Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

0
2124
Các bước cơ bản nộp hồ sơ Thuế qua mạng Internet
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

ThS. Trần Vũ Thùy Nga

Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Quỹ phát triển cộng đồng – Bài học cho quỹ xây dựng nông thôn mới

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sao cho hợp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh tế, thu hút đầu tư là một điều cực kỳ quan trọng. Quá trình cải cách thuế trải qua hơn chặng đường trên hai mươi năm với nhiều thành tựu, cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện, hệ thống thuế ngày càng phải được điều chỉnh căn bản để đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

  1. Giới thiệu: Thuế TNDN thuộc loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước sử dụng thuế này để điều tiết kinh tế vĩ mô thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Ở các nước, tên gọi của thuế này có thể khác nhau như thuế thu nhập công ty, thuế TNDN, thuế lợi tức,…Dù tên gọi khác nhau, nhưng bản chất của các loại thuế này tương đối giống nhau. Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

2. Giải pháp hoàn thiện thuế suất thuế TNDN Việt Nam

– Thứ nhất, thực hiện chính sách thuế suất thuế TNDN hợp lý trong từng giai đoạn nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Lộ trình cắt giảm thuế suất thuế TNDN chưa được xây dựng kịp thời, do đó, làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Xu hướng giảm thuế suất thuế TNDN đã diễn ra đồng thời với quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, khi thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế TNDN hiện nay cần căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, đầu tư, thu nhập của DN và toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và đảm bảo nguồn lực tài chính của các quốc gia. Hiện nay, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vẫn rất cần vốn đầu tư quốc tế, đồng thời tăng tích lũy, khuyến khích các DN đầu tư sản xuất kinh doanh nên sẽ tiếp tục có những biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư, do đó, giảm thuế suất thuế TNDN vẫn được ưu tiên. Hiện nay, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%, được coi phù hợp với thực tế thời gian qua và gần đạt mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, mức thuế suất của một số quốc gia trong khu vực đã ngang bằng với mức thuế suất sẽ áp dụng của Việt Nam từ năm 2020 (Singapore 17%). Do đó, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì mức thuế suất 20% giai đoạn từ 2016 – 2020 sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trong quá trình thu hút vốn đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam trong thời gian tới cần phải được xem xét lại cho phù hợp với tình hình kinh tế khi Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm tăng khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn. Chính vì vậy, tầm nhìn đến năm 2020 cũng cần xem xét đánh giá lại lộ trình cắt giảm thuế suất sao cho phù hợp. Trong luận văn này tác giả xây dựng một lộ trình cắt giảm thuế suất thuế TNDN như sau:Việc giảm thuế suất thuế TNDN phải được thực hiện trước và từng bước một – nếu cắt giảm thuế suất lớn trong thời gian ngắn sẽ gây sụt giảm mạnh trong nguồn thu NSNN, mất cân đối đột ngột trong thu chi ngân sách. Nếu thực hiện giảm thuế suất thuế TNDN từng bước một, trong vài năm đầu có thể làm giảm nguồn thu trong NSNN nhưng sẽ đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu NSNN trong trung và dài hạn (3-5 năm) do môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, các DN có thể tăng thêm nguồn lực tài chính, tích lũy để tái đầu tư. Ngoài ra, thuế suất thuế TNDN thấp không chỉ làm giảm gánh nặng cho đầu tư mới, mà còn làm chìm đi các gánh nặng thuế đối với những đầu tư trước đó. – Thứ hai, Việt Nam nên áp dụng chính sách hỗ trợ mới là “tín dụng thuế” đối với các DN vừa và nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế đang suy giảm, các doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ nên sử dụng chính sách hỗ trợ mới là “tín dụng thuế” nhằm tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo đó, tín dụng thuế là hình thức Nhà nước cho phép các doanh nghiệp (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh) được giữ lại tiền thuế phải nộp để đầu tư trở lại phát triển sản xuất kinh doanh. Nghĩa là, Nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn một cách trực tiếp, không cần tài sản thế chấp, không phải trả lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, giúp doanh nghiệp đầu tư phát triển, phục hồi tăng trưởng kinh tế. Việt Nam nên lựa chọn một số ngành nghề khó khăn chẳng hạn như nông nghiệp, cơ khí, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp vẫn kê khai nộp thuế bình thường nhưng Nhà nước cho giữ lại 80% thuế TNDN phải nộp 18 tháng, để mua sắm máy móc, thiết bị, thực hiện các hoạt động tái đầu tư, và để DN vẫn có vốn vượt qua được giai đoạn khó khăn, để cứu doanh nghiệp – Thứ ba, xây dựng mô hình phân tích tác động thay đổi của thuế TNDN đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Với mô hình này dựa trên mối quan hệ của GDP, thu nhập, năng suất… và nguồn thu thuế, cho phép đánh giá được sự co giản của thuế TNDN đối với GDP, thu nhập. Bên cạnh đó, mô hình này phân tích tác động một sự thay đổi chính sách thuế TNDN lên người chịu thuế hay những nhóm đối tượng liên quan như Nhà nước – Doanh nghiệp. Việc xác định được mô hình đánh giá tác động sự thay đổi chính sách thuế đến từng đối tượng liên quan sẽ giúp nhà quản lý xây dựng, điều chỉnh chính sách thuế TNDN chính xác và hiệu quả hơn. Trong quá trình xây dựng và điều chỉnh thuế TNDN ở Việt Nam, các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ đánh giá dự báo tác động pháp luật RIA (Regulatory Impact Assessment) – là một công cụ kết hợp cảphương pháp định tính và định lượng nhằm đánh giá và dự báo tác động của các chính sách thuế TNDN trước khi được thực triển khai vào thực tế. RIA cung cấp cho nhà quản lý những thông tin chi tiết về những chi phí, lợi ích, tác động và rủi ro có thể xảy ra khi ban hành chính sách thuế TNDN. Mục đích sử dụng công cụ RIA là nhằm xây dựng và ban hành những chính sách thuế TNDN tốt hơn theo hướng giảm thiểu các tác động tiêu cực tới Nhà nước và doanh nghiệp, để xây dựng được chính sách thuế TNDN hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Về cơ bản công cụ RIA trải qua 6 giai đoạn: + Giai đoạn một: nhận diện vấn đề: giai đoạn này cần phải xác định được mục tiêu của chính sách thuế TNDN sắp ban hành, nhận diện được vấn đề đang gặp phải hiện nay, để xem xét có cần phải ban hành chính sách thuế mới hay không. + Giai đoạn hai: xây dựng phương án chính sách: xây dựng chính sách thuế đểgiải quyết những vấn đề được nhận diện (giai đoạn 1). Trong giai đoạn này, nhà quản lý sẽ phải tổ chức những buổi thảo luận và ước tính được những lợi ích, chi phí của từng chính sách thuế cụ thể. Điều này giúp cho nhà quản lý xây dựng được chính sách thuế TNDN tối ưu nhất, phù hợp nhất và ít tác động tiêu cực đến Nhà nước và doanh nghiệp nhất. + Giai đoạn ba: tiến hành tham vấn (càng rộng càng tốt) với các doanh nghiệp khác nhau với những phương án chính sách thuế đã được xây dựng ở giai đoạn 2. Mỗi phương án chính sách thuế đưa ra tham vấn với các doanh nghiệp phải gắn liền với những tính toán chi phí và lợi ích cụ thể. + Giai đoạn bốn: hoàn thiện báo cáo RIA: trên báo cáo RIA tập trung chi tiết hóa các khoản chi phí và lợi ích của phương án chính sách thuế TNDN đã lựa chọn. Sau đó, hoàn thành báo cáo này và nộp cho Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính để làm căn cứ ban hành hay điều chỉnh chính sách thuế TNDN. + Giai đoạn năm: triển khai thực hiện chính sách vào thực tế. + Giai đoạn sáu: đánh giá lại: tiến hành đánh giá chính sách thuế TNDN đã được thực hiện trong thực tế. Nếu thấy những bất cập và cần phải điều chỉnh chính sách, thì lại tiếp tục thực hiện một quy trình RIA mới. – Thứ tư, tăng cường quản lý trao đổi thông tin quốc tế Các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đang dạng hóa và mở rộng về phạm vi. Chính vì vậy, làm xuất hiện nhiều hành vi trốn thuế, lừa đảo trong kinh doanh…nhằm lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Vì thế, cơ quan thuế các nước nên tăng cường trao đổi thông tin trên cơ sở các điều ước quốc tế để cũng đấu tranh chống tình trạng trốn thuế. Nhà nước Việt Nam tăng cường triển khai ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, sẽ là biện pháp tốt để ngành thuế các nước trao đổi thông tin, kiểm soát thu nhập của người nộp thuế. – Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế Hiện nay, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam ngày càng phong phú hơn, một số doanh nghiệp đang lợi dùng một