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí (gọi là phí Option). Người bán quyền chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn của mình.

24

3.5.2    Đặc điểm quyền chọn tiền tệ

  • Quyền chọn mua và quyền chọn bán tiền tệ:

Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng quyền: hoặc là thực hiện quyền chọn (mua hoặc bán) theo tỷ giá đã thỏa thuận cố định từ trước, hoặc là mặc nhiên để hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào. Đối với người bán quyền chọn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua thực hiện quyền chọn.

Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định. Trong mỗi giao dịch quyền chọn bao gồm cả quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ bao hàm nội dung: mua đồng tiền yết giá tức bán đồng tiền định giá. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ bao hàm nội dung bán đồng tiền yết giá tức mua đồng tiền định giá.

  • Các bên tham gia giao dịch quyền chọn tiền tệ:

Các bên tham gia giao dịch quyền chọn tiền tệ: gồm người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Mua một hợp đồng quyền chọn có thể là mua quyền chọn bán hoặc mua quyền chọn mua. Người mua hợp đồng sau khi đã trả phí có quyền tiến hành quyền chọn nếu thấy có lợi hoặc là không tiến hành quyền chọn nếu thấy bất lợi. Người bán hợp đồng quyền chọn có thể là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua. Người bán hợp đồng sau khi đã thu phí có nghĩa vụ sẵn sàng giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình.

  • Thực hiện quyền chọn:

Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện quyền chọn tiền tệ. Một hợp đồng quyền chọn được tiến hành giao dịch có nghĩa là có sự thanh toán thực sự giữa người mua và người bán và các luồng tiền trao đổi xảy ra thực sự.

Thời điểm các bên đối tác ký kết hợp đồng gọi là thời điểm ký kết hợp đồng.

Thời điểm tiến hành thanh toán gọi là thời điểm thực hiện quyền chọn.

25

  • Tỷ giá quyền chọn:

Tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn gọi là tỷ giá quyền chọn. Tỷ giá quyền chọn ngoài yếu tố cung cầu còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tỷ giá giao ngay, giao kỳ hạn hay giao tương lai. Nghĩa là tỷ giá quyền chọn có thể bất cứ như thế nào miễn sao người mua chấp nhận, bởi vì giữa tỷ giá quyền chọn và phí mua quyền chọn luôn có mối quan hệ với nhau, do đó người bán thường sẵn sàng chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn mà người mua đề nghị nhưng áp dụng mức phí quyền chọn hợp lý để có lãi.

  • Giá hợp đồng quyền chọn

Giá hợp đồng quyền chọn hay phí quyền chọn là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn. Giá hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý sao cho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ của người bán và không bị quá đắt xét từ góc độ người mua. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đến hạn nếu như người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn
  • Tỷ giá giao ngay: tại mỗi mức tỷ giá giao dịch nếu tỷ giá giao ngay càng cao thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn mua càng lớn do đó phí quyền chọn càng cao.
  • Tỷ giá quyền chọn: Tại mỗi mức tỷ giá giao ngay, nếu tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn mua càng cao thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn càng thấp do đó phí quyền chọn mua càng thấp.
  • Thời gian đến hạn: thời gian đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn mua; do đó phí quyền chọn mua càng cao.
  • Sự biến động của tỷ giá: Tỷ giá trên thị trường biến động càng mạnh thì xác suất tỷ giá giao ngay vượt tỷ giá quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đến hạn càng lớn do đó phí quyền chọn càng cao.

26

  • Lãi suất của đồng tiền yết giá: nếu lãi suất của đồng tiền yết giá tăng làm cho giá trị hiện tại của đồng tiền này giảm, dẫn đến các hợp đồng quyền chọn mua trở nên kém hấp dẫn do đó làm cho phí quyền chọn mua giảm xuống.
  • Lãi suất của đồng tiền định giá: lãi suất đồng tiền định giá tăng làm cho giá trị hiện tại của đông tiền này giảm, dẫn đến các hợp đồng quyền chọn mua trở nên hấp dẫn, làm cho phí quyền chọn mua tăng lên.
  • Giá trị hiện tại và giá trị thời gian:

Phí quyền chọn bao gồm hai phần thành phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian. Giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn ngay lập tức tại một thời điểm nhất định.

  • Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay – Tỷ giá quyền chọn

  • Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:

Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn – Tỷ giá giao ngay

Nếu giá trị nội tại > 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là được giá quyền chọn.

Nếu giá trị nội tại < 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là giảm giá quyền chọn.

Nếu giá trị nội tại = 0 thì hợp đồng quyền chọn được gọi là ngang giá quyền chọn.

Giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại. Nó phản ánh một hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại. Nghĩa là, do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợp đồng quyền chọn thay đổi tức có giá trị thời gian.

3.5.3    Ý nghĩa của nghiệp vụ quyền chọn đối với các NHTM

Quyền chọn được sử dụng như là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả đồng thời là công cụ được sử dụng để đầu cơ mạnh mẽ trên thị trường hối đoái quốc tế.

Đối với các NHTM, quyền chọn không chỉ được sử dụng để đầu cơ, kiếm lợi nhuận trên thị trường liên ngân hàng mà còn giúp các NHTM thu được khoản phí đáng kể khi cung cấp quyền chọn cho khách hàng của mình.

27

3.6    Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

3.6.1    Khái niệm

Arbitrage là nghiệp vụ kết hợp việc mua (bán) ngoại tệ và thực hiện bán (mua) ngoại tệ lại nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường.

Nguyên tắc

  • Arbitrage áp dụng nguyên tắc mua ngoại tệ ở nơi tỷ giá thấp và bán ngoại tệ ở nơi tỷ giá cao.
  • Giao dịch mua và bán ngoại tệ đều được thanh toán qua hệ thống ngânhàng nên phát sinh chi phí môi giới, chuyển tiền, điện phí… Các nhà đầu tư so sánh lợi nhuận thu được do chênh lệch tỷ giá phải bù đắp được chi phí phát sinh và đảm bảo có lời thì nghiệp vụ Arbitrage mới được thực hiện.

3.6.2    Đặc điểm và ý nghĩa của nghiệp vụ Arbitrage đối với các NHTM

  • Lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá tuy không lớn nhưng kiếm được trong thời gian ngắn và hầu như không có rủi ro nên rất hấp dẫn. Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá là rất ngắn vì khi có nhiều người tham gia sẽ nhường cho sự bình quân tỷ giá giữa các khu vực.
  • Với nghiệp vụ Arbitrage, ngân hàng hoàn toàn chủ động mua/bán ngoại tệ nhằm kiếm chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường. Chính đặc điểm của Arbitrage là cơ hội kinh doanh ngắn đòi hỏi ngân hàng phải có chương trình hỗ trợ tính thu nhập khi thực hiện giao dịch thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ra quyết định trong thời gian rất ngắn. Hiện tại, BIDV không giao dịch Arbitrage.

II.               CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

 

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mỗi ngân hàng là khác nhau, phụ

thuộc vào quy mô ngân hàng lớn hay nhỏ, lĩnh vực hoạt động chính, khả năng tài chính của ngân hàng …Qua nghiên cứu, tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của BIDV và một số NHTM, để đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM, tác giả xin trình bày một số tiêu chí như sau:

28

1.     Doanh số mua bán ngoại tệ

Doanh số mua bán ngoại tệ của một Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ được tính bằng tổng doanh số ngoại tệ mua vào và bán ra với khách hàng trong thời kỳ đó.

Doanh số MBNT = Doanh số mua + doanh số bán (ngoại tệ)

Hiện nay, khi thị trường ngoại hối phát triển, đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nếu ngân hàng mở rộng chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (spread) thì sẽ không hấp dẫn khách hàng, dẫn đến doanh số mua bán ngoại tệ thấp. Do đó, một ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì trong cạnh tranh các ngân hàng thường có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số mua bán ngoại tệ của mình.

Như vậy, spread là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số mua bán ngoại tệ của một ngân hàng. Một ngân hàng muốn tăng doanh số giao dịch thì cần thu hẹp spread và ngược lại muốn giảm doanh số giao dịch thì mở rộng spread.

Để đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng có chuyên nghiệp và hiệu quả hay không, cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Tương quan giữa doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng và tổng

doanh số XNK của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó. T = doanh số mua bán ngoại tệ/tổng doanh số xuất nhập khẩu

  • Tương quan giữa doanh số mua vào của ngân hàng và các khoản thu từ

hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp XNK.

Tm = doanh số mua ngoại tệ/doanh số xuất khẩu của Doanh nghiệp

– Tương quan giữa doanh số bán ra của ngân hàng và các khoản chi cho Tb = doanh số bán ngoại tệ/doanh số nhập khẩu của Doanh nghiệp

hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.

2.     Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ bao gồm:

29

  • Lãi thu được do chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại tệ.Trên thị trường ngoại hối có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Ví dụ, trên thị trường giao

ngay, đó là:

Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.

Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá trị cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá.

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Ta có công thức tính như sau:

Lãi KDNT = Doanh số MBNT * spread

Trong đó: Spread = Tỷ giá bán – tỷ giá mua

  • Phí thu được từ các giao dịch ngoại tệ (Phí từ cung cấp các sản phẩm ngoại hối phái sinh).

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng thương mại.

3.     Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên tổng thu nhập

Thu nhập hay lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của một NHTM. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần dựa vào chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại trên tổng thu nhập của NHTM đó. Một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ thấp hơn nhưng sẽ được đánh giá hiệu quả cao hơn nếu thu thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại trên tổng thu nhập cao.

Đối với các ngân hàng lớn (đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài) đều có xu hướng giảm dần các nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong dó trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng này, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên 40%.

30

4.     Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Ngày nay hoạt động KDNT của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú đi kèm với nó là các rủi ro, trong hoạt động KDNT có các loại rủi ro sau:

  • Các rủi ro cơ bản: Rủi do tỉ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán.
  • Rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ: Hồ sơ mua bán ngoại tệ chưa rõ ràng, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Thông tin khách hàng không chính xác, rõ ràng, Không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời khi có thay đổi…,
  • Rủi ro trong hợp đồng mua bán ngoại tệ: Hợp đồng không đầy đủ, ko chặt chẽ hoặc không đúng với các quy định về quản lý ngoại hối, thanh toán và pháp luật, không thực hiện đúng các điều khoản cam kết, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỉ giá với các hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ, thu phí qua hợp đồng dịch vụ (hoa hồng, chi phí tiền mặt) làm tăng tỉ giá thực tế vượ trần quy định;
  • Rủi ro khi hạch toán: Hạch toán sai số tiền, loại tiền, tỷ giá, nhầm đối tác

giao dịch…

Sau đây chúng ta đi sâu vào xem xét 1 số rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

4.1    Rủi ro tỷ giá

4.1.1    Khái niệm rủi ro tỷ giá

Về bản chất kinh doanh ngoại hối tự bản thân nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại.

Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi ngân hàng mua vào một lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó đang bị mất giá (giá hiện nay thấp hơn giá mua vào) hoặc bán ra ngoại tệ mà đồng tiền đã bán đang tăng giá.

Đối với khách hàng, rủi ro tỷ giá xuất hiện khi các doanh nghiệp đã ký hợp đồng ngoại thương theo đó họ sẽ phải thanh toán một số lượng ngoại tệ nhất định trong tương lai khi đối tác giao hàng. Từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán là một

31

khoảng thời gian khá dài cho sự biến động của tỷ giá, nếu chúng ta biết rằng tỷ giá luôn biến động hàng ngày, hàng giờ và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chính trị, kinh tế của đất nước.

Mỗi ngân hàng tham gia hoạt động KDNT đều quan tâm đến rủi ro tỷ giá và một trong những cách quản lý rủi ro tỷ giá có hiệu quả là quản lý trạng thái ngoại hối.

4.1.2    Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá

Như phân tích tại mục 2, có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Ví dụ, trên thị trường giao ngay, đó là:

Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.

Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá trị cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo ra trạng thái) và không phải bỏ vốn

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn.

Từ trên chúng ta có thể thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở. Trạng thái ngoại hối mở của ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của một ngoại tệ tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Chính vì vậy, trong thực tế chỉ cần quản lý tốt trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh.

Đối với mỗi ngoại tệ, tại một thời điểm nếu tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ thì ngoại tệ đó trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lãi ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ làm phát sinh lỗ ngoại hối. nếu tổng tài

32

sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản. khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.

Nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không chịu rủi ro tỷ giá hoặc duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên là nhà kinh doanh ngoại hối thì động cơ chủ yếu là thông qua việc tạo trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội kiếm lãi dành cho họ càng nhiều. (Nguyễn Văn Tiến, 2005)

4.1.3    Đo lường  rủi ro tỷ giá

Như trên đã trình bày, rủi ro tỷ giá của một loại ngoại tệ phụ thuộc vào việc duy trì trạng thái ròng ngoại tệ và mức độ biến động của tỷ giá:

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ I = trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ I x mức độ biến động tỷ giá ngoại tệ I

Đối với một danh mục ngoại tệ kinh doanh:

Nếu việc phân tích rủi ro ngoại hối chỉ được tiến hành đối với từng ngoại tệ riêng biệt, tức là tiến hành xem trạng thái ngoại hối mở của từng loại ngoại tệ độc lập thì tổng rủi ro ngoại hối đối với ngân hàng sẽ bị cường điệu lên rất nhiều. Nhìn chung, rủi ro ngoại hối của một danh mục ngoại tệ nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng loại ngoại tệ riêng biệt vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương quan nghịch nên lợi nhuận thu được từ duy trì trạng thái ngoại hối đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do duy trì trạng thái ngoại hối đối với ngoại tệ khác.

