Quỹ phát triển cộng đồng – Bài học cho quỹ xây dựng nông thôn mới

0
944
Quy trình đánh giá nhân viên
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Quỹ phát triển cộng đồng – Bài học cho quỹ xây dựng nông thôn mới

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Giám sát ngân sách của cộng đồng trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Quỹ phát triển cộng đồng – Bài học cho quỹ xây dựng nông thôn mới

Quảng Cáo

1. BỐI CẢNH

Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 04/6/2010, xác định cộng đồng cư dân nông thôn có vai trò chủ đạo trong xây dựng NTM. Vai trò này được thể hiện trong việc cộng đồng dân cư nông thôn có quyền tham gia thảo luận, quyết định nội dung ưu tiên, tự nguyện đóng góp (tiền, đất, vật chất, lao động…) và giám sát quá trình xây dựng NTM, hưởng lợi từ quá trình xây dựng NTM. Theo báo cáo năm 2015 của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, trong giai đoạn 2011-2014 cộng đồng dân cư đóng góp khoảng 11,63% tổng vốn xây dựng NTM. Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2014) cũng cho thấy người dân nông thôn đóng góp nhiều khoản phục vụ xây dựng NTM, theo nhiều nội dung khác nhau bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng, các quỹ phát triển… Phần lớn các khoản tiền huy động của cộng đồng được chủ yếu sử dụng cho các công trình cấp thôn/bản hoặc các hoạt động phục vụ cộng đồng thôn/bản trực tiếp tác động đến người dân đóng góp. Tuy nhiên, phần lớn các khoản đóng góp của người dân được huy động cho xây dựng từng công trình, từng hoạt động cụ thể. Các địa phương thiếu một nguồn vốn được duy trì thường xuyên để thực hiện các hoạt động theo nhu cầu của địa phương, ví dụ như duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, một số quỹ phát triển cộng đồng đã cho phép sử dụng nguồn vốn của Quỹ vào duy tu bảo dưỡng công trình cấp thôn bản.Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều quỹ phát triển cộng đồng (PTCĐ, tiếng Anh là Community Development Fund – CDF) đã được triển khai trong nhiều chương trình, dự án ở nhiều địa phương khác nhau (hầu hết là thuộc các Chương trình, dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ). Các quỹ có mô hình tổ chức, nội dung hoạt động khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư là người hưởng lợi trực tiếp và đã chứng minh tính hiệu quả của Quỹ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, huy động được sự đóng góp và tham gia của cộng đồng, từ nhiều nguồn vốn khác nhau và nâng cao năng lực của cộng đồng dân cư trong phát triển nông thôn. Một số địa phương đã có chủ trương áp dụng các quỹ phát triển cộng đồng trên diện rộng như các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu một khung thể chế ở cấp Trung ương quy định hoạt động của các quỹ PTCĐ này để tạo hành lang pháp lý cho các địa phương triển khai diện rộng trên phạm vi cả nước. Nhằm tăng cường huy động vốn cho xây dựng NTM, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lãng phí, thất thoát, tăng hiệu quả sử dụng công trình và đặc biệt là hình thành cơ chế xây dựng NTM bền vững, huy động sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng cư dân nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầu “Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập và sử dụng quỹ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương”1 , phục vụ cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đề án này đề xuất mô hình Quỹ xây dựng NTM nhằm thử nghiệm trong giai đoạn 2016-2018 để hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ xây dựng NTM và cơ chế chính 1 Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 15/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM. sách nhằm áp dụng Quỹ xây dựng NTM trên phạm vi cả nước. Bài viết này tổng kết lại những bài học kinh nghiệm hay trong xây dựng và vận hành quỹ phát triển cộng đồng tại một số tỉnh trên các khía cạnh môi trường thể chế, tổ chức bộ máy quản lý, nội dung và cơ chế hoạt động, nguồn vốn của quỹ và nâng cao năng lực quản lý quỹ. Những bài học này có thể giúp ích cho việc phát triển quỹ xây dựng nông thôn mới. Việc tổng kết kinh nghiệm của các quỹ phát triển cộng đồng dựa trên kết quả khảo sát 15 mô hình quỹ phát triển cộng đồng thuộc các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Quang Trị và Quảng Ngãi năm 2016. Các quỹ khảo sát đại diện cho các mô hình được thành lập và hỗ trợ phát triển bởi chính quyền, các dự án phát triển, tổ chức phi chính phủ. Thông tin thu thập dựa trên thảo luận nhóm với các thành viên quản lý quỹ. Ngoài ra, thông tin thu thập thông qua trao đổi với ban quản lý dự án, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp của tổ chức, dự án. Kết quả trình bày trong bài viết chủ yếu dựa trên mô hình điển hình của 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Giang. 

