Phác Đồ Điều Trị Kích Động

0
2086
Phác Đồ Điều Trị Kích Động
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KÍCH ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM :

Kích động là trạng thái hưng phấn tâm lý-vận động quá mức, xuất hiện đột ngột, không có

mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh xung quanh, có tính chất phá hoại, nguy

hiểm cho bản thân và những người xung quanh, ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội. Nó

có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh rối loạn tâm thần khác nhau.

II. CÁCH XỬ TRÍ :

1. Chăm sóc Hộ lý I, theo dõi hành vi nguy hiểm.

2. Cho bệnh nhân ở phòng yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa. Không để vật dụng gây nguy hiểm trong phòng. Có thể cố định tại giường nếu cần.

Quảng Cáo

3. Quan sát tổng trạng và xem xét các tình trạng bệnh lý cơ thể kèm theo (chấn thương sọ não, chấn thương cơ thể), cách ăn mặc, điệu bộ, hành vi.

4. Thăm hỏi bệnh nhân, hoặc thân nhân về hoàn cảnh xuất hiện cơn và tiền sử bệnh. Giải thích cho bệnh nhân (về bệnh, về cơ sở điều trị, về chăm sóc điều dưỡng và hộ lý) nhằm trấn an. Chú ý một số điều: giọng nói của bác sĩ và nhân viên y tế cần nhẹ nhàng, thấp giọng, chú ý lắng nghe và quan sát bệnh nhân, khi cần (nếu dự đoán không có nguy cơ tổn hại đến cơ thể ) có thể ngồi cùng bệnh nhân,.. .loại bỏ các vật dụng có thể làm hung khí như dao, kéo, bật lửa,…

5. Khi chưa chẩn đoán được nguyên nhân, có thể sử dụng:

a. Diazepam 10mg/6giờ hay lorazepam 2-4mg, chlordiazepoxide), uống hoặc tiêm bắp nếu bệnh nhân không uống được, có thể duy trì trong 24 tiếng. Chỉ định dùng thuốc cho đến khi các triệu chứng kích động giảm.

b. Khi bệnh nhân đã dùng Diazepam với liều tối đa 40mg/ngày mà vẫn còn kích động, hoặc có chống chỉ định dùng benzodiazepine thì chuyển sang Haloperidol 1 – 5mg, tiêm bắp mỗi 6 giờ.

c. Sau khi chích thuốc, có thể cố định tại giường nếu cần thiết.

d. Chú ý phản ứng nghịch thường tăng kích động trên một số bệnh nhân phản ứng với Diazepam

6. Điều Trị Theo Nguyên Nhân:

a. Sảng run: xử lý theo phác đồ điều trị sảng run.

b. Tâm thần phân liệt:

– Chlopromazine : liều 25mg-50mg tiêm bắp. Sau 2-3 giờ nếu vẫn còn kích động dùng liều 50mg tiêm bắp. Sau 2 giờ tiếp theo nếu vẫn còn kích động, dùng tiếp liều 50mg tiêm bắp và phối hợp với haloperidol 5mg tiêm bắp.

– Levomepromazine 25mg tiêm bắp mỗi 2 giờ cho đến khi bệnh nhân giảm kích động. Liều tối đa 200mg/ngày.

– Haloperidol 5-10mg tiêm bắp mỗi 30 phút đến 1 giờ cho đến khi bệnh nhân giảm kích động. Liều tối đa 30mg/24 giờ. Benzodiazepin có thể được dùng phối hợp. Bệnh nhân có từng dị ứng hay đáp ứng bất thường với thuốc chống loạn thần có thể dùng paraldehyde hay diphenhydramin 50-100mg uống hay tiêm bắp

– Hoặc Haloperidol 2-5mg uống mỗi 1-2 giờ, liều tối đa 30mg/ngày

– Olanzapin 5-10mg tiêm bắp, không vượt quá 20mg/24 giờ (chú ý trên người lớn tuổi).

– Hoặc Olanzapin 5-10mg uống, không vượt quá 20mg/24 giờ

– Ziprasidon 20mg tiêm bắp mỗi 4 giờ, hoặc 10mg tiêm bắp mỗi 2 giờ không vượt quá 40mg/24 giờ.

– Risperidon 1-2mg uống, không quá 6mg mỗi 24 giờ (có thể dùng viên tan nhanh)

c. Kích động trên bệnh nhân hưng cảm: các thuốc chống loạn thần như trên, có thể dùng thuốc ổn định khí sắc như valproate hay lithium

d. Kích động trầm cảm: phối hợp thuốc chống trầm cảm với Levomepromazine 25mg tiêm bắp mỗi 2 giờ. Liều tối đa của Levomepromazine là 200mg/ngày.

e. Kích động do các bệnh lý thực thể não

Động kinh : Diazepam 10mg, tiêm bắp mỗi 60 phút, liều tối đa 40mg/ngày.

Sa sút tâm thần do bệnh Alzheimer và sa sút tâm thần do các nguyên nhân mạch máu não: dùng thuốc chống loạn thần liều thấp

Kích động do các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, hạ đường huyết, bệnh lý tuyến giáp, ngộ độc cấp, HIV, … dùng thuốc chống loạn thần liều thấp

f. Kích động do rối loạn nhân cách như nhân cách chống đối xã hội, nhân cách ranh giới, Paranoia, nhân cách tự yêu,…: dùng thuốc chống loạn thần liều thấp

g. Kích động do các rối loạn loạn thần kinh như rối loạn phân ly, rối loạn hoảng loạn, rối loạn ám ảnh hoặc các bệnh do căn nguyên tâm lý khác, hội chứng ngưng thuốc đột ngột : Diazepam 5 – 10mg, uống hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ.

h. Kích động trong hội chứng sảng : xử lý theo phác đồ điều trị hội chứng sảng.

i. Kích động do sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích (ma túy, đá, cà phê, … ): dùng thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm đôi khi cũng cần thiết

Trong trường hợp tâm thần phân liệt thể căng trương lực, hoặc trầm cảm có hành vi tự sát mãnh liệt, hoặc kích động đã sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả (kích động kéo dài 1 tuần, không đáp ứng thuốc): phối hợp choáng điện, mỗi ngày một lần, mỗi đợt 6-8 lần.

7. Điều chỉnh rối loạn cân bằng nước và điện giải: Glucose 5% hoặc Lactate Ringer.

8. Khi bệnh nhân giảm kích động, phải tiến hành thăm khám nội khoa – nội thần kinh, làm

các xét nghiệm tìm nguyên nhân ( công thức máu, CPK, SGOT, SGPT, BUN, creatinine,

ion đồ, đường huyết, X quang tim phổi, ECG, EEG ), theo dõi sinh hiệu tối thiểu 3

lần/ngày và tiếp tục điều chỉnh rối loạn thăng bằng nước – điện giải, nâng thể trạng.

Chú Ý: Cần Theo Dõi Mạch, Huyết Áp Trước Và Sau Khi Chích Thuốc 1 Giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Robert E. Hales, (2008), textbook of psychiatry, 5th

2. Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry (2010)

3. International Classiílcation of Diseases – 10 (1995)

Phác Đồ Điều Trị Kích Động

Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Tâm Thần (Hồ Chí Minh):

  1. Phác Đồ Hướng Dẫn Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Rối Loạn Tic
  2. Phác Đồ Xử Lý Tự Tử
  3. Phác Đồ Xử Trí Ngưng Tim
  4. Phác Đồ Điều Trị Bỏ Ăn Uống
  5. Phác Đồ Điều Trị Giảm Chú Ý – Tăng Động

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here