Trên thế giới có rất nhiều chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động KDNT đối với một danh mục ngoại tệ kinh doanh. Trong phần này, tác giả xin trình bày hai chỉ số đo lường rủi ro của một danh mục ngoại tệ , đó là độ lệch chuẩn và chỉ số VaR (Value at Risk).

  • Phương pháp tính độ lệch chuẩn của danh mục ngoại tệ σ2 =

33

Trong đó: i ≠ j

σ: Độ lệch chuẩn của danh mục ngoại tệ kinh doanh. σ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.

Xi : Trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i

Độ lệch chuẩn của tỷ giá giữa ngoại tệ i và VND

Ρij: Hệ số tương quan giữa tỷ giá của ngoại tệ i và j với VND (PGS.TS Nguyễn Văn Tiến 2005)

  • VaR và phương pháp tính VaR ( Value at Risk)

Khi đầu tư, các nhà đầu tư phải tính toán suất sinh lợi kỳ vọng (expectation), mức rủi ro cao nhất của mỗi tài sản/danh mục đầu tư của mình. Có một cách cơ bản và được sử dụng phổ biến để ước tính trường hợp xấu nhất đối với danh mục tài sản của mình – thua lỗ lớn nhất trong một thời gian nhất định, đó là Value at Risk, hay còn gọi là VaR.

Value at Risk là số tiền tối đa mà một tài sản hay một danh mục đầu tư có thể mất với một xác suất nào đó trong một đơn vị thời gian. Mục đích của phân tích VaR là để trả lời câu hỏi: Với độ tin cậy là 95% (hoặc 99%) thì trong tháng tới (quý tới/năm tới), khả năng thua lỗ lớn nhất của danh mục là bao nhiêu % (tương ứng với bao nhiêu VND trên khoản đầu tư ban đầu vào danh mục ).

Phương pháp tính VaR:

Sau đây, tác giả xin trình bày 2 phương pháp thông dụng nhất để tính VaR:

  • Phân tích quá khứ (historical method)

Theo phương pháp này, VaR được xác định như sau:

  1. Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
  1. Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, vv).
  1. Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.
  1. tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ.

34

  • Phương sai – hiệp phương sai (variance-covariance method)

Theo phương pháp này, VaR được tính cụ thể như sau:

  1. Tính giá trị hiện tại V0 của danh mục đầutư
  1. Từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m và độ lệch chuẩn suất sinh lợi σ của danh mục đầu tư
  1. VaR được xác định theo biểu thức sau đây:

VaR = V0×(−m + zqσ)

4.2    Rủi ro thanh toán

Rủi ro này phát sinh khi việc thanh toán không đúng hạn như đã thỏa thuận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về thanh toán, thường do cân đối nguồn tiền vào và ra không khớp trong khi dự trữ ngoại tệ của NHTM không đủ nên không thể chuyển tiền như cam kết.

Rủi ro về thanh toán còn xuất hiện khi ngân hàng đã thanh toán nhưng khách hàng không chuyển tiền đối ứng.

Việc thanh toán chậm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và lợi nhuận sẽ giảm do phải chịu lãi phạt. Về lâu dài, việc thanh toán chậm sẽ đặt ngân hàng vào thế yếu trong những giao dịch sau này.

4.3    Rủi ro  tín dụng

Rủi ro này liên quan tới tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng chi trả do thua lỗ, phá sản, bị kiện cáo khiến đối tác không thể thanh toán như đã thỏa thuận. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng trên thị trường hối đoái nơi mà các giao dịch mang tính dây chuyền vì một khi giao dịch ngoại tệ được thực hiện sẽ phát sinh một loạt các giao dịch với các đối tác.

Ngoài ra, hoạt động KDNT còn có các rủi ro khác như rủi ro hệ thống (Telex, điện thoại, hệ thống thanh toán, hệ thống bù trừ), rủi ro lãi suất (đối với các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi…), rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý…

35

Chính vì hoạt động KDNT mang tính rủi ro cao nên các nước thường đưa ra các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng. Công cụ để quản lý rủi ro ngoại tệ là việc giới hạn trạng thái ngoại tệ. Với công cụ này, các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro ngoại tệ, đồng thời kiểm soát hiệu quả các hoạt động đầu cơ ngoại tệ, đảm bảo cung cầu ngoại tệ được phản ánh chính xác, bình ổn tỷ giá và góp phần làm lành mạnh thị trường hối đoái.

Một ngân hàng được đánh giá là hoạt động hiệu quả trong kinh doanh ngoại tệ là ngân hàng phát triển tốt các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời có biện pháp kiểm soát tốt trạng thái ngoại tệ.

4.                 Khả năng hỗ trợ của nghiệp vụ KDNT tới các nghiệp vụ khác của ngân hàng

Ta có thể thấy chức năng đầu tiên của hoạt động KDNT là mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu XNK. Thương mại quốc tế phát triển là tiền đề và động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động KDNT. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ không chỉ thể hiện từ nội tại hoạt động đó mà còn thể hiện ở việc hoạt động này hỗ trợ ra sao đối với các hoạt động thanh toán, tài trợ thương mại…

36

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

 

I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng qua các thời kỳ như sau:

Thời kỳ từ 1957- 1980

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN – được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Thời kỳ 1981- 1989

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Thời kỳ 1990 – nay

Từ năm 1990 đến 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để

37

cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

Từ năm 1995 đến 1996: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

Từ năm 1996 đến nay: Đây là thời kỳ được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng I, Huân chương Lao động hạng I, Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

38

  • Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống BIDV

NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

 

KHỐI

CÔNG TY

CÔNG TY

CHO THUÊ

TÀI CHÍNH

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II

CÔNG TY

CHỨNG

KHOÁN

CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN

CÔNG TY BẢO

HIỂM BIDV

KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRUNG TÂM

ĐÀO TẠO

VĂN PHÕNG ĐẠI

DIỆN MIỀN TRUNG

VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM

VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA

VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN TẠI MYANMAR

KHỐI

NGÂN HÀNG

SỞ GIAO DỊCH,

CHI NHÁNH

SỞ GIAO DỊCH

III

107 CHI NHÁNH

KHỐI LIÊN DOANH GÓP VỐN CỔ PHẦN

NGÂN HÀNG

LIÊN DOANH

VID-PUBLIC

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA

CTY LIÊN DOANH QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

CTY LIÊN DOANH THÁP BIDV

CÁC ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP CỔ PHẦN CỦA BIDV(*)

 

39

(*): Các công ty do BIDV là cổ đông sáng lập hoặc nắm cổ phần chi phối như:

  • Công ty CP cho thuê máy bay (VALC)
  • Công ty Đầu tư Phát triển Campuchia (DCC)
  • Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDC)
  • Công ty bảo hiểm (CVI)
  • Công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC)
  • Công ty Đầu tư tài chính (BFI)

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Hội Sở Chính

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

BAN TỔNG

GIÁM ĐỐC

CÁC ỦY BAN

HỘI ĐỒNG

TRỰC THUỘC

HỘI ĐỒNG

TÍN DỤNG

 

HỘI ĐỒNG ALCO

CÁC ỦY BAN,

CÁC ỦY BAN,

HỘI ĐỒNG

THEO YÊU CẦU

QUẢN TRỊ

QUẢN TRỊ

                                       
                                       
                                    KHỐI HỖ
KHỐI NGÂN     KHỐI VỐN     KHỐI TÁC      
HÀNG BÁN     VÀ KINH       NGHIỆP       TRỢ
  BUÔN     DOANH VỐN                      
                           
                                       
                                       
                                       
KHỐI BÁN KHỐI QUẢN LÝ KHỐI TÀI
LẺ VÀ RỦI RO CHÍNH KẾ
Ghi chú: MẠNG LƢỚI   TOÁN
  • Khối bán buôn gồm các ban:

40

  • Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

 

  • Ban Đầu tư

 

  • Ban Định chế tài chính

 

  • Ban Phát triển sản phẩm và Tài trợ thương mại

 

  • Khối bán lẻ và mạng lưới bao gồm:
    • Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing

 

  • Ban Quản lý chi nhánh

 

  • Trung tâm thẻ

 

  • Khối vốn và kinh doanh vốn gồm Ban Vốn và kinh doanh vốn
  • Khối quản lý rủi ro gồm:
    • Ban Quản lý rủi ro tín dụng

 

  • Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp

 

  • Ban Quản lý tín dụng

 

  • Khối tác nghiệp gồm:
    • Trung tâm thanh toán

 

  • Trung tâm dịch vụ khách hàng

 

  • Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại

 

  • Khối tài chính kế toán gồm:
    • Ban Kế toán

 

  • Ban Tài chính

 

  • Ban thông tin quản lý và hỗ trợ Alco

 

  • Khối hỗ trợ gồm:
    • Văn phòng

 

  • Ban tổ chức cán bộ

 

  • Ban kế hoạch phát triển

 

  • Ban pháp chế

 

  • Ban kiểm tra nội bộ

 

  • Ban quản lý tài sản nội ngành

 

  • Ban Quản lý công trình

 

  • Ban công nghệ

 

  • Ban thương hiệu và quan hệ công chúng

 

  • Văn phòng công đoàn

 

  • Văn phòng đảng ủy

 

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng

 

41

  • Ban quản lý Dự án cổ phần hóa

3.                 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV

Hoạt động của BIDV có đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. BIDV đặc biệt cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư các dự án trọng yếu của Nhà nước. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV cụ thể bao gồm:

  • Sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân, tổ chức
  • Sản phẩm tín dụng bao gồm cho vay cá nhân (cho vay lương đối với cán bộ công nhân viên, vay thấu chi, cho vay tiêu dùng…); cho vay các tổ chức kinh tế (cho vay theo món, cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng, cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay tài trợ dự án, cho vay thi công xây lắp…)
  • Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ gồm:

Nghiệp vụ giao ngay

  • Mô tả:

Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, tại BIDV khi khách hàng có nhu cầu thanh toán ngay trong ngày thì BIDV sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng vì đây cũng là tập quán ở thị trường Việt Nam. Khi thực hiện giao dịch giao ngay, khách hàng sẽ không phải trả phí giao dịch

  • Khách hàng:

Các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên Ngân hàng.

  • Lợi ích khách hàng:
  • Lợi nhuận kỳ vọng lớn
  • Giao dịch đơn giản

Nghiệp vụ kỳ hạn

  • Mô tả:

42

Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thì có thể liên hệ với các chi nhánh của BIDV để được tư vấn và có thể thỏa thuận tỷ giá, kỳ hạn, số lượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Mức ký quỹ hiện nay phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Khách hàng không phải trả phí đối với giao dịch kỳ hạn

  • Khách hàng:

Các tổ chức kinh tế, các cá nhân và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên Ngân hàng.

  • Lợi ích khách hàng
  • Cố định giá ngay từ thời điểm giao dịch để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
  • Thấy trước lợi nhuận của phương án kinh doanh.

Nghiệp vụ quyền chọn

  • Mô tả

Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.

  • Khách hàng:

Các tổ chức kinh tế, các cá nhân và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên Ngân hàng.

  • Lợi ích khách hàng
  • Chọn giá theo nhu cầu
  • Rủi ro hạn chế, chi phí biết trước
  • Không hạn chế tiềm năng thu lợi
  • Đặc biệt phù hợp cho các luồng tiền chưa rõ ràng

43

  • Quyền chọn tiền tệ cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương án mua bán có lợi nhất cho mình: hoặc lựa chọn thực hiện quyền nếu tỷ giá trên thị trường biến động bất lợi, hoặc không thực hiện quyền và thực hiện mua bán theo tỷ giá thị trường nếu tỷ giá thị trường tốt hơn tỷ giá thực hiện trong hợp đồng Quyền chọn.

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ

  • Mô tả

Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Giao dịch hoán đổi có thể là:

  • 1 giao dịch giao ngay + 1 giao dịch kỳ hạn
  • 1 giao dịch kỳ hạn + 1 giao dịch kỳ hạn
  • Khách hàng:

Các tổ chức kinh tế, các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên Ngân hàng.

  • Lợi ích khách hàng:
  • Công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả
  • Linh hoạt hóa nguồn vốn, giúp cho khách hàng chuyển đổi nguồn vốn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
  • Tận dụng cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất, sử dụng dòng tiền của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
  • Sản phẩm tài trợ thương mại: gồm dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh…

44

  • Dịch vụ chuyển tiền: Gồm các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước cho cá nhân và doanh nghiệp
  • Dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: Dịch vụ BIDV Directbanking, dịch vụ gửi tin nhắn ngân hàng qua điện thoại di động (BSMS), dịch vụ nạp tiền qua điện thoại di động…
  • Dịch vụ ngân quỹ
  • Các dịch vụ khác: Dịch vụ trả lương tự động dành cho doanh nghiệp, dịch vụ thu tiền đại lý, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dịch vụ đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm…

III.            THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.     Cơ sở pháp lý cho hoạt động KDNT tại BIDV

1.1    Cơ sở pháp lý chung (của NHNN)

Thị trường ngoại hối Việt Nam có thể nói được ra đời vào năm 1991, đánh dấu bằng việc Thống đốc NHNN ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/8/1991 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ cở Quy chế này, hai Trung tâm giao dịch Ngoại tệ tại TP.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào tháng 8 và 11 năm 1991. Theo đó các NHTM, các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài, NHTW có thể mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của mình. Các giao dịch được đấu giá vào 14h thứ ba và thứ sáu hàng tuần. Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch tại hai Trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường.

1.1.1    Quy định chung về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam

Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quản lý ngoại hối tại Việt Nam là điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo Nghị định số 102-CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng Chính phủ.

Cho đến nay, để phù hợp với tình hình thực tế, chính phủ đã liên tục có những quy định thay thế quy định cũ nhằm mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị và văn hoá với nước ngoài, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện Cán cân

45

thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các Hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Ngày 18/10/1988, nghị định 161/1988/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định số 102-CP ngày 6/7/1963. Ngày 02/09/1998, Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định 161/1988/NĐ-CP ngày 18/10/1988.