2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỸ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

2.1. Môi trường thể chế cho Quỹ PTCĐ hoạt động

Mặc dù có nhiều quỹ PTCĐ đã được thành lập và hoạt động tại nhiều địa phương, nhất là trong các dự án hỗ trợ phát triển địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn nghèo. Tuy nhiên, hiện chưa có các quy định pháp lý cụ thể ở cấp Trung ương cho hoạt động của các quỹ phát triển cộng đồng này. Cụ thể, chưa có quy định về tổ chức bộ máy quản lý, nguồn vốn, nội dung hoạt động và cơ chế kiểm tra của quỹ. Dù vậy, nhận thức được tầm quan trọng của quỹ phát triển cộng đồng, một số tỉnh ban hành hướng dẫn, quy định cho hoạt động của quỹ PTCĐ. Ví dụ, tỉnh Hòa Bình ban hành sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ PTCĐ (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2011). Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành quy định về quản lý và sử dụng quỹ PTCĐ (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2015). Đó là các hướng dẫn, quy định về nguồn vốn của quỹ, nội dung hoạt động, tổ chức quản lý quỹ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các quỹ phát triển cộng đồng, cung cấp hướng dẫn cho việc thành lập và vận hành của quỹ, tạo ra khung pháp lý để quản lý thống nhất trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành các quy định, hướng dẫn hoạt động của quỹ phát triển cộng đồng cũng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với Quỹ, tránh việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích của quỹ. 

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Các Quỹ phát triển cộng đồng đã được thành lập và hoạt động ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như Quỹ phát triển cộng đồng, Quỹ phát triển thôn bản, Quỹ tiết kiệm… Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các quỹ khác nhau, có thể được phân chia thành 4 nhóm sau: i) Quỹ PTCĐ được quản lý bởi Ủy ban nhân dân (UBND) xã; ii) Quỹ do tổ chức chính trị xã hội cấp xã quản lý. Các quỹ này thường có số vốn ít, do một tổ chức chính trị xã hội trực quản lý và phục vụ thành viên của đoàn thể; iii) Quỹ PTCĐ do thôn quản lý quỹ; iv) Quỹ do tổ nhóm đồng sở thích quản lý. Đây là các quỹ tự nguyện của các nhóm đồng sở thích. Điển hình cho mô hình quỹ PTCĐ do UBND xã trực tiếp quản lý là các Quỹ phát triển xã ở tỉnh Hòa Bình và Quỹ sáng kiến được thành lập trong khuôn khổ dự án thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam (PCM) giai đoạn II tại 03 huyện tỉnh Quảng Bình và 06 huyện tỉnh Thái Nguyên. Quỹ do UBND xã trực tiếp quản lý với Ban quản lý giúp việc gồm lãnh đạo UBND xã, đại diện các tổ chức chính trị xã hội của xã (Hội nông dân, hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh,..), cán bộ nông nghiệp, đất đai và kế toán của xã và các trưởng thôn. Tham gia BQL Quỹ sáng kiến còn có cả đại diện nông dân là các cá nhân nòng cốt. UBND xã mở tài khoản ký gửi của xã tại Ngân hàng nhà nước để quản lý vốn của Quỹ. Mô hình tổ chức quản lý này có thuận lợi là việc huy động cán bộ kế toán và chuyên môn (có kiến thức, kinh nghiệm) của xã vào quản lý Quỹ giúp cho Quỹ giảm rủi ro mất vốn, thuận lợi cho quản lý tài chính, giảm thời gian và công sức đào tạo cán bộ quản lý quỹ, giảm chi phí quản lý Quỹ. Ngoài ra, UBND xã có thể định hướng các hoạt động Quỹ hỗ trợ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. Tuy nhiên, mô hình tổ chức Quỹ ở cấp xã có hạn chế là khó huy động sự đóng góp tự nguyện của người dân hơn so với các Quỹ có quy mô ở cấp thôn/bản. Quỹ phát triển cộng đồng thôn ở Hà Giang là một mô hình điển hình của Quỹ ở cấp thôn bản. Quỹ do Ban phát triển thôn, gồm 5 thành viên, quản lý và điều hành. Các thành viên do thôn lựa chọn. UBND xã phê duyệt thành viên Ban phát triển thôn và quy chế hoạt động của Quỹ phát triển cộng đồng thôn. Quy chế nêu rõ việc sử dụng quỹ, tỷ lệ Quỹ được trích dành cho công tác quản lý,…Mô hình tổ chức quản lý Quỹ PTCĐ ở cấp thôn có ưu điểm là quy mô nhỏ, tính cộng đồng cao nên thuận lợi cho quản lý và huy động sự tham gia, đóng góp của người dân. Tuy nhiên, một hạn chế của mô hình này cần mất nhiều thời gian để đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Quỹ. Hơn nữa, Quỹ không có tư cách pháp nhân, nên có khó khăn trong việc thanh quyết toán, vẫn phải thông qua xã.