vài sơ hở của chính sách thuế để lách luật nhằm chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Chính vì vậy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm phát hiện những hành vi vi phạm về thuế để nhắc nhở, ngăn chặn và trừng phạt đối với trường hợp cố ý gian lận. Để đảm bảo phát hiện được hết các vi phạm về thuế TNDN, công tác thanh tra, kiểm tra cần được cải cách như sau: + Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế, thường xuyên gian lận về thuế. Đối với các đối tượng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế thì tối thiểu 3 năm phải kiểm tra thuế 1 lần. + Việc thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán và kiểm kê hàng hóa thực tế có ở doanh nghiệp để có thể xác định đầy đủ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, cũng như xác định được các khoản thuế TNDN mà doanh nghiệp đã gian lận của nhà nước. + Xây dựng các văn bản pháp luật để quy định rõ ràng các chế tài cụ thể về xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế. + Phải thành lập bộ phận kiểm tra nội bộ trong ngành thuế, để đảm bảo các bộ phận trực thuộc trong cơ quan thuế đều thực hiện đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng, chống tiêu cực tham nhũng. – Thứ sáu, nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Để hạn chế thất thoát nguồn thu cần phải nâng cao nhận thức của dân chúng về tính tuân thủ, trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đến người dân, đến doanh nghiệp là điều cần thiết nhằm làm tăng tính tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế của người nộp thuế. Tăng cường hình thức thông tin tuyên truyền qua mạng internet, đường dây nóng, email,…nhằm tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, qua đó nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế đối với nghĩa vụ của nhà nước. Biểu dương kịp thời các DN, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước, đồng thời, cũng có những chế tài nghiêm minh với các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế. Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp của chính quyền các cấp với cơ quan thuế trong việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và người dân. Hiện nay, cơ chế nộp thuế đang dần chuyển sang hình thức tự động kê khai và nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế. Vì thế, việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ đối với người nộp thuế là điều cần thiết. Các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế chẳng hạn như: + Cung cấp dịch vụ kế toán thuế: dịch vụ này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật kế toán liên quan đến chính sách thuế hiện hành. Hỗ trợ các DN, cá nhân hoàn thành các Báo cáo về kế toán thuế để nộp cho cơ quan quản lý thuế. + Cung cấp dịch vụ đai lý thuế: đại lý thuế cung cấp toàn bộ dịch vụ thuế cho DN, các DN có thể ủy quyền cho đại lý thuế thực hiện các khâu liên quan đến kê khai, và quyết toán thuế. + Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế: Cơ quan thuế nên thành lập bộ phận chuyên dịch vụ tư vấn tất cả các vấn đề về thuế miễn phí đối với người nộp thuế, giúp người nộp thuế có thể hiểu rõ và kịp thời về chính sách thuế hiện hành của Nhà nước. – Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế. Công tác đào tạo nghiệp vụ phải được đặt lên hàng đầu: rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thuế, theo đó những cán bộ nào chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành thì cho đi đào tạo trình độ đại học cho đúng chuyên ngành. Đối với cán bộ thuế đã qua đào tạo chuyên ngành nhưng thời gian đã lâu thì tiếp tục cho đi đào tạo các lớp chuyên sâu ngắn hạn, cán bộ thuế yếu về lĩnh vực nào thi tập trung đào tạo lĩnh vực đó, không đào tạo tràn lan, nhằm tránh lãng phí tiền bạc, thời gian cho cơ quan thuế và cá nhân. Cơ quan thuế nên hợp tác với các trường để đào tạo chuyên sâu các mặt nghiệp vụ như: kế toán thuế, quản lý rủi ro thuế, quản lý nợ động thuế,…Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn thông qua các hình thức đào tạo nước ngoài, hoặc tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, để có thể học tập kinh nghiệm quản lý điều hành của các tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, đẩy mạnh công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ thuế yên tâm công tác, gắn bó với công việc được giao, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