Trước nhu cầu cấp thiết của việc thực hiện các cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 13/12/2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, gồm 10 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006.

Ngày 28 tháng 12 năm 2006 Chính phủ ban hành nghị định số 160/2006/NĐ CP qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối. Theo đó, việc quản lý ngoại hối theo hướng từng bước hạn chế đô la hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân. Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ…Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và không cư trú được tự do thực hiện…

Ngoài quy định được mang ngoại tệ trị giá 7.000 USD khi xuất cảnh không phải khai báo còn được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để chi phí cho việc học hành, chữa bệnh, du lịch…theo yêu cầu…

Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp. Pháp lệnh còn quy định rõ ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở VN thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp là công dân VN thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép…

1.1.2    Quy định về hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Tháng 10 năm 1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống NHTM đã phát triển cao về số lượng cũng như chất lượng, các điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị cho phép trình độ giao dịch của các ngân hàng được

46

nâng cao, đặc biệt nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào, thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Trước tình hình đó, Thống đốc NHNN ban hành quy định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập Thị Trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế.

Kể từ khi TTNTLNH được thành lập, NHNN là người mua bán cuối cùng khi cung cầu ngoại tệ mất cân đối lớn, NHNN chỉ mua bán với các NHTM và các NHTM mua bán trực tiếp với khách hàng. Nếu để TTGD tồn tại song song với TTNTLNH thì việc thực hiện chính sách tỷ giá sẽ không đồng bộ giữa Trung tâm và TTNTLNH. Do đó, ngày 01/12/1994, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP.HCM.

Sau một thời gian hoạt động của TTNTLNH, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường này ở trình độ cao hơn, chặt chẽ hơn, ngày 26/03/1999, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/09/1994.

Ngày, 11/7/2000 NHNN ra Quyết định số 206/2000/QĐ-NHNN13 sửa đổi khoản 2 điều 9 “Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” ban hành kèm theo QĐ số 101/1999/QĐ-NHNN ngày 26/3/1999.

1.1.3    Quy định về quy chế  hoạt động KDNT của NHTM

Sau khi Nghị định 161 ngày 18/10/1988 ban hành, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động ngoại hối cho hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM, nghiệp vụ KDNT được xem là sản phẩm mới, do đó bước đầu còn hạn chế, các NHTM chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng để hưởng phí, chưa triển khai các nghiệp vụ kinh doanh để thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, thống đốc NHNN đã ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái. Đây là một quyết định quan trọng, tạo nền tảng pháp lý để các NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tệ, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối.

Ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN

47

điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998.

So với quy định cũ, đây là một quyết định hết sức táo bạo của NHNN nhằm mở rộng đối tượng khách hàng của các tổ chức tính dụng, tăng cường năng lực và phạm vi hoạt động cho các thành viên trên thị trường ngoại hối, cung cấp thêm cho các đối tượng này công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thông qua đó khuyến khích khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng với mức tỷ giá kỳ hạn linh hoạt hơn. Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN, mọi tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép của NHNN đều được phép thực hiện mọi loại hình giao dịch hối đoái hiện có trên thị trường, bao gồm giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, chứ không cần phải xin các giấy phép cho từng loại hình giao dịch cụ thể như trước đây.

Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN không chỉ nới lỏng những quy định về kiểm soát trên thị trường mà còn cung cấp cho thị trường thêm một công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất mới, hứa hẹn có hiệu quả thiết thực cao, đó là Quyền lựa chọn tiền tệ (Option).

Để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại triển khai áp dụng nghiệp vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng và phù hợp với nhu cầu hội nhập của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho một số Ngân hàng thương mại được thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng. Thông qua việc thực hiện thí điểm nghiệp vụ này của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước tiến hành tổng hợp tình hình và có những đánh giá cả mặt được, mặt chưa được, những thuận lợi và vướng mắc, khó khăn, từ đó nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế áp dụng đối với nghiệp vụ này để các ngân hàng thương mại triển khai, thực hiện.

Theo văn bản vừa ban hành, hiện Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Thông tư về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối hướng dẫn Nghị định 160/2006/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái.

Do đó, Ngày 18/03/2009, NHNN ra công văn số 1820/NHNN-QLNH về dừng

thí điểm nghiệp vụ option tiền đồng yêu cầu các Ngân hàng thương mại đã được

Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng

48

Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt việc thực hiện nghiệp vụ này kể từ ngày 23/3/2009.

Các hợp đồng quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ đã ký trước ngày 23/3/2009 vẫn được thực hiện như đã ký kết.

1.1.4    Quy định về cơ chế tỷ giá

NHNN cũng không ngừng đổi mới điều hành tỷ giá theo hướng tăng tính thị trường của tỷ giá, phản ánh sát cung cầu ngoại tệ. Ngày 26/02/1999 được coi là ngày quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá, thời điểm NHNN thay đổi cách xác định tỷ giá hối đoái chính thức USD/VND.

Nếu trước ngày 26/02/1999 cơ chế điều hành tỷ giá là hàng ngày NHNN công bố tỷ giá chính thức USD/VND, trên cơ sở đó các NHTM được chủ động quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ của mình trong biên độ nhất định thì ngày 26/02/1999 với Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức nói trên và thay vào đó là công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các NHTM căn cứ vào đó được phép xác định tỷ giá mua vào và bán ra đối với USD không được vượt quá biên độ do NHNN công bố từng thời kỳ. Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng, không những trong quan niệm, trong tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Biên độ tỷ giá các NHTM được phép cộng/trừ khi thương lượng với khách hàng cũng không ngừng đổi mới. Nếu như trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế này, NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của NHTM thì nó cũng dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn (hiện nay biên độ tỷ giá USD/VND được phép thoả thuận là +-3% theo Quyết định 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009, riêng các loại ngoại tệ khác USD do Tổng Giám Đốc ngân hàng quyết định).

1.2    Các văn bản quy định của BIDV

Trên cơ sở các quy định của NHNN, BIDV cụ thể hóa bằng văn bản cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình.

49

Một số văn bản quy định về hoạt động KDNT bao gồm:

  • Công văn số 7565/CV-KDV2 ngày 31/12/2009 quy định về mua bán ngoại tệ tại chi nhánh.
  • Quyết định số 780/QĐ-NVKD3 ngày 21/03/2003 Quyết định giao trạng thái ngoại tệ trong ngày cho các chi nhánh.
  • Quyết định số 4414/QĐ-NVKD3 ngày 18/8/2005 Quy định về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.
  • Công văn số 0515/QĐ-NVKD3 ngày 10/02/2006 Quy định về giao dịch mua bán ngoại tệ trực tuyến.

2.     Giới thiệu về bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập từ rất sớm, tuy nhiên, đến năm 1996 BIDV mới được NHNN cấp phép hoạt động kinh doanh đa năng với tư cách là một NHTM, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Bộ phận KDNT tại BIDV thuộc ban Vốn và Kinh doanh vốn (gồm 4 phòng). Trong đó, có 3 nhóm thuộc 3 phòng khác nhau thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ, bao gồm:

  • Nhóm kinh doanh ngoại tệ (thuộc phòng phục vụ khách hàng): gồm 7 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng của toàn hệ thống thông qua việc mua bán ngoại tệ với các chi nhánh và qua thị trường liên ngân hàng. Nhóm kinh doanh ngoại tệ chủ yếu chỉ thực hiện kinh doanh ngoại tệ giao ngay.
  • Nhóm phái sinh tài chính: gồm 4 cán bộ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phái sinh để hướng dẫn, đào tạo các chi nhánh. Đồng thời giới thiệu và marketing khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Đối với các khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ phái sinh, nhóm phái sinh tài chính sẽ hỗ trợ một chi nhánh đầu mối thực hiện hợp đồng với khách hàng, đồng thời giữa chi nhánh đó và hội sở chính sẽ ký một hợp đồng phái sinh đối ứng.

  • Nhóm kinh doanh ngoại tệ tự doanh: gồm 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận của BIDV.

3.     Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV

Về lợi thế, BIDV có được nguồn ngoại tệ dồi dào từ các nguồn ODA thực hiện giải ngân từ ngân hàng, chính vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010, doanh số mua bán ngoại tệ của BIDV tăng rất nhanh, cụ thể như sau:

50

Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ tại BIDV

Đơn vị: Triệu USD

  Chỉ tiêu     Năm     Năm     Năm     Năm     9 tháng đầu  
        2006     2007     2008     2009     năm 2010  
                         
                                   
  Tổng doanh số mua bán   19.586   22.969   85.746   74.223   65.139  
                         
  Doanh số mua   9.799   11.493   42.882   37.117   32.575  
                         
  Doanh số bán   9.787   11.476   42.864   37.106   32.564  
                                   
  Doanh số mua bán với khách   15.864   17.686   54.877   51.213   42.340  
  hàng            
                                 
                                   
  Doanh  số  mua  bán  trên   3.722   5.283   30.869   23.010   22.799  
  TTLNH            
                                 
                         
  Doanhsố MBNT phái sinh   979   2.985   23.151   15.587   14.331  
                         
  Doanh số MBNT giao ngay   18.607   19.984   62.595   58.636   50.808  
                                   

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2006, 2007, 2008, 2009 và báo cáo tài chính BIDV quý III năm 2010)

Qua bảng trên có thể thấy doanh số mua bán ngoại tệ trong giai đoạn 2006-2009 tăng lên rất nhanh (cụ thể, sau 3 năm, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 3,8 lần). Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ chỉ tăng 17% so với nhăm 2006. Tuy nhiên, đến năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 3,7 lần so với năm 2007, và đến năm 2009, doanh số mua bán ngoại tệ tuy có giảm so với năm 2008 nhưng so với năm 2007, con số này đã tăng 3,2 lần. Năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng của doanh số mua bán ngoại tệ thấp hơn các năm trước do tình hình cung cầu trên thị trường biến động, hoạt động KDNT của các NHTM nói chung và của BIDV nói riêng đều gặp khó khăn. Cụ thể, năm 2009, doanh số mua bán ngoại tệ của BIDV giảm 13% so với năm 2008, và 9 tháng đầu năm 2010, doanh số MBNT của BIDV chỉ tăng 17% so với cùng kỳ năm 2009.

KDNT vừa là thế mạnh, vừa là nghiệp vụ truyền thống của BIDV.Thông qua nghiệp vụ này, BIDV đã phát triển mạnh các nghiệp vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi mậu dịch, kiều hối nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến

51

giao dịch với BIDV. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng phần lớn là nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế và một phần là nhờ vào vai trò là ngân hàng đại lý và ủy thác cho các nguồn vốn ODA. Nhờ vào hoạt động này mà BIDV có được nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ việc chuyển đổi ngoại tệ để phục vụ các nhu cầu chi tiêu của các Ban quản lý dự án ODA.

Biểu 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ chia theo thị trường

60000

50000

40000

30000

                                                          Doanh số mua
                                                         
20000                                                         bán với KH
                                                       
10000                                                         Doanh số mua
                                                       
                                                       
                                                       
                                                         
                                                         
0                                                         bán trên TT
                                                       
    Năm 2006   Năm 2007   Năm 2008   Năm 2009   9 tháng đầu liên NH
       
                                            năm 2010  

Tương ứng với tổng doanh số mua bán ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng, với các ngân hàng khác cũng tăng lên đáng kể, cụ thể giai đoạn 2006-2009, doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng tăng 3,2 lần, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tăng tới 6,2 lần.

Nếu chia theo các nghiệp vụ KDNT thì doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay và doanh số mua bán ngoại tệ phái sinh cũng đều có bước tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể:

Biểu 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ chia theo nghiệp vụ

 

52

70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0

Năm            Năm             Năm            Năm          9 T đầu

2006            2007            2008            2009             năm

2010

Doanh số mua bán giao ngay

Doanh số mua bán ngoại tệ phái sinh

Bên cạnh sự tăng trưởng vượt bậc của doanh số mua bán ngoại tệ thì thu nhập từ hoạt động KDNT cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể chúng ta xem xét bảng thu nhập sau:

Bảng 2.4 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2

        Đơn vị: Tỷ VND
           
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 9 tháng đầu
  2006 2007 2008 2009 năm 2010
           
Thu nhập KDNT 91,8 112,3 790,8 752,6 620,9
           
Tổng thu nhập 650 2.103 2.142 3.196 2822
           

Biểu đồ 2.5 Thu nhập KDNT trên tổng thu nhập

2 Báo cáo tài chính BIDV các năm 2006, 2007, 2008, 2009

53

Thu nhập KDNT/Tổng thu nhập

0.4

0.35

0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006-2009 tăng 6,7 lần và đạt mức cao nhất vào năm 2008 (790,8 tỷ VND). Cũng trong năm 2008, tỷ trọng thu nhập KDNT trong tổng thu nhập là khoảng 36% (gần bằng với mức tỷ trọng của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Năm 2009, chỉ tiêu thu nhập KDNT/ tổng thu nhập giảm xuống còn 23% và 9 tháng đầu năm 2010 còn 22% do tình hình thị trường biến động, hoạt động KDNT gặp khó khăn nên thu nhập tự hoạt động KDNT cũng giảm sút.

Biểu đồ 2.6 Thu nhập KDNT theo nghiệp vụ

 

        54      
700            
               
600            
500            
400            
300           Thu nhập
          KDNT giao
         
         
              ngay
200           Thu nhập
              KDNT phái
100           sinh
0            
  Năm Năm Năm Năm 9 T đầu
2006 2007 2008 2009 năm 2010

Trên đây là tình hình kinh doanh ngoại tệ tại BIDV giai đoạn 2006-2010. Sau đây chúng ta sẽ phân tích hiệu quả về hoạt động KDNT tại BIDV để tìm ra các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này.