2.3. Nguồn vốn của Quỹ

Một điểm chung của các quỹ PTCĐ là đều được cung cấp một nguồn vốn mồi ban đầu từ các dự án phát triển (ví dụ Quỹ phát triển xã ở Hòa Bình do Dự án “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình” – PSARD HB) hỗ trợ, Quỹ sáng kiện của cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SDC) hoặc từ chính quyền (Quỹ PTCĐ thôn ở Hà Giang). Mức hỗ trợ vốn ban đầu rất khác nhau từ vài chục triệu (Quỹ PTCĐ thôn ở Hà Giang) đến 800 triệu đồng (Quỹ sáng kiến của SDC). Các quỹ có những cách huy động khác nhau để tăng nguồn vốn của Quỹ như huy động sự đóng góp của người dân, của các nhà tài trợ, … Điển hình cho cách thức huy động để tăng nguồn vốn của Quỹ là Quỹ PTCĐ thôn ở Hà Giang. Kết quả khảo sát cho thấy các quỹ PTCĐ thôn ở Hà Giang tăng vốn của quỹ thông qua một hoặc một số trong các nguồn thu sau, tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại thôn: Tiền tiết kiệm được do thực hiện các hoạt động xây dựng cơ bản của thôn; Nguồn đóng góp của các tổ chức cá nhân; Nguồn từ quỹ phát triển cộng đồng xã giao cho thôn quản lý như: nguồn từ quỹ dự án ODA, các tổ chức phi chính phủ đã kết thúc hoặc đang triển khai thực hiện có nội dung phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng; Nguồn từ vốn sự nghiệp của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a, 135…; Từ thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; Kinh phí UBND xã giao khoán cho thôn thực hiện các duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng sau đầu tư (ví dụ chương trình MTQG giảm nghèo); Nguồn từ kinh phí cấp bù cho miễn thu thủy lợi phí; Nguồn từ kinh phí sự nghiệp giao thông (thuộc nhiệm vụ đảm bảo ngân sách xã); Nguồn kinh phí khoanh nuôi, bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng do cộng đồng bảo vệ (bàn bạc thống nhất với người dân thu vào quỹ tối thiểu 50%). Kết quả khảo sát ở Hà Giang cho thấy các quỹ PTCĐ thôn không những bảo toàn mà còn tăng lượng vốn lên rất nhanh. Nhiều quỹ với số vốn được nhà nước hỗ trợ ban đầu 30 triệu, chỉ sau chưa đầy 2 năm đã có số vốn lên đến 300 triệu đồng. Điều đó minh chứng cho khả năng của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, vận hành và phát triển quỹ. 

