Sơ lược AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

0
11744
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Xem thêm các tác phẩm khác: 

a. Sơ lược về bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

b. Sơ lược NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân)

c. Sơ lược tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

d. Sơ lược tác phẩm VỢ NHẶT (Kim Lân)

e. Sơ lược tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh)

f. Sơ lược tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Quảng Cáo

1.Tác giả

– HPNT là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; chuyên viết về bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên ngọc)
– Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.


2. Tác phẩm


– Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên.
– Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong SGK là phần thứ nhất.


3. Nội dung


a. Thủy trình của Hương giang :
– Ở thượng nguồn : sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
– Đến ngoại vi thành phố Huế : sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
– Đến giữa thành phố Huế : sông hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”,..
– Trước khi từ biệt Huế : sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông như “nàng Kiều trong đêm tự tình”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa…
b.Dòng sông của lịch sử và thi ca :
– Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
– Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.
– Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.


4. Nghệ thuật


– Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
– Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
– Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả…


5. Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí


– Tinh tế, tài hoa.
– Uyên bác ( có vốn tri thức phong phú, sâu sắc về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật xứ Huế)
– Giàu tí tưởng tượng, lãng mạn bay bổng.
– Gắn bó máu thịt và yêu tha thiết cảnh vật và con người xứ Huế.


6. Nội dung chủ đề


Bằng tài năng của cây bút giàu trí tuệ, tác giả thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ huế thân thương

Theo Học Văn – Văn Học

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here