4.     Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV

4.1    Về hiệu quả kinh doanh ngoại tệ

Qua các số liệu tại mục 2, chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV đã đạt được kết quả rất tốt về cả doanh số và lợi nhuận.

Năm 2006 là một năm BIDV có bước đột phá trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ cả về doanh số giao dịch và thu ròng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ với giá cạnh tranh và phương thức giao dịrch linh hoạt như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn cho toàn bộ nhu cầu giao dịch của khách hàng trên toàn hệ thống BIDV, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động nghiệp vụ khác như tín dụng, thanh toán quốc tế, hoạt động tiền gửi USD. Nhờ đó, doanh số mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng của BIDV đứng thứ hai trên thị trường Việt Nam.

55

Đến năm 2007, BIDV là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo – một loại hình của Hoán đổi lãi suất – với ngân hàng đối tác Standard Chartered Bank tại London cho cặp tiền EUR/USD.

Cũng trong năm 2007, lần đầu tiên BIDV được bình chọn là Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ FX tốt nhất năm 2007 – do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney.

Năm 2008 là năm BIDV có bước đột phá về tăng trưởng doanh số cũng như lợi nhuận từ KDNT, cả 2 con số này đều đạt mức cao nhất từ trước tới nay(doanh số MBNT tăng 3,7 lần và lợi nhuận thu được từ KDNT tăng tới hơn 7 lần). Về sản phẩm phái sinh, lãi thuần từ hoạt động phái sinh năm 2008 cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kết quả là 237,03 tỷ đồng, cao gấp 26 lần so với năn 2007.

Năm 2008, BIDV được tạp chí AsiaMoney trao tặng giải ngân hàng cung ứng dịch vụ FX tốt nhất.

Năm 2009, tuy doanh thu và lợi nhuận về KDNT của BIDV có giảm đôi chút so với năm 2008 do thị trường ngoại tệ biến động khó khăn. Nhưng với nỗ lực của mình trong việc hướng tới khách hàng, BIDV lần thứ 3 liên tiếp được nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (FX) tốt nhất năm 2009” do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney. Kết quả này thể hiện sự đánh giá cao của các định chế tài chính trong và ngoài nước đối với quá trình thay đổi của BIDV để tiếp cận với chuẩn mực quốc tế và mô hình tổ chức, trình đội quản lý và đặc biệt là hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của BIDV.

Để có được những thành quả như vậy, BIDV có được một số lợi thế sau:

Ban lãnh đạo BIDV luôn nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KDNT đối với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Hoạt động KDNT của BIDV luôn nhận được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo BIDV và NHNN. BIDV bổ nhiệm một Phó Tổng Giám Đốc chuyên quản lý hoạt động KDNT tại ngân hàng. BIDV luôn chú trọng áp dụng các sản phẩm KDNT mới kết hợp với các dịch vụ kèm theo như dịch vụ tư vấn tiền tệ.

Hiện tại, ngoại trừ giao dịch Arbitrage và Future (chưa được phép thực hiện),

56

BIDV đã thực hiện tất cả các nghiệp vụ KDNT bao gồm Spot, Forward, Swap, Option. Với các nghiệp vụ này, khách hàng của BIDV có nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.

BIDV cũng luôn nhận được sự quan tâm và tin tưởng của NHNN, thể hiện ở việc BIDV là ngân hàng được NHNN cho phép thí điểm một số nghiệp vụ như Option, mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thoả thuận.

Nghiệp vụ quyền chọn tại BIDV được NHNN cho phép triển khai thí điểm lần đầu trong khối các ngân hàng TMCP Việt Nam vào năm 2006. Nghiệp vụ quyền chọn giúp các nhà đầu tư giải quyết mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro và khách hàng có thể biết trước được mức rủi ro tối đa (lỗ) có thể phải gánh chịu, đó chỉ là phần phí quyền chọn mà khách hàng trả cho BIDV khi mua hợp đồng quyền chọn.

Nghiệp vụ quyền chọn đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhờ việc hạn chế rủi ro tỷ giá, nhất là đối với một số ngoại tệ có diễn biến phức tạp và có mức độ biến động lớn. Với các nghiệp vụ đang thực hiện, BIDV là ngân hàng có các hoạt động KDNT mạnh và đầy đủ các nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, công tác tư vấn tài chính luôn được chú trọng. Từ cuối năm 2005 khi hoạt động KDNT tại BIDV nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung diễn ra ngày một sôi động, bản tin tư vấn đầu tiên của BIDV đã ra đời cùng với dịch vụ «Tư vấn đầu tư Tài chính – tiền tệ ». Dịch vụ tư vấn tài chính của BIDV chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ giúp họ nắm bắt thông tin và phòng tránh rủi ro tỷ giá, đảm bảo lợi nhuận thông qua các công cụ phòng tránh rủi ro mà BIDV có thể cung cấp như Forward, Swap, Option. Ngoài ra thông tin tư vấn của BIDV giờ đây cũng trở thành nguồn tin tham khảo đáng tin cậy của một số đơn vị thông tin đại chúng khi nghiên cứu về biến động tỷ giá ngoại tệ. Ban Lãnh đạo BIDV vẫn coi trọng duy trì bản tin cũng như không ngừng mở rộng dịch vụ tư vấn tài chính nhờ đó bản tin tư vấn cũng không ngừng được cải tiến cả về nội dung và hình thức với mục đích không gì khác là hướng tới phục vụ tốt nhất cho khách hàng của BIDV. Dịch vụ tư vấn đã góp phần đưa số khách hàng giao dịch với BIDV tăng lên, đồng thời giúp duy trì thế mạnh của BIDV trong hoạt động KDNT và

57

thanh toán quốc tế.

BIDV đã có mối quan hệ quốc tế rộng lớn với các ngân hàng, đại lý ngân hàng trên thế giới, BIDV nhận được hạn mức KDNT khá thuận lợi từ nhiều ngân hàng lớn. Bên cạnh đó, BIDV đã thiết lập quy trình KDNT và xây dựng hệ thống quản lý hoạt động KDNT bằng công nghệ vào giao dịch và các dịch vụ kèm theo của Reuters, quản lý rủi ro thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các trạng thái ngoại tệ và thực hiện báo cáo kinh doanh hàng ngày.

Cuối năm 2009 BIDV đã tiến hành các bước chuẩn bị để triển khai thành công hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT của mình.

Ngày 7/1/2010, Thomson Reuters đã ra thông báo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đã lựa chọn và triển khai thành công hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Điện tử của Thomson Reuters trên nền Internet để tự động hoá các giao dịch Ngoại tệ tức thời giữa Hội sở với hơn 100 chi nhánh của Ngân hàng BIDV trên lãnh thổ Việt nam.

Hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Điện tử – RET được xây dựng trên công nghệ hiện đại tiêu chuẩn quốc tế đã được kiểm chứng, được triển khai và áp dụng cho nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tại hơn 120 ngân hàng, thể chế tài chính tại 48 quốc gia trên thế giới, sử dụng 15 loại ngôn ngữ khác nhau.

Với số lượng giao dịch ngoại tệ ngày càng tăng cùng áp lực lợi nhuận, giao dịch điện tử là một lựa chọn ít tốn kém đối với các ngân hàng. BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc cải tiến hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh doanh vốn và tiền tệ.

Việc tự động hoá số lượng lớn giao dịch ngoại hối hàng ngày, hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Tự động RET sẽ giúp giải phóng thời gian cho các giao dịch viên ngoại hối tại BIDV, giúp họ tập trung ưu tiên chăm sóc và phục vụ khách hàng, phát triển các sản phẩm mới cũng như giảm thiểu các sai sót và thời gian xử lý giao dịch.

Hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Tự động – RET cũng hỗ trợ Qui trình xử lý và hạnh toán tự động kết nối với hệ thống thanh toán của ngân hàng để quản lý rủi ro và kiểm soát trạng thái ngoại hối tức thì.

58

4.2    Đánh giá về hiệu quả phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

tại BIDV

Như phân tích tại chương I, NHTM kinh doanh trên thị trường ngoại hối sẽ gặp phải một số rủi ro như Rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng….Trong đó rủi

ro tỷ giá là rủi ro cơ bản nhất và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.

Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỷ giá. Trong năm vừa qua, tỷ giá giữa VND và USD có dao động trong biên độ hẹp. Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng của ngân hàng chủ yếu bằng VND, một phần bằng USD.

Một số tài sản khác của ngân hàng lại bằng các đồng tiền khác ngoài VND và USD (như EUR, JPY…) nhưng số lượng không lớn. Như vậy, sự biến động tỷ giá không gây ra ảnh hưởng bất lợi nhiều cho hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho hệ thống, BIDV đã chính thức hoàn thành nghiệm thu và đi vào vận hành Chương trình Quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) từ tháng 1/2007.

Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối tại BIDV tính toán VaR dựa trên các dữ liệu đầu vào lịch sử của từng loại ngoại tệ (chủ yếu là USD, EUR và JPY) theo phương pháp phân tích quá khứ.

Ban Quản lý rủi ro trong ngân hàng đã đề xuất hạn mức VaR ngoại hối cho 3 đồng tiền chủ yếu trong báo cáo đánh giá rủi ro thị trường ngày 08/1/2007, cụ thể: VaR USD là 2.245 triệu VND, VaR EUR là 1.453 triệu VND và VaR JPY là 148 triệu VND. Tuy nhiên, do chưa được ALCO phê duyệt nên đây là những hạn mức tạm thời để quản lý VaR ngoại hối trong 9 tháng đầu năm.

Ngày 02/10/2007 hội đồng ALCO đã ra nghị quyết phê duyệt hạn mức VaR áp dụng cho 3tháng cuối năm là: VaR USD 2.800 triệu VND, VaR EUR 1.000 triệu VND và VaR JPY 148 triệu VND. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiếnlược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

59

Giá trị chịu rủi ro ngoại hối của từng đồng tiền trong năm 2007:

Theo số liệu thống kê giá trị chịu rủi ro hàng ngày đối với từng loại ngoại tệ năm 2007, với trạng thái nắm giữ tại thời điểm nghiên cứu trong điều kiện biến động tỷ giá của 250 ngày trước đó và độ tin cậy 99% thì dự đoán khả năng tổn thất cụ thể như sau:

Giá trị chịu rủi ro đối với USD

Cùng với sự biến động của USD trong năm 2007 thì VaR USD cũng có sự biến động tương đối lớn. Mức tổn thất dự tính trong kinh doanh USD năm 2007 cao nhất là 3.342 triệu VND (ngày 1/10/2007), thấp nhất là 18 triệu VND (ngày 28/12/2007), trung bình là 2.153 triệu VND.

Giá trị chịu rủi ro đối với EUR

Mức độ tổn thất dự tính từ việc kinh doanh EUR của BIDV là tương đối thấp, VaR EUR luôn nhỏ hơn hạn mức VaR đã được phê duyệt. Tổn thất thực tế có thể xảy ra trong kinh doanh EUR tại BIDV trong năm 2007 cao nhất là 762 triệu VND (ngày 21/06/2007), thấp nhất là 8,9 triệu VND (ngày 3/1/2007) bình quân là 161,2 triệu VND.

Giá trị chịu rủi ro đối với JPY

Trong tháng 3 và tháng 5 có một số thời điểm VaR JPY vượt hạn mức đã đề ra.

Tuy nhiên, giá trị VaR thực tế của JPY chưa lớn (cao nhất là ngày 14/5: 795 triệu

VND, trung bình là 60,6 triệu VND).

Trong năm 2007, thông qua việc tính toán, theo dõi giá trị chịu rủi ro ngoại hối thực tế cho cả giỏ ngoại tệ (EUR, USD, JPY), mức tổn thất cao nhất dự tính cho cả giỏ ngoại tệ là 3.346 triệu VND vào ngày 1/10/2007, thấp nhất là 98,2 triệu VND vào ngày 29/12/2007. Mức tổn thất dự tính bình quân cho cả giỏ ngoại tệ là 2.187 triệu VND.

Giá trị chịu rủi ro ngoại hối của giỏ tiền tệ trong năm 2008,2009:

Năm 2008 và 2009 tỷ giá trên thị trường có những biến động tương đối mạnh, BIDV đã chủ động xây dựng và giám sát hạn mức VAR ngoại hối nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong kinh doanh.

Hội đồng ALCO phê duyệt giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) đối với 3 đồng tiền chủ yếu là USD, EUR và JPY, đồng thời cũng theo dõi VAR cho cả giỏ ngoại tệ gồm 3 loại đồng tiền này.

Trong năm 2008, thông qua việc tính toán, giá trị chịu rủi ro ngoại hối thực tế cho cả giỏ ngoại tệ (gồm 3 ngoại tệ BIDV nắm giữ nhiều nhất là USD, EUR; JPY) cho

60

thấy: Mức tổn thất dự tính (có khả năng xảy ra) trong 1 ngày cho cả giỏ ngoại tệ cao nhất là 18.199 triệu đồng vào ngày 24/10/2008, thấp nhất là 56,8 triệu đồng vào ngày04/04/2008. Mức tổn thất dự tính bình quân trong 1 ngày cho cả giỏ ngoại tệ là 2.912 triệu đồng.

Về cơ bản, hạn mức VAR đã được BIDV tuân thủ, một số ngày vượt hạn mức do sự biến động lớn về tỷ giá ngoại hối trên thị trường tiền tệ và biến động về trạng thái (âm ở mức cao) đều được ALCO phê duyệt.

Như vậy, đối với rủi ro tỷ giá, BIDV đã có một công cụ chuyên nghiệp và hiệu quả để kiểm soát, hạn chế tối đa được những tổn thất phát sinh do thị trường ngoại hối biến động mạnh

4.3    Đánh giá về khả năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới một số hoạt động kinh doanh khác tại BIDV

Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại.