2.4. Nội dung hoạt động của quỹ PTCĐ

Hoạt động của các quỹ PTCĐ rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương và dự án, nhưng có thể thuộc các nhóm sau: i) Phát triển cơ sở hạ tầng: Vốn của quỹ được sử dụng để đầu tư cho các công trình hạ tầng nhỏ, đơn giản cấp thôn như đường nội đồng, đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, bể nước sạch, công trình vệ sinh,…). Khi đầu tư cho các nội dung này, thường có huy động thêm sự đóng góp của người dân như đóng góp đất, ngày công lao động, vật tư và cả tiền. Ngoài ra nguồn vốn của quỹ cũng có thể được sử dụng cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, kênh mương và bảo vệ rừng. ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất. Đây là hoạt động ưu tiên của nhiều quỹ. Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất của người dân thông qua chi phí cho các khóa đào tạo tập huấn, phát triển dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cây con giống cho nông dân. Một số quỹ còn cung cấp tín dụng nhỏ để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Việc cung cấp tín dụng vừa hỗ trợ người dân, vừa bảo toàn vốn của quỹ. iii) Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn. Đây không phải là hoạt động phổ biến ở tất cả các quỹ hiện nay mặc dù trong điều lệ của nhiều quỹ có quy định về nội dung này. Một lí do là hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng đã được hỗ trợ bởi dự án trong quá trình xây dựng các quỹ. Cơ chế xác định nội dung quỹ hỗ trợ thường căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của địa phương và tính khả thi của dự án quỹ hỗ trợ. Thông thường các thôn, hộ khó khăn được ưu tiên. Một số quỹ áp dụng cơ chế cạnh tranh trong việc nhận được sự hỗ trợ của quỹ. Theo đó, các thôn gửi đề xuất cho Ban quản lý quỹ. Ban quản lý quỹ lựa chọn dự án quỹ hỗ trợ dựa trên các tiêu chí của quỹ và được các thành viên ban quản lý quỹ biểu quyết. Quỹ sáng kiến của SDC áp dụng các tiêu chí sau trong lựa chọn dự án hỗ trợ: (i) Mức độ khó khăn của thôn: ưu tiên thôn đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm; (ii) hoạt động đề xuất hỗ trợ phù hợp với nhu cầu người dân và định hướng phát triển của xã; (iii) Dự án có hình thúc tổ chức triển khai tốt; iv) Mức độ huy động đóng góp các nguồn khác ngoài Quỹ (của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân khác,…) vào thực hiện dự án. Dự án huy động được đóng góp nhiều được ưu tiên cao hơn. 

2.5. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý

Một trong các khó khăn cho quản lý các quỹ PTCĐ là năng lực của thành viên Ban quản lý quỹ, đặc biệt là quỹ PTCĐ thôn. Để giúp Ban quản lý có thể tự quản lý quỹ, thông thường các dự án phải tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn và hướng dẫn thực hiện thông qua cách thức „cầm tay chỉ việc“. Kinh nghiệm từ các dự án do cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ cho thấy cần khoảng 2 năm để đào tạo, hướng dẫn cán bộ làm quen với công tác quản lý quỹ. Ngoài ra, đào tạo tập huấn cho cán bộ thôn cũng cần thiết để thôn có thể viết được dự án đề nghị quỹ hỗ trợ, nắm được cách thức tổ chức triển khai và huy động sự tham gia của người dân vào dự án của thôn và cách thức xác định các ưu tiên của thôn. Công tác ghi chép, quản lý tài chính của quỹ cũng là một nội dung cần đào tạo, tập huấn cho ban quản lý quỹ.