3. Kiến nghị giúp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính:

– Thứ nhất, Bộ Tài chính (BTC) phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời, lắng nghe ý kiến phản ánh của các DN, người nộp thuế nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có các biện pháp tháo gỡ xử lý, kịp thời sửa đổi bổ sung các văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi để đảm bảo quá trình triển khai Luật Thuế TNDN được thuận lợi, thông suốt. – Thứ hai, trên cơ sở Luật Thuế TNDN đã được ban hành, BTC cần sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật; bên cạnh đó, trực tiếp ban hành các văn bản theo thẩm quyền để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về quy định pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện. – Thứ ba, BTC cần định hướng phát triển thu thuế TNDN không dùng tiền mặt nhằm hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thu ngân sách: + Cần hoàn thiện pháp lý về thu thuế không dùng tiền mặt, chẳng hạn như: quy định rõ các chứng từ điện tử trong hoạt động thu NSNN (chứng từ nộp NSNN được in từ máy tính ATM; bảng kê thanh toán tiền ở các địa điểm chấp nhận thẻ,…); cho phép các đối tượng nộp thuế có tài khoản ở Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại được phép nộp thuế trực tiếp thông qua trích chuyển tài khoản của mình. + Tăng cường khuyến khích và giúp đỡ các DN có thể mở tài khỏan tại ngân hàng để có điều kiện nộp thuế thông qua tài khoản của doanh nghiệp, người nộp thuế. Tăng cường mở rộng phạm vi nộp thuế không dùng tiền mặt tại những địa bàn mà Ngân hàng có cung ứng dịch vụ và có đặt trụ ATM.+ Nghiên cứu triển khai hình thức nộp ngân sách thông qua máy chấp nhận thẻ thanh toán (POS) tương tự như việc thanh toán thẻ tại các siêu thị hiện nay để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời, giảm thiểu thanh toán dùng tiền mặt, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc thu thuế TNDN không dùng tiền mặt, học hỏi từ các phương pháp tiên tiến mà quốc tế đã sử dụng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí thanh toán, chi phí thực hiện thủ tục nộp thuế.

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hiện nay, các hoạt động giao dịch của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế đều thực hiện thông qua các dịch vụ ngân hàng. Trong thời gian tới, để triển khai chính sách thu thuế TNDN không dùng tiền mặt cần sự hỗ trợ rất lớn của hệ thống Ngân hàng. Do đó, ngân hàng nhà nước cần có định hướng, ban hành các văn bản pháp luật cũng như phối hợp thực hiện thu thuế thông qua hệ thống ngân hàng. – Ngân hàng nhà nước tăng cường hoàn thành kết nối Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, thống nhất dữ liệu giữa Kho bạc nhà nước và Ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ thu thuế TNDN, đảm bảo dữ liệu nhập một nơi và nhiều nơi khác sử dụng được dữ liệu đó, nhằm giảm thiểu công sức và thời gian nhập liệu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm thủ tục nộp thuế cho đối tượng nộp thuế. – Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế mở tài khoản tại các ngân hàng và thực hiện nộp thuế không dùng tiền mặt, chỉ thông qua chuyển khoản tại các ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ tổ chức thu ngân sách nhà nước. – Ngân hàng nhà nước cần tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai phương án thu thuế TNDN không dùng tiền mặt. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách giám sát đối với hệ thống thu thuế TNDN không dùng tiền mặt, nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại chú trọng ngày càng gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, tăng cường mở rộng các điểm chấp nhận thẻ nộp thuế không dùng tiền mặt trên phạm vi toàn quốc. – Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, học hỏi kinh nghiệm, cũng như học hỏi những mô hình dự án đã triển khai thành công ở các nước khác. Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị hiện đại dùng trong thu ngân sách nhà nước không dùng tiền mặt tới khu vực nông thôn, nơi chưa có điều kiện thuận lợi tiếp cận dịch vụ của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng thường xuyên tuyêntruyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân hiểu, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ thu thuế không dùng tiền mặt để tạo ra thói quen sử dụng dịch vụ này trong doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế.

4. Kết luận

Đổi mới chính sách thuế TNDN trong điều kiện hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ vững chắc giúp Việt Nam có điều kiện ứng phó với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thuế TNDN là chính sách thuế chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, cần cải tiến, hoàn thiện chính sách thuế hướng tới đảm bảo nguồn thu ngân sách. Đồng thời đảm bảo công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất kinh doanh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc cải tiến chính sách thuế TNDN thông qua mở rộng, bao quát các đối tượng nộp thuế phát sinh, điều chỉnh cắt giảm thuế suất theo lộ trình, công khai, minh bạch, rõ ràng,… sẽ đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here