Với thế mạnh về công nghệ, BIDV luôn đẩy mạnh hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại, coi đây là một trong những dịch vụ then chốt của ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhờ có nguồn cung ngoại tệ khá lớn từ việc chuyển đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của các Ban quản lý dự án ODA nên trước tình hình thị trường ngoại tệ căng thẳng trong năm 2008-2009, BIDV có lợi thế hơn so với các ngân hàng khác trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, thông qua sự hỗ trợ từ hoạt động mua bán ngoại tệ, BIDV không ngừng tăng trưởng về doanh số cũng như thu phí trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại.

Năm 2007, doanh số chuyển tiền thanh toán trong nước và doanh số chuyển tiền quốc tế đều tăng so với năm 2006; hoạt động tài trợ thương mại cũng có những bước phát triển tích cực với việc ký kết các thoả thuận hợp tác, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lý, cùng với việc chú trọng cung cấp các dịch vụ cho các định chế tài chính. Tổng doanh số xuất nhập khẩu trong năm đạt 5,15 tỷ USD, tăng trưởng 61% so với năm 2006.

Thu dịch vụ ròng từ hoạt động thanh toán đến 31/12/2007 đạt 301 tỷ VND, tăng trưởng 40,6% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 48,2% trong tổng thu dịch vụ ròng của khối ngân hàng.

Năm 2008, Hoạt động chuyển tiền quốc tế: tăng trưởng tương đối tốt cả về doanh số chuyển tiền đi và chuyển tiền đến. Hiện tại BIDV đang thực hiện giao dịch

61

chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống Swift, dịch vụ Western Union, thanh toán séc quốc tế, phát hành Bank draft. Các hợp đồng kiều hối được triển khai từ năm 2007 cũng có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể:

–   Chuyển tiền quốc tế đi: đạt 199.143 tỷ đồng, tăng trưởng 200% so với

năm 2007.

  • Chuyển tiền quốc tế đến: đạt 186.975 tỷ đồng, tăng trưởng 156% so với

năm 2007.

  • Dịch vụ chuyển tiền ngan tỷ đồng (quy đổi), tăng trưởng 87% so với năm 2008.Trong đo, riêng dịch vụ Western Union: Giao dịch nhận tiền tăng trưởng 59% về doanh số và 48% về thu phí dịch vụ. Giao dịch gửi tiền tăng 110% về doanh số, 116% về phí thu dịch vụ.
  • Dịch vụ kiều hối khác: Bên cạnh các giao dịch kiều hối vãng lai, BIDV đã triển khai dịch vụ kiếu hối thông qua các hợp đồng với các đối tác như Metrobank (Đài Loan), Korean Exchange Bank, VID Public Bank, Hanabank.
  • Dịch vụ séc quốc tế và Bankdraft: Doanh số thanh toán séc năm 2008 đạt 17.892 tỷ đồng. Hoạt động mua séc du lịch có dấu hiệu giảm sút (-10,8) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn tới sự giảm lượng khách du lịch đến Việt Nam.

Năm 2009, doanh số chuyển tiền quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt gần 450 ngan tỷ đồng (quy đổi), tăng trưởng 87% so với năm 2008.Trong đo, riêng dịch vụ Western Union co doanh số chuyển tiền đạt 70 triệu USD, tăng trưởng 13% so với năm 2008.

Đối với hoạt động tài trợ thương mại: doanh số tài trợ xuất khẩu đạt khoảng 1.200 triệu USD, doanh số tai trợ nhập khẩu đạt khoảng 5.100 triệu USD. Thu ròng từ hoạt động nay đạt hơn 230 tỷ đồng, tăng trưởng 51% so với năm 2008.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại mà còn hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng tại BIDV. Đối với các khách hàng vay vốn tại BIDV, BIDV nghiên cứu, triển khai các sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất vay vốn.

Ví dụ về một trường hợp cụ thể:

62

Khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có khoản vay bằng đồng tiền VND nhưng lại có nguồn thu ngoại tệ (USD) trong tương lai (giả sử sau 3 tháng). Lãi suất vay vốn VND hiện tại là 17%/năm, lãi suất vay vốn USD là 6%/năm.

Phương án dành cho khách hàng như sau:

Tiền gốc USD                                                       Tiền gốc USD

CN trả lãi suất

  USD     KH trả lãi suất    
         
BIDV H.O Chi nhánh   USD   Khách hàng
     
           
  CN nhận lãi suất   KH nhận lãi suất VND
  VND          
  Tiền gốc VND     Tiền gốc VND  

Như vậy trong trường hợp này, khách hàng sẽ ký với một chi nhánh của BIDV một hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo theo sơ đồ trên, đồng thời ký một hợp đồng mua bán ngoại tệ để bán lại USD cho chi nhánh BID (tỷ giá bằng tỷ giá thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo) sau khi thực hiện trao đổi số tiền gốc của hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận lại số tiền VND để thực hiện các mục đích vay vốn như trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, sau 3 tháng khi có nguồn thu bằng USD, khách hàng và chi nhánh BIDV thực hiện tất toán hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo.

Khi khách hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền USD và VND với chi nhánh BIDV khách hàng sẽ được nhận lãi suất VND cố định là 17%/năm và trả lãi suất USD cố định là 6%/năm. Luồng tiền gốc, tiền lãi của giao dịch hoán đổi sẽ được thiết kế phù hợp với luồng tiền của Hợp đồng tín dụng tương ứng.

Như vậy, lợi ích của khách hàng thu được là nhờ ký hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền nên khách hàng vẫn có vốn VND thực hiện mục đích chi tiêu trong nước nhưng chỉ phải trả lãi suất USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND, nhờ đó khách hàng có thể giảm được chi phí vốn.

63

Qua phân tích, chúng ta có thể thấy, giai đoạn 2006-2009, hoạt động KDNT của BIDV đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên hiệu quả KDNT vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề ra. Sau đây, chúng ta phân tích các hạn chế để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hoạt động KDNT chưa đạt được hiệu quả cao.

4.4    Một số chỉ tiêu chưa hiệu quả trong hoạt động KDNT tại BIDV và nguyên

nhân

4.4.1    Về cơ cấu doanh thu trong hoạt động KDNT tại BIDV

Trước hết chúng ta sẽ xem xét cơ cấu doanh số MBNT chia theo thị trường qua các năm:

Bảng 2.7 Cơ cấu doanh thu KDNT tại BIDV

  Chỉ tiêu   Năm   Năm   Năm   Năm   9 T năm  
                         
      2006   2007   2008   2009   2010  
                         
                         
  Tỷ lệ doanh số MBNT   81%   77%   64%   69%   65%  
  với khách hàng            
                       
                         
  Tỷ lệ doanh số MBNT   19%   23%   36%   31%   35%  
  trên TTLNH            
                       
               
      (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV)

Qua bảng trên, chúng ta thấy, doanh số giao dịch trên TTLNH của BIDV thấp hơn nhiều so với doanh số giao dịch với khách hàng (trong khi trên thế giới, mức doanh số bình quân các NHTM giao dịch trên TTLNH là trên 85%). Điều đó có nghĩa là hoạt động MBNT của BIDV chủ yếu là “ tự cung tự cấp”, số ngoại tệ mua được của khách hàng trước hết để bán lại cho khách hàng của BIDV.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do trong những thời điểm thị trường ngoại tệ căng thẳng, rất khó có thể mua được ngoại tệ trên TTLNH để phục vụ nhu cầu thanh toán XNK của khách hàng. Chính vì thế, không chỉ BIDV mà hầu hết các Ngân hàng thương mại đều có xu hướng tích trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng của mình.

Thứ hai, chúng ta xem xét cơ cấu doanh số MBNT của BIDV chia theo nghiệp

vụ:

Bảng 2.8 Tỷ trọng doanh thu MBNT chia theo nghiệp vụ

 

64

  Chỉ tiêu   Năm   Năm   Năm   Năm   9Tnăm  
      2006   2007   2008   2009   2010  
  Tỷ  lệ  doanh  số MBNT 95%   87%   73%   79%   78%  
  giao ngay            
                       
                         
  Tỷ  lệ  doanh  số MBNT 5%   13%   27%   21%   22%  
  phái sinh            
                       
               
      (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV)

Qua bảng trên ta có thể thấy giai đoạn 2006-2010, BIDV đã có bước thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động KDNT, trọng doanh số MBNT phái sinh đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay.

Một số nguyên nhân có thể kể đến đó là:

  • Thứ nhất từ phía khách hàng:

Nhằm tránh rủi ro tỷ giá, việc cần làm của các doanh nghiệp là tự bảo vệ mình bằng công cụ bảo hiểm tỷ giá (trong đó Option vốn được coi là chìa khóa vàng của các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia) nhưng tại Việt Nam các doanh nghiệp lại ít sử dụng các nghiệp vụ phái sinh này mặc dù các nghiệp vụ này ra đời đã lâu.

Sự tăng hay giảm tỷ giá ngoại tệ đều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thời gian qua, giá trị USD trên thị trường thế giới liên tục giảm, làm cho các ngoại tệ mạnh khác như Euro, Bảng Anh, Yên Nhật… tăng giá. Điều này làm cho những doanh nghiệp mua vật tư, thiết bị trả chậm bằng các ngoại tệ mạnh khác ngoài USD bị thiệt hại. Muốn giảm thiểu rủi ro tỷ giá, chỉ có thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Thế nhưng hầu hết Khách hàng tìm hiểu chứ không mua.

Đối với nghiệp vụ Swap:

Các khách hàng vẫn thích vay USD hơn sau đó bán lại cho ngân hàng USD

đó khi thu được ngoại tệ từ xuất khẩu để trả nợ ngân hàng. Với đặc điểm này thì

nghiệp vụ Swap với khách hàng tại BIDV đạt được chưa cao.

Đối với nghiệp vụ option:

Để có quyền chọn ngoại tệ, doanh nghiệp phải trả một mức phí nhất định. Mức phí này phụ thuộc vào từng thời kỳ, xu hướng biến động tỷ giá ngoại tệ, thời gian thực hiện hợp đồng. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thường không muốn bị mất

65

phí trong các giao dịch ngay khi ký hợp đồng nên khách hàng thường đắn đo trước khi thực hiện giao dịch.

Mặt khác, kỳ hạn của hợp đồng option theo quy định còn hạn chế, ngắn hơn nhiều so với thời hạn doanh nghiệp có nhu cầu.

Bên cạnh đó, chế độ tài chính chưa quy định hạch toán phí option, do đó doanh nghiệp không biết hạch toán phí option vào đâu.

Vì những lý do đó nên số lượng khách hàng đến mua quyền chọn ngoại tệ tại BIDV còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của nghiệp vụ này.

  • Thứ hai, về phía BIDV:

Trong hoạt động KDNT, BIDV chưa mạnh trong phân tích biến động tỷ giá. Không chỉ các khách hàng của BIDV (các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu) mà cả chính BIDV thường chú ý nhiều đến việc mua bán ngoại tệ vì mục đích thanh toán mà quên đi yếu tố bảo hiểm tỷ giá nên hầu như các nghiệp vụ KDNT chủ yếu đóng vai trò trung gian giao dịch hơn là những nhà tạo lập thị trường. Đó cũng là lý do tại sao BIDV không mạnh về hoạt động đầu cơ mà chủ yếu là kinh doanh cho khách hàng.

Về mạng lưới chi nhánh của BIDV, hiện tại, mạng lưới giao dịch của BIDV gồm Hội sở, hơn 120 chi nhánh/phòng giao dịch. Các chi nhánh thực hiện mua bán ngoại tệ chủ yếu là nghiệp vụ Spot để phục vụ khách hàng khi có yêu cầu hoặc mua bán với Hội sở. Bên cạnh đó, các chi nhánh chưa được trang bị thiết bị và cán bộ đủ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ KDNT (một số chi nhánh nhân viên giao dịch ngoại tệ kiêm kế toán viên, một số chi nhánh mới thành lập chưa có bộ phận KDNT).

  • Thứ ba, về các quy định của NHNN:

Mặc dù NHNN cho phép các NHTM được phép cộng/trừ biên độ tỷ giá USD/VND khi giao dịch với khách hàng là 3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhưng tỷ giá này vẫn chưa tỏ ra hoàn toàn hợp lý đối với các NHTM. Lý do là hiện nay, NHNN công bố tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng trong suốt một thời gian dài không thay đổi. Khi thị trường ngoại tệ căng thẳng, các NHTM cũng liên tục niêm yết tỷ giá ở mức kịch trần và trong suốt thời gian đó, giá mua niêm yết bằng hoặc chỉ thấp hơn 2 điểm so với giá bán niêm yết. Trong trường

66

hợp này, tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu thị trường và làm hạn chế hoạt động KDNT của các NHTM. Thị trường hối đoái là thị trường có tính chất động, luôn thay đổi, giới hạn như vậy tuy có được nới rộng hơn trước nhưng vẫn là tương đối chặt đối với hoạt động KDNT.

Chính vì hoạt động KDNT của các ngân hàng TMCP bị hạn chế do những hạn chế từ phía tỷ giá nên tình trạng mua bán ngầm diễn ra ở mức độ lớn, nhiều doanh nghiệp XNK không thể mua được ngoại tệ ở ngân hàng nên đã phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình. Như vậy, một lượng đáng kể ngoại tệ vẫn lưu thông và sử dụng trong thanh thanh toán ngoài tầm kiểm soát của hệ thống ngân hàng nên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động KDNT của các NHTM.

Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động KDNT của NHNN có thay đổi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường. Vì vậy, đôi khi trở thành rào cản đối với sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và hoạt động KDNT của BIDV nói riêng.