2.6. Vai trò hỗ trợ từ bên ngoài

Vai trò hỗ trợ từ bên ngoài là rất quan trọng với các quỹ PTCĐ. Phần lớn các quỹ PTCĐ được thành lập, quản lý và vận hành với sự hỗ trợ từ các dự án, các tổ chức phi chính phủ. Hỗ trợ từ bên ngoài cho quỹ PTCĐ bao gồm: i) Hỗ trợ nguồn vốn cho quỹ; ii) Hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý quỹ và các công cụ quản lý quỹ; iii) Hỗ trợ việc quản lý và vận hành quỹ; iv) Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý quỹ. Sự hỗ trợ từ bên ngoài không chỉ về tài chính, công cụ quản lý, nâng cao năng lực mà còn đảm bảo niềm tin của cộng đồng đối với hoạt động minh bạch của quỹ, nhất là trong giai đoạn quỹ bắt đầu xây dựng và vận hành.

3. KIẾN NGHỊ

3.1. Để cho quỹ PTCĐ phát triển thuận lợi, hoạt động hiệu quả và có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là trong công tác xóa đói giảm nghèo thì cần ban hành một văn bản pháp lý, quy định hướng dẫn cho việc tổ chức và vận hành các quỹ PTCĐ, đảm bảo quỹ hỗ trợ hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chính quyền có căn cứ để giám sát, hỗ trợ các quỹ PTCĐ hoạt động.

3.2. Kiến nghị thử nghiệm mô hình quỹ xây dựng NTM cấp xã, cấp thôn dựa trên kinh nghiệm, cách tiếp cận của quỹ phát triển cộng đồng. Trước mắt ưu tiên thử nghiệm quỹ xây dựng NTM cấp xã, với các lí do sau:

 – Xã là chấp nhận và quản lý ngân sách. Việc tổ chức Quỹ xây dựng NTM cấp xã phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngân sách xã. 

– UBND xã có nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và chuyên môn, có kế toán chuyên trách. Có thể sử dụng cán bộ UBND xã và các đoàn thể tham gia kiêm nhiệm quản lý hoạt động của Quỹ, vừa đảm bảo bộ máy của Quỹ có đủ năng lực, kinh nghiệm trong quản lý Quỹ và giảm chi phí quản lý Quỹ. 

– Việc quản lý Quỹ, nhất là tài chính, kế toán phức tạp và có rủi ro. Cấp xã quản lý sẽ giảm rủi ro. 

– Nếu Quỹ ở cấp thôn thì phải đào tạo cán bộ quản lý Quỹ ở thôn. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chuyên gia và kinh phí. Kinh nghiệm từ các chương trình dự án có hỗ trợ xây dựng Quỹ PTCĐ cấp thôn cho thấy cần phải hỗ trợ nâng cao năng lực (đào tạo, tập huấn, cử cán bộ hướng dẫn, làm cùng) cho cán bộ thôn trong nhiều năm mà nhiều thôn vẫn không quản lý được theo đúng yêu cầu đo năng lực cán bộ thôn quá hạn chế và đã xảy ra trường hợp khó thu hồi vốn cho Quỹ. 

– Quỹ tổ chức và quản lý ở cấp xã những hoạt động chủ yếu ở cấp thôn và sự tham gia của đại diện thôn trong Ban quản lý quỹ nên hình thành được kinh nghiệm tổ chức quản lý Quỹ cho cán bộ cấp thôn bản, tiến tới tổ chức Quỹ xây dựng NTM ở cấp thôn/bản. 

3.3. Một số điểm chủ yếu với mô hình quỹ xây dựng NTM cấp xã 

– Nguồn vốn: Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn vốn. Nguồn vốn đến từ nhiều nguồn khác nhau: vốn xây dựng NTM, từ các chương trình/dự án, vốn tài trợ, vốn góp,… 

– Quỹ phục vụ cho phát triển kinh tế; xây dựng, bảo tồn, duy tu cơ sở hạ tầng cấp thôn; nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư; các hoạt động tập thể của thôn; các sáng kiến phát triển kinh tế xã hội của người dân. 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here