Các quy định của NHNN về một số nghiệp vụ còn quá chặt chẽ nên ảnh hưởng đến hoạt động KDNT của BIDV và giao dịch của khách hàng với BIDV. Ví dụ hiện nay để thực hiện nghiệp vụ Swap với NHNN, NHTM phải giải trình nhu cầu vốn cho NHNN, tuy nhiên thực hiện Swap với NHNNg thì không cần phải giải trình nhu cầu vốn, điều đó lý giải tại sao nghiệp vụ Swap tại BIDV chủ yếu thực hiện với NHNNg.

Đối với nghiệp vụ Option, năm 2006, BIDV là một trong số các ngân hàng được NHNN cho phép thí điểm nghiệp vụ option giữa VND và ngoại tệ, theo đó khách hàng của BIDV có thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là sản phẩm có tính hiệu quả và khả năng áp dụng cao đối với các doanh nghiệp XNK, tuy nhiên, đến năm 2009 NHNN đã ra quyết định số 1820/NHNN-QLNH quy định về việc dừng thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng của các Ngân hàng Thương mại.

Như vậy, đối với nghiệp vụ Option, các NHTM hiện tại chỉ được thực hiện mua bán option giữa các ngoại tệ, sản phẩm này rất khó áp dụng đối với các doanh nghiệp XNK tại Việt Nam.

67

4.4.2     Lợi nhuận trong hoạt động KDNT tại BIDV

  • Cơ cấu lợi nhuận:

Cũng giống như cơ cấu trong doanh thu mua bán ngoại tệ, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV chủ yếu từ hoạt động KDNT giao ngay (lãi từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra), phí thu được từ các giao dịch MBNT phái sinh còn rất hạn chế, cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Cơ cấu thu nhập KDNT chia theo nghiệp vụ

  Chỉ tiêu     Năm     Năm     Năm     Năm     9 tháng  
                       
        2006     2007     2008     2009     năm 2010  
                                   
  Tỷ lệ lợi nhuận MBNT   93%   92.1%   69.9%   89.2%   87%  
  giao ngay                                
                         
  Tỷ lệ lợi nhuận MBNT   7%   7.9%   30.1%   10.8%   13%  
  phái sinh                                
                   
        (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV)  

Nguyên nhân có sự chênh lệch trên cũng xuất phát từ những hạn chế từ phía khách hàng, ngân hàng và những quy định của NHNN như đã trình bày tại mục 3.2.1.

  • Về thu nhập từ hoạt động KDNT trên tổng thu nhập của BIDV

Trong năm 2009, cùng với việc mở rộng mạng lưới , các ngân hàng 100% vốn nước ngoài dần lấn lướt các đồng nghiệp nội địa , đặc biệt trong tăng trưởng lợi nhuận , họ đang để sau lưng một khoảng cách khá xa vớ i các ngân hàng cổ phần.

Năm 2009, theo thống kê của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM, các ngân hàng nước ngoài có mức tăng trưởng lợi nhuận tới 168,3% so với

năm 2008, với con số tuyệt đối 3.517 tỉ đồng (1.311 tỉ đồng năm 2008). Trong khi đó tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng cổ phần chỉcó 20,3%, từ 4.988 tỉ đồng năm 2008 lên 5.999 tỉ đồng năm 2009.

Các ngân hàng cổ phần liên tục nâng lãi suất huy động để cạnh tranh lẫn nhau và phát triển tín dụng. So với cuối năm 2008, năm 2009 tăng trưởng tín dụng của khối cổ phần tăng lên 59,9%, mức tăng mạnh nhất trong số các ngân hàng . Còn các ngân hàng nước ngoài dường như không quan tâm lắm đến nâng dư nợ cho vay . Kết quả là

68

tăng trưởng tín dụng của họ năm ngoái âm – 0,66%. Vậy điều gìđã tạo nên sự bứt phá lợi nhuận của ngân hàng nước ngoài ? Ở một ngân hàng nước ngoài lớn , trong cơ cấu lợi nhuận 40% là kinh doanh ngoại hối và trái p hiếu; thu phíthanh toán xuất nhập khẩu và các phíkhác của khách hàng doanh nghiệp chiếm 20%; cho vay tiêu dùng cá nhân cộng dịch vụ 20%, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng còn lại . Ở một số ngân hàng nước ngoài khác , lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ và ngân quỹ cũng chiếm 40% lợi nhuận.

Đối với BIDV, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động KDNT trên tổng thu nhập giai đoạn 2006-2010 đạt mức trung bình là 20,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các ngân hàng nước ngoài và mục tiêu đặt ra của BIDV (30%).

Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010, BIDV đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động KDNT về cả doanh thu và lợi nhuận nhờ áp dụng công nghệ hiện đại và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động KDNT của BIDV vẫn còn hạn chế và gặp khó khăn. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV trong chương III.

69

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chương II chúng ta đã phân tích thực trạng hoạt động KDNT tại BIDV, phân tích đánh giá hiệu quả KDNT của BIDV qua một số chỉ tiêu để thấy được những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này. Sau đây, để tài sẽ xem xét các mục tiêu, phương hướng cho hoạt động KDNT của BIDV trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV như sau:

I.                   MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG CHO HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI

BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI

Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, sự phát triển của nghiệp vụ KDNT và điều kiện cụ thể của BIDV mà đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển nghiệp vụ KDNT trong thời gian tới như sau:

  • Nâng cao năng lực hoạt động KDNT và khả năng cạnh tranh trên thị trường hối đoái quốc tế.
  • Đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng đến giao dịch với BIDV.
  • Nâng cao hơn nữa doanh số mua bán ngoại tệ, lợi nhuận hoạt động KDNT, tăng tỷ trọng thu về hoạt động KDNT trên tổng thu nhập của BIDV, sao cho tỷ trọng này đạt từ 35-40%.
  • Thúc đẩy mạnh các nghiệp vụ KDNT phái sinh, khi có điều kiện thì triển khai, áp dụng các nghiệp vụ mới như Future, option bên cạnh việc duy trì và phát triển nghiệp vụ KDNT truyền thống.
  • Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế à tranh thủ sự giúp đỡ của NHNNg qua đó mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế.
  • Phát triển hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong hoạt động KDNT

II.               ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KDNT TẠI BIDV

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoa động KDNT tại BIDV, trong đó xác định các nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động KDNT và dựa vào các mục tiêu, phương hướng phát triển nghiệp vụ KDNT, để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT, xin đề xuất một số giải pháp sau:

70

1.     Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Đa dạng hoá các nghiệp vụ KDNT sẽ giúp BIDV mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động KDNT, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của BIDV.

Không chỉ riêng các NHTM mà các doanh nghiệp cũng còn rất bỡ ngỡ bởi chưa được sử dụng rộng rãi, tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp.

Vì vậy, các BIDV cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các doanh nghiệp nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Qua phân tích thực trạng hoạt động KDNT tại BIDV, ta thấy nhìn chung tại BIDV các nghiệp vụ Spot, Forward, Swap và nghiệp vụ Option thường được thực hiện

  • Hội sở. Đối với các chi nhánh trong hệ thống BIDV chưa thực hiện nhiều nghiệp vụ KDNT phái sinh, chủ yếu vẫn là mua bán giao ngay phục vụ nhu cầu của khách hàng, ngoại trừ một số chi nhánh lớn như Sở giao dịch I, II, III.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT thông qua giải pháp đa dạng hóa và hoàn thiện các nghiệp vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, BIDV cần thực hiện tốt các công việc sau:

1.1    Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và tăng cường marketing khách hàng sử dụng các

nghiệp vụ KDNT phái sinh

Như chúng ta đã thấy, mặc dù BIDV đã triển khai các nghiệp vụ KDNT phái sinh từ nhiều năm nay, tuy nhiên doanh số cũng như thu nhập từ các sản phẩm này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng thị trường ngoại tệ của Việt Nam. Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế và tăng cường marketing khách hàng sử dụng các nghiệp vụ KDNT phái sinh là việc làm cần thiết và cần được tiến hành ngay, đồng bộ.

Tại BIDV, rất ít DN xuất nhập khẩu chủ động tìm hiểu, nghiên cứu những dịch vụ, sản phẩm mới để xem xét nên sử dụng dịch vụ nào và vận dụng như thế nào cho nhu cầu mới phát sinh của mình. Vì vậy, khi triển khai đưa ra thị trường sản phẩm KDNT mới, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ về vật chất, kỹ thuật và nhân lực, BIDV cần

71

tuyên truyền, quảng cáo và tổ chức các hội thảo với khách hàng để giới thiệu nghiệp vụ mới và các tiện ích kèm theo. Những buổi hội thảo sẽ đóng vai trò xúc tiến bước đầu để khách hàng biết được BIDV và khách hàng cần làm gì để phối hợp với nhau trong việc thực hiện nghiệp vụ đó cũng như giảm thiểu những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Cũng qua buổi hội thảo khách hàng có dịp trình bày những vướng mắc haynhu cầu mới của mình phát sinh trong quá trình giao dịch với BIDV, qua đó BIDV nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng và có giải pháp hỗ trợ cụ thể.

Tuy nhiên, các buổi hội thảo bị hạn chế nhiều ở khâu tổ chức và thời gian tiến hành. Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt và có hiệu quả, bộ phận KDNT cần phối hợp với bộ phận Marketing. Tiếp thị và chăm sóc khách hàng được xem là khâu trọng yếu nhất trong công tác Marketing. Một, hai ngày hội thảo nghiệp vụ KDNT mới chỉ tạo cho khách hàng khái niệm ban đầu về sản phẩm mới, còn việc thực hiện các nghiệp vụ như thế nào, chi tiết ra sao phải thông qua khâu tư vấn và tiếp thị. Tiếp thị giúp khách hàng cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm, xu hướng thị trường và cách thực hiện nghiệp vụ mới … cũng như nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng hay vướng mắc của khách hàng.

Trong tình hình tỷ giá hối đoái ngoại tệ biến động như hiện nay, rủi ro trong giao dịch bằng đồng ngoại tệ có chiều hướng tăng đặc biệt trong những hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Vì vậy vai trò của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng là rất quan trọng trong việc kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của mình.

Xét về mặt khách quan thì về phía ngân hàng có lợi, mặt khác lại bảo vệ được rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong thị trường giao dịch hiện nay, việc ứng dụng các công cụ phái sinh vẫn còn rất mới, chưa được sử dụng rộng rãi bởi tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp.

Hiểu được, ứng dụng được các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM thì việc mang những dịch vụ này đến các doanh nghiệp cần một chặng đường khá dài trong việc tiếp cận các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến

72

giao dịch ngoại hối, các NHTM cần tổ chức những buổi hội thảo để giới thiệu và tư vấn loại hình dịch vụ mới này nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết và quen dần về các công cụ phái sinh ngoại hối.

Cũng như đối với các doanh nghiệp, những quyền lợi và tính ưu việt trong việc lựa chọn các loại hình giao dịch hối đoái trong giao dịch kinh doanh và sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm từ các doanh nghiệp hơn.

Mặt khác, BIDV cũng cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.

Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho các doanh nghiệp hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối, cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế.

Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.

1.2    Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các nghiệp vụ KDNT mới

Hiện nay, đối với hoạt động KDNT, BIDV mới thực hiện 4 nghiệp vụ là Spot, Forward, Swap, Option. Nghiệp vụ Future đã triển khai nhưng mới thực hiện đối với

73

mặt hàng café. Do đó, BIDV phải luôn nghiên cứu và tìm hiểu các nghiệp vụ mới, đưa ra quy trình triển khai cụ thể để khi có nhu cầu thì triển khai thực hiện hiệu quả.

Riêng nghiệp vụ Future, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nghiệp vụ Future có thể được áp dụng trong thời gian tới. Do đó, BIDV phải chuẩn bị nhân lực đủ trình độ, kỹ năng và điều kiện cần thiết để triển khai các nghiệp vụ này khi NHNN cho phép.

Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế., mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.

BIDV cũng cần nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp ngành ngân hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của ngân hàng và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Như vậy, lợi ích nổi bật của các công cụ phái sinh là phòng ngừa hiệu quả các rủi ro về tỷ giá cũng như lãi suất cho các NHTM, ngoài ra những công cụ tài chính hiện đại này còn giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ và giảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường.

Bên cạnh đó, với tính đa dạng vốn có, chúng cũng có thể được ứng dụng phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng và phát triển các sản phẩm mới này trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế cả về phía các doanh nghiệp và NHTM, thể hiện ở doanh số giao dịch rất thấp.

Vì vậy, Lãnh đạo ngành Ngân hàng cần tìm hiểu những điều kiện cần và đủ để xây dựng phát triển một thị trường công cụ phái sinh, áp dụng và phương hướng phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới và phát huy những ưu điểm để ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá một cách an toàn, hiệu quả.

74

  • Cung cấp miễn phí các dịch vụ kèm theo trong hoạt động KDNT

Ngân hàng có thể cung cấp một số các dịch vụ kèm theo như tư vấn tài chính – tiền tệ, tỷ giá, phương thức thanh toán, áp dụng chính sách tỷ giá, phí mang tính cạnh tranh cao.

Đối với nghiệp vụ Swap: Hiện nay, BIDV chủ yếu thực hiện nghiệp vụ Swap với NHNNg để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, riêng các doanh nghiệp vẫn có xu hướng thích vay USD sau đó doanh nghiệp bán lại USD cho chính ngân hàng khi có nguồn thu USD từ xuất khẩu. Đây là đặc điểm BIDV cần có giải pháp để khuyến khích khách hàng thực hiện Swap với BIDV thông qua công tác tư vấn cho khách hàng, chính sách ưu đãi về tỷ giá.

Trong quá trình thực hiện giao dịch, có thể phát sinh những nhu cầu mà do hạn chế, một nghiệp vụ KDNT không thể đáp ứng được, khi đó cần phải kết hợp các nghiệp vụ khác nhằm đưa đến cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất.

Ví dụ để hạn chế rủi ro tỷ giá, ngay khi ký hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệp có thể tiến hành ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn với BIDV. Thực tế có nhiều tình huống xảy ra, trường hợp ký hợp đồng bán USD lấy VND kỳ hạn 3 tháng nhưng sau 2 tháng DN đã thu được ngoại tệ do giao hàng sớm và doanh nghiệp cần tiền đồng để trả lương cho người lao động. Khi đó DN có thể thực hiện nghiệp vụ Swap 1 tháng với BIDV với hình thức bán USD giao ngay cho BIDV và mua lại USD này kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV cần thực hiện 2 nghiệp vụ là Forward và Swap.

Bên cạnh đó, vấn đề lựa chọn tỷ giá để thanh toán cần sự tư vấn của BIDV do Doanh nghiệp không thể tự nắm được xu hướng biến động của mỗi loại tỷ giá vì doanh nghiệp không chuyên về KDNT và không đủ phương tiện, thông tin cần thiết. BIDV cần xác định vai trò then chốt và không thể thiếu công tác tư vấn cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm vững phương thức thực hiện, xu hướng biến động tỷ giá … sao cho tất cả những thông tin này trở thành yếu tố hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương. Mục đích cuối cùng của giải pháp này là làm cho khách hàng cảm thấy không thể thiếu những thông tin tư vấn hữu ích từ BIDV trong hoạt động kinh doanh của mình, qua đó khách hàng sẽ ngày càng gắn bó hơn với ngân hàng.

75

2.     Mở rộng hoạt động KDNT trên thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng quốc tế

Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ quốc tế, BIDV mới chỉ thực hiện các giao dịch ngoại tệ khi có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá hoặc khi có nhu cầu thực hiện đối ứng khi mua hoặc bán ngoại tệ cho khách hàng mà ít có nghiệp vụ kinh doanh thực sự.

Trong hoạt động KDNT, BIDV cần triển khai mở rộng hoạt động này trên thị trường liên ngân hàng và thị trường quốc tế. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn không chỉ về khối lượng giao dịch và còn về sự đa dạng trong sản phẩm.

Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường này còn phụ thuộc vào cơ chế, quy định của NHNN và năng lực của BIDV.

Tham gia trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường quốc tế có một số đặc điểm:

  • Sự biến động tỷ giá nhanh.
  • Doanh số giao dịch lớn.
  • Đối tác trên thị trường là các ngân hàng đủ điều kiện, có uy tín.
  • Các loại hình nghiệp vụ phong phú, đa dạng.

Với các đặc điểm đó, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường quốc tế là nơi mà BIDV đầu tư kiếm lời trên sự biến động tỷ giá. BIDV cần hiện đại hoá công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng, bên cạnh đó cần tiến hành thu thập, phân tích và đưa ra dự báo để có những quyết định chính xác thì mới biến những cơ hội biến động tỷ giá thành lời.

Đối với hoạt động KDNT với ngân hàng nước ngoài: Cần tăng cường nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin về tình hình tài chính tiền tệ thế giới, xu thế mới về thị trường hối đoái quốc tế để đưa ra các quyết định phù hợp.

Để thực hiện giải pháp này cần tiến hành làm các công việc như sau:

  • Thông qua quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế để tranh thủ được kinh nghiệm quản lý, kỹ năng giao dịch

NHNNg là nơi BIDV có thể thực hiện các giao dịch phòng tránh rủi ro tỷ giá, VD nghiệp vụ Option, khi BIDV ký hợp đồng với khách hàng thì đồng thời sẽ ký hợp

76

đồng với NHNNg nhưng với chiều ngược lại để tránh rủi ro tỷ giá (thay vì tự chịu rủi ro tỷ giá nếu không giao dịch với NHNNg).

Đây là cầu nối để BIDV vươn hoạt động KDNT ra thị trường hối đoái quốc tế, vừa là người ủy thác, đại lý, vừa là người nhận ủy thác của các NHNNg.

Do BIDV có mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới nên BIDV sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. BIDV phải có chiến lược mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường quốc tế với nhiều hình thức.

  • Triển khai các nghiệp vụ KDNT cho các chi nhánh BIDV

Phòng Kinh doanh Ngoại tệ tại các chi nhánh cần được bổ sung nhân sự bộ phận KDNT cho chi nhánh. Phòng Kinh doanh Ngoại tệ phải được trang bị cơ sở vật chất thỏa mãn một số yêu cầu về cung cấp thông tin lãi suất, tỷ giá …,có các máy tính giao dịch nối mạng, lắp đặt phần mềm tính toán thống kê, dự báo tỷ giá các giao dịch, hệ thống thiết bị thông tin cần thiết khác như điện thoại, fax, telex, … để có thể liên lạc trực tiếp với các ngân hàng trong cùng hệ thống.

Mở rộng mạng lưới chi nhánh là yếu tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động KDNT. Nhờ có mạng lưới rộng khắp, các chi nhánh sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của BIDV cho khách hàng một cách thuận lợi nhất để thu hút nguồn ngoại tệ vào BIDV.

3.     Tăng cƣờng công tác quản trị trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Quản trị hoạt động KDNT có vai trò quan trọng nhằm sắp xếp một cách khoa học giữa các bộ phận, công việc trong ngân hàng, đồng thời là sự phối hợp, giúp đỡ và kiểm tra giữa các bộ phận nhằm tăng hiệu quả công việc và hạn chế rủi ro nghiệp vụ. Việc tăng cường công tác quản trị hoạt động KDNT được thực hiện qua các giải pháp:

  • Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Phòng/Ban liên quan đến hoạt động KDNT nhằm phục vụ nhanh chóng, hiệu quả các giao dịch với khách hàng đồngthời nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như phản ánh từ phía khách hàng.

Thực tế hoạt động KDNT có liên quan đến nhiều Phòng/Ban như Trung tâm thanh toán, Ban tác nghiệp và tài trợ thương mại, Ban Tín dụng, Ban Kế toán, Phòng Ngân quỹ…

77

  • Xây dựng hệ thống thu nhập, xử lý thông tin có hiệu quả, kịp thời để phục vụ cho việc ra quyết định có độ chính xác cao.
  • Xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý và kịp thời đối với giao dịch viên nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và gắn bó trách nhiệm của họ với công việc.

KDNT trên thị trường quốc tế diễn ra 24/24h hàng ngày, giá cả biến động liên tục và rất phức tạp cho nên cần khuyến khích giao dịch viên sao cho họ quan tâm tới hiệu quả công việc, bám sát thị trường.

  • Quy định cụ thể, rõ ràng về quy trình giao dịch, về phương tiện và cách thức sử dụng các phương tiện trong giao dịch ngoại tệ.
  • Thiết lập chế độ kiểm tra chéo giữa bộ phận Back-office và Front-office. Đảm bảo việc hạch toán chính xác các giao dịch đã thực hiện, giúp Ban Lãnh đạo nắm bắt và có hướng xử lý các giao dịch bất thường

4.     Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho hoạt động KDNT

Nguồn nhân lực được xác định là khâu then chốt, quyết định sự thành công của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu con người có những quyết định đúng đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

KDNT là một lĩnh vực đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao. Giao dịch viên phải có khả năng phân tích tổng hợp, phản xạ nhạy bén với mọi tình huống và sự kiện xảy ra trên thị trường, đặc biệt là thị trường ngoại hối quốc tế. Với đòi hỏi như trên, BIDV phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này, các biện pháp cụ thể cần thực hiện như sau:

Chú trọng công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là:

  • Có khả năng nhận biết, phân tích và đánh giá tình hình kinh tế, chính trị xã hội có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động KDNT như thế nào, từ đó có thể đề xuất các giải pháp cho tình huống cụ thể.
  • Có kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng đặc biệt là vững vàng về hoạt động KDNT.
  • Có trình độ ngoại ngữ tốt đủ khả năng giao dịch với nước ngoài.
  • Chú trọng công tác đào tạo, tự đào tạo và huấn luyện thường xuyên

78

nghiệp vụ nhất là đối với nhân viên giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế. Cách thức làm là mời các chuyên gia hoặc đối tác nước ngoài sang huấn luyện tại chỗ hay cửcán bộ có liên quan trực tiếp tham dự hội thảo do NHNN, NHNNg tổ chức để nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ KDNT trên thị trường quốc tế và tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế.

  • Có chính sách thu hút và giữ nhân sự có chuyên môn cao thông qua các chế độ như lương, thưởng, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến trong công việc.

Hiện tại, công tác tuyển chọn và đào tạo nhân lực cho bộ phận KDNT của Hội sở chính đã được quan tâm tốt, tuy nhiên tại các chi nhánh của BIDV, cán bộ KDNT thường kiêm một số công tác khác và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để có thể đảm nhiệm công tác KDNT. Vì vậy, để hoạt động KDNT đạt được hiệu quả cao, không chỉ Hội sở chính, mà các chi nhánh cần phải chú trọng công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, có chính sách đào tạo, chính sách thu hút và giữ nhân sự như được nêu trên đây.

5.     Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động KDNT tại BIDV

Như đã trình bày tại chương II, hoạt động KDNT tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế. Chính vì vậy việc giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động KDNT có ý nghĩa quan trọng. Để giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động KDNT, BIDV cần thực hiện các giải pháp sau:

Đối với rủi ro tỷ giá:

Đây là loại rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNT. Các rủi ro ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do biến động kinh tế, chính trị của một đất nước. Việc ngân hàng nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều sẽ là mạo hiểm khi tỷ giá biến động bất lợi. Do đó, BIDV cần phải tuân thủ nghiêm ngặt công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá là hệ thống hạn mức (Position limits), bao gồm:

  • Hạn mức trạng thái tiền tệ (hạn mức qua đêm và hạn mức giao dịch trong ngày): là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà BIDV được để qua đêm (đối với hạn mức qua đêm) hoặc giao dịch trong ngày nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thị trường biến động quá nhanh khiến nhân viên KDNT không phản ứng kịp. Tùy theo khối lượng giao dịch, tính thanh khoản cao hay thấp, biến động tỷ giá nhiều hay ít, các

79

quy định của NHNN và kinh nghiệm, trình độ, mục tiêu kinh doanh, năng lực tài chính của BIDV mà Ban Lãnh đạo thiết lập hạn mức trên.

  • Hạn mức dừng lỗ: Là mức lỗ tối đa cho một giao dịch và mức lỗ tối đa trong ngày, mục đích của hạn mức này là nhằm khống chế mức lỗ của BIDV trong một giới hạn có thể chấp nhận được.

Trong hoạt động KDNT, rủi ro về tỷ giá có nguyên nhân từ trạng thái ngoại hối. Khi ngoại tệ lên giá thì trạng thái ngoại tệ dương sẽ có lợi, còn trạng thái âm sẽ bị lỗ.

Trong quá trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ luôn thay đổi nên BIDV luôn có khả năng gặp rủi ro tỷ giá. Nhưng BIDV cũng cần linh hoạt điều chỉnh trạng thái ngoại tệ vì ở thời điểm cân bằng trạng thái, có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi không có ngoại tệ cho nhu cầu đột xuất của khách hàng.

Việc giảm thiểu rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua quản lý trạng thái ngoại hối và BIDV phải xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với trạng thái ngoại hối.

Đối với rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng:

BIDV, đặc biệt là các chi nhánh của BIDV giao dịch trực tiếp với các khách hàng cần tiến hành phân loại, đánh giá khách hàng theo các mức cụ thể để đưa ra hạn mức giao dịch cho từng khách hàng cho phù hợp.

BIDV nên áp dụng hạn mức khách hàng như sau:

Quy định hạn mức cho từng khách hàng tuỳ theo tình hình tài chính của khách hàng đó, bao gồm:

  • Hạn mức thanh toán (quy định số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho một khách hàng trong một ngày)
  • Hạn mức kỳ hạn (tổng giá trị các hợp đồng kỳ hạn đang còn hiệu lực không được vượt quá).

III.            Một số kiến nghị

Có môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với sự nỗ lực của BIDV thì hoạt động

80

KDNT sẽ ngày càng mở rộng và hiệu quả. Để có được một môi trường kinh doanh thuận lợi thì phải có những giải pháp và sự phối hợp thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước – mà ở đây là NHNN.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng thì kiến nghị NHNN cần có những thay đổi sau:

1.     Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

1.1       NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt

Cơ chế điều hành tỷ giá cần kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị trường giao dịch.

Những quy định về biên độ được phép cộng/trừ thêm vào tỷ giá USD/VND do NHNN công bố (hiện nay là +-3%) đã làm cho các NHTM gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ vì tỷ giá giao dịch thực tế thường vượt quá trần tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN quy định. Vì vậy, để hoạt động KDNT của các NHTM được chủ động, NHNN nên nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Có như vậy, các NHTM mới có cơ hội cạnh tranh, cũng như đưa ra mức tỷ giá phù hợp phản ánh cung cầu thị trường trong từng thời điểm, đảm bảo hoạt động KDNT có lãi. Khi thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển mạnh, dự trữ quốc gia đủ mạnh, NHNN nên xoá bỏ quy định giới hạn tỷ giá giao ngay giữa USD/VND NHNN do NHNN công bố.

Khi đó, NHNN nên cho các NHTM áp dụng cơ chế thoả thuận tỷ giá bởi việc thực hiện cơ chế thoả thuận tỷ giá giúp BIDV linh hoạt hơn khi chào giá cho khách và điều chỉnh kịp thời khi nhu cầu của thị trường thay đổi. Vì vậy, NHNN cần chính thức cho phép áp dụng cơ chế tỷ giá thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng trong mua bán ngoại tệ mặt, đồng thời tiến tới cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ chuyển khoản theo tỷ giá thoả thuận.

Việc xoá bỏ biên độ và áp dụng cơ chế tỷ giá thoả thuận sẽ giúp các ngân hàng thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ theo sát tỷ giá thị trường hơn.

Như vậy, NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị

81

trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ phù hợp với thị trường giao dịch.

NHNN cũng cần tăng cường vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường.

Quan trọng hơn, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra, cũng như hạn chế những rủi ro có thể cho các NHTM và cho cả doanh nghiệp.

Hoàn thiện quy định về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ

Theo đánh giá của các chuyên gia tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, trong các nghiệp vụ phái sinh, đứng cả về phía khách hàng cũng như ngân hàng, nghiệp vụ quyền chọn là có nhiều hấp dẫn hơn cả. Về nghiệp vụ quyền chọn, BIDV cũng gặp một số khó khăn xuất phát từ những quy định của NHNN.

Trong thời gian qua, BIDV với tư cách là người phát hành các hợp đồng quyền chọn, nguồn thu từ nghiệp vụ này rất ít vì phí quyền chọn phải đóng cho đối

tác nước ngoài nhận “tái bảo hiểm” các hợp đồng quyền chọn này. BIDV phải ký lại các hợp đồng quyền chọn với đối tác nước ngoài dưới dạng tái bảo hiểm vì hiện nay số lượng ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn chưa nhiều nên BIDV không thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa những người ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng cũng như không có nhiều cơ hội giao dịch, ký kết hoán đổi các hợp đồng quyền chọn với các ngân hàng khác trong nước.

Tuy nhiên, trên thị trường ngoại hối quốc tế nhất là ở các nước phát triển, nghiệp vụ quyền chọn không những được sử dụng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà còn là cơ sở để các ngân hàng hình thành nên các chiến lược quyền chọn nhằm mục đích kiếm lời theo những dự đoán riêng của mình về sự biến động của tỷ giá trong tương lai.

Để có thể sử dụng được chiến lược này, ngoài khả năng của BIDV, cần phải có một thị trường quyền chọn phát triển với đầy đủ các yếu tố của thị trường như tỷ giá

82

phải được xác định bởi cung cầu của thị trường, chính sách quản lý ngoại hối phải tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động KDNT và khung pháp luật đảm bảo quyền lợi của nhà kinh doanh.

Đối với các NHTM tại Việt Nam, việc triển khai và áp dụng sản phẩm quyền chọn ngoại tệ và VND sẽ thu hút khách hàng hơn một số sản phẩm phái sinh khác. Vì vậy, NHNN nên cho các NHTM tiếp tục triển khai sản phẩm này.

1.2    Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Hiện nay, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn hạn chế như tính linh hoạt chưa cao, các ngân hàng còn hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức “tự cấp, tự túc”, thị trường hoạt động theo xu hướng một chiều (mua vào không đủ đáp ứng nhu cầu bán ra), các công cụ đơn điệu, chủ yếu là các giao dịch giao ngay Spot.

Để đảm bảo cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngày càng giữ vai trò trung tâm quan trọng của thị trường ngoại hối Việt Nam, trong thời gian tới NHNN cần phải hoàn thiện hơn nữa các vấn đề như sau:

  • NHNN phải thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng trên thị trường. Chính do đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua có giai đoạn các ngân hàng đều đặt lệnh mua ngoại tệ nhưng không được thỏa mãn do đó mất niềm tin vào thị trường. Để có thể khắc phục tình trạng này, NHNN cần phải thỏa mãn các nhu cầu mua/bán ngoại tệ hợp lý của thị trường và kịp thời can thiệp một cách hữu hiệu vào tỷ giá.
  • NHNN phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia.
  • Thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới, đồng thời hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ tiên tiến cho hoạt động thanh toán bù trừ của NHNN.
  • Mặt khác, NHNN cần kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ tự do vì hoạt động của thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Về lâu dài cần phải có biện pháp, chính sách quản lý vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ

83

liên ngân hàng, tiến tới xoá bỏ thị trường ngoại tệ tự do.

1.3    Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối

Nhìn chung cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải hoàn thiện như cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái trong dài hạn, lộ trình và phương thức điều chỉnh tỷ giá… Cơ chế quản lý tỷ giá phải thực hiện được 2 mục tiêu chính: tiến tới lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam;

Nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vãng lai để đồng Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi nhằm chống lại hiện tượng Đôla hoá. Trên cơ sở đó, NHNN có thể kiểm soát hiệu quả các luồng chu chuyển ngoại tệ, thu hút ngoại tệ để tăng nguồn dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia.

Để phát triển thị trường ngoại hối, tăng khả năng tự bảo hiểm của doanh nghiệp thông qua các công cụ của thị trường, các quy định về quản lý ngoại hối cần phải thỏa mãn các nhu cầu mua/bán ngoại tệ hợp lý của thị trường và kịp thời can

thiệp một cách hữu hiệu vào tỷ giá.

NHNN phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả

nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia.

Thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới, đồng thời hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ tiên tiến cho hoạt động thanh toán bù trừ của NHNN.

Mặt khác, NHNN cần kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ tự do vì hoạt động của thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Về lâu dài cần phải có biện pháp, chính sách quản lý vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới xoá bỏ thị trường ngoại tệ tự do.

Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc triển khai áp dụng vào thực tế một số công cụ ngoại hối bảo hiểm rủi ro như hoán đổi giá cả hàng hoá (Commodity Price

84

Swap), mua bán tương lai hàng hoá (Commodity Future), hoán đổi lãi suất (Interest Swap)… tất nhiên điều kiện đảm bảo và phát triển thị trường vẫn là chính sách tỷ giá thích hợp, gắn thị trường và các điều kiện giao dịch thuận lợi.

1.4      Kiến nghị khác

NHNN cũng cần ban hành những quy chế hợp lý hơn như việc xác lập tỷ giá hoán đổi, phí hoán đổi tiền tệ hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường.

Hiện nay NHNN đã cho phép cá nhân, NHTM thực hiện Option ngoại tệ với ngoại tệ mà không cần phải chứng minh mục đích sử dụng vốn, điều này cho thấy NHNN cho phép cá nhân, NHTM được đầu cơ ngoại tệ. Qua thực tế tại Phòng kinh

doanh Tiền tệ thì nghiệp vụ trên tuy phù hợp với khẩu vị thích rủi ro của nhà đầu tư nhưng chưa được thực hiện nhiều do quy định về số lượng ngoại tệ tối thiểu trong mỗi giao dịch. NHNN cần xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu này để khách hàng có thể thực hiện giao dịch theo nhu cầu.

2.     Một số kiến nghị với khách hàng

Việc phân tích và dự đoán biến động tỷ giá ngoại tệ không phải là chuyên môn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng.

Do đó, để tránh rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng trước và sau khi ký hợp đồng để chọn những biện pháp phòng tránh rủi ro tỷ giá thích hợp đồng thời tạo thói quen sử dụng các công cụ phái sinh ngoại tệ tron g môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.

Trong quá trình lựa chọn đối tác, ký hợp đồng, các doanh nghiệp phải lựa chọn đối tác có tiềm năng và có uy tín đồng thời phải tìm hiểu kỹ các phương thức thanh toán, đồng tiền giao dịch để có kế hoạch nguồn vốn cho phù hợp.

Phải tìm hiểu kỹ các tiện ích ngân hàng dành cho doanh nghiệp, trường hợp không thu xếp kịp các nguồn tiền vào, ra thì có thể sử dụng các nguồn vốn như vay, ký hợp đồng hoán đổi, kỳ hạn … để thanh toán đúng thời gian đã ký kết với đối tác. Việc lựa chọn loại ngoại tệ nào trong thanh toán ngoại thương cũng là vấn đề mà DN cần quan tâm. Các DN xuất nhập khẩu vẫn có thói quen sử dụng đồng USD trong thanh

85

toán cho dù đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới, điều này có 2 lý do: một là DN Việt Nam không có quyền quyết định đồng tiền thanh toán; hai là, đối với nhiều nước, đồng USD vẫn có vị thế riêng. Thực tế nhiều DN bỏ qua cơ hội làm tăng lợi nhuận cho mình khi chỉ sử dụng đồng USD trong thanh toán trong khi sử dụng các đồng tiền khác thì DN có thể làm tăng lợi nhuận khi tỷ giá biến động có lợi. Thậm chí có DN phải dừng dự án cũng như gánh thêm các khoản nợ khổng lồ do việc biến động liên tục của đồng USD. Đối với loại ngoại tệ khác (EUR chẳng hạn), việc sử dụng để thanh toán được cho là phương thức thuận lợi, giúp giảm thời gian giao dịch, chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi tiền tệ và không lo xảy ra khan hiếm ngoại tệ như đồng USD và dịp cuối năm, mặc dù nguy cơ biến động tỷ giá này không loại trừ nhưng với tính ổn định của mình, nếu DN cân đối việc sử dụng ngoại tệ chắc chắn sẽ có lợi nhưng dường như điều này chưa được nhiều DN quan tâm.

Việc lựa chọn bất kỳ loại ngoại tệ mạnh nào để thanh toán có thể thực hiện được do các đồng tiền này có khả năng chuyển đổi cao, giúp DN và đối tác yên tâm chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền của chính nước đó.

Thị trường xuất khẩu Việt Nam ngày càng đa dạng, việc giao dịch bằng ngoại tệ là tất yếu và đòi hỏi DN Việt Nam phải rèn cho mình kỹ năng trong việc vận dụng ngoại tệ một cách cân bằng, kỹ năng phòng tránh rủi ro tỷ giá nhằm giảm thiểu rủi ro tiền tệ và nếu có thể sẽ đưa lại những lợi ích nhất định.

86

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

  1. Về mặt lý luận hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên quan đến các vấn đề về ngoại hối, ngoại tệ, thị trường ngoại hối, tỷ giá, các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối. Trong đó các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chính của ngân hàng thương mại bao gồm: Nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn.
  1. Để đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của các ngân hàng thương mại có thể dựa trên nhiều tiêu chí. Trong đó có một số tiêu chí cơ bản như doanh thu MBNT, thu

nhập từ hoạt động KDNT, thu nhập từ hoạt động KDNT trên tổng thu nhập, rủi ro trong hoạt động KDNT và khả năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới sự phát triển của các hoạt động khác.

  1. Hoạt động KDNT tại BIDV được đánh giá dựa trên số liệu từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2010. Đây là giai đoạn thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thường xuyên biến động. BIDV đã không ngừng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời liên tục đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động KDNT để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Nhờ đó, trong giai đoạn 2006-2010, hoạt động KDNT đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về cả doanh số và thu nhập. BIDV đã được khách hàng ghi nhận những nỗ lực không ngừng của mình với giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (FX) tốt nhất năm” do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney trong 3 năm liên tiếp từ năm 2007 đến năm 2009.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động KDNT của BIDV vẫn còn một số hạn chế và chưa đạt được kết quả như mục tiêu mà BIDV đặt ra: doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng chiếm tỷ trọng cao thể hiện hoạt động KDNT của BIDV vẫn chủ yếu là “tự cung, tự cấp”, hoạt động KDNT trên thị trường liên ngân hàng chưa được chú trọng; KDNT chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay, các nghiệp vụ KDNT phái sinh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có; tại các chi nhánh của BIDV, hoạt động KDNT vẫn chưa được chú trọng, chưa có các cán bộ có đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh này…

87

  1. Từ những nguyên nhân được đề cập, các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV có thể kể đến là: Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV, trong đó cần tập trung marketing, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh tại ngân hàng; mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng và thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực….Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và các

doanh nghiệp XNK nhằm mở rộng môi trường kinh doanh và tiềm năng hoạt động KDNT cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.

Hoạt động KDNT rất đa dạng và phong phú nên còn nhiều vấn đề cần phải đề cập và nghiên cứu nhưng do khuôn khổ của đề tài có giới hạn vì vậy chắc chắn đề tài không thể trình bày trọn vẹn về lĩnh vực này. Một lần nữa Tác giả mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề được đề cập trong luận văn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • TS Lê Văn Tư, Thị trường hối đoái, NXB Thống kê, 2003.
  • TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê, 2005.

  • TS Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, 2006
  • TS Nguyễn Văn Tiến, Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh,

NXB Thống kê, 2010

  • TS Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2009
  • Simon Benninga and Zvi Wiener, value at risk, Mathematica in Education and Research, 1998.
  • Pháp lệnh ngoại hối 2005  do ủy ban thường vụ quốc  hội ban  hành ngày

13/12/2005

  • Nghị định 160/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối
  • Thông tư 03/2008/77-NHNN do ngân hàng nhà nước ban hành ngày 11/04/2008 về hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ của TCTD
  • Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN do ngân hàng nhà nước ban hành ngày 26/03/1999 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
  • Quyết định số 206/2000/QĐ-NHNN13 của NHNN ngày 11/07/2000 sửa đổi khoản 2 điều 9 “Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” ban hành kèm theo QĐ số 101/1999/QĐ-NHNN ngày 26/3/1999
  • Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của NHNN ngày 10/11/2004 về các giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối
  • Công văn 1820/NHNN-QLNH của NHNN ngày 18/03/2009 về dừng thí điểm nghiệp vụ option tiền đồng

89

  • Quyết định 2666/QĐ-NHNN của NHNN ngày 25/11/2009 về biên độ tỷ giá
  • Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN của NHNN ngày 07/10/2002 về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đuợc phép hoạt động ngoại hối
  • Báo cáo thường niên BIDV các năm 2006, 2007, 2008, 2009
  • Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
  • bidv.com.vn, lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức BIDV, BIDV triển khai thành công hệ thống Giao dịch Ngoại tệ Điện tử.
  • vneconomy.vn, Lợi nhuận ngân hàng không nhìn từ tín dụng; Các ngân

hàng Hà Nội đẩy mạnh kinh doanh ngoại hối.

  • sbv.gov.vn, Khánh Hưng, Ngân hàng thương mại dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here