Luật Bảo Hiểm

0
2301
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Mục Lục

CHƯƠNG 2

Câu 5: BH tài sản là gì? Nguyên tắc bồi thường trong BH tài sản. Vì sao trong BH cần quy định rủi ro loại trừ? Lấy VD minh họa.

*BH tài sản là loại BH mà đối tượng BH là tài sản ( cố định or lưu động ) của người được BH.

VD:

BH cho thiệt hại vật chất xe cơ giới.

BH hàng hóa của chủ hàng trong BH hàng hóa XNK.

*Nguyên tắc bồi thường trong BH tài sản:

Việc bồi thường của người BH cho người được BH chỉ có mục đích bù đắp thiệt hại tài chính.  Việc bồi thường of công ty BH k tạo ra cho người được BH cơ hội làm giàu bất chính.

Quảng Cáo

Trong mọi trường hợp: số tiền bồi thường mà người được BH nhận được k vượt quá thiệt hại thực tế của tài sản.

VD: Chủ xe máy tham gia BH cho toàn bộ chiếc xe of mình trị giá 20 triệu đồng. Trong 1 vụ tai nạn, xe bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại là 8 triệu đồng. Số tiền bồi thường mà chủ xe nhận được trong bất kì trường hợp nào cũng không được vượt quá 8 triệu đồng.

*Trong BH cần quy định rủi ro loại trừ vì:

Rủi ro loại trừ thường là những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ mang tính thảm họa. Vì vậy nếu người  BH nhận BH cho những rủi ro này sẽ không có khả năng chi trả và phá sản.

 

Câu 6: Nêu nguyên tắc chung áp dụng trong BH thương mại.

-Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít

Số đông người tham gia BH nhưng rất ít người k may gặp rủi ro. Số tiền bồi thường cho số ít người tham gia k may gặp rủi ro này được lấy từ khoản tiền phí đã nộp of số đông người tham gia BH.

-Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được BH

Đây là nguyên tắc k thể thiếu được trong hoạt động KD của các công ty BH.

Theo nguyên tắc này, rủi ro có thể được BH phải là những rủi ro mang tính chất ngẫu nhiên, khách quan, bất ngờ. Còn những rủi ro mang tính chất chắc chắn, gần như chắc chắn or đã xảy ra rồi thì sẽ bị từ chối BH ( những rủi ro này còn gọi là rủi ro loại trừ ).

VD:

Rủi ro chắc chắn: hao mòn máy móc thiết bị theo time.

Rủi ro gần như chắc chắn: BH k bao giờ đảm bảo cho hành vi cố ý.

-Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro

Các nhà BH ( người BH ) thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro thông qua tái BH và đồng BH.

+Tái BH: là 1 nhà BH nhận đảm bảo cho đối tượng được BH, sau đó nhượng bớt lại 1 phần giá trị of đối tượng được BH tương ứng vs các khoản tiền phí cho các doanh nghiệp khác, thì các doanh nghiệp khác đó được gọi là Doanh nghiệp tái BH ( hay còn gọi là BH lại )

+Đồng BH là nhiều nhà BH cùng tham gia BH cho 1 đối tượng được BH và tham gia kí kết vào hợp đồng BH. Trong quá trình kí kết hợp đồng sẽ xem xét Doanh nghiệp BH này nhận đảm bảo bao nhiêu, doanh nghiệp BH kia nhận đảm bảo bao nhiêu. Sau đó mới cùng kí kết.

=>Điểm giống nhau: Chỉ có 1 đối tượng được BH, có nhiều nhà BH đảm bảo rủi ro.

Điểm khác nhau:

Tái BH: Khi rủi ro xảy ra, người được BH đến chính cty, doanh nghiệp ban đầu để đòi bồi thường.

Đồng BH: Khi rủi ro xảy ra, người được BH sẽ cùng 1 lúc đến các cty BH để đòi bồi thường.

-Nguyên tắc 4: Quyền lợi có thể được BH

Nguyên tắc này yêu cầu người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được BH gặp rủi ro. Điều này được thể hiện thông qua các quyền đối vs tài sản như: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sd …

-Nguyên tắc 5: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Nguyên tắc này được áp dụng cho cả 2 bên:

+Bên BH: phải trung thực trong việc xác định phí BH phù hợp vs rủi ro mà họ đảm bảo và trung thực  trong việc xác định số tiền khi rủi ro xảy ra.

+Bên được BH: phải trung thực trong việc khai báo rủi ro liên quan đến đối tượng được BH và khai báo giá trị thiệt hại 1 cách thực tế. Các hành vi gian lận, nhằm mục đích trục lợi BH khi khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường sẽ được xử lí theo pháp luật.

 

Câu 7: Nguyên tắc phân tán rủi ro BH là gì? Cho VD minh họa.

Các nhà BH ( người BH ) thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro thông qua tái BH và đồng BH.

+Tái BH: là 1 nhà BH nhận đảm bảo cho đối tượng được BH, sau đó nhượng bớt lại 1 phần giá trị of đối tượng được BH tương ứng vs các khoản tiền phí cho các doanh nghiệp khác, thì các doanh nghiệp khác đó được gọi là Doanh nghiệp tái BH ( hay còn gọi là BH lại )

+Đồng BH là nhiều nhà BH cùng tham gia BH cho 1 đối tượng được BH và tham gia kí kết vào hợp đồng BH. Trong quá trình kí kết hợp đồng sẽ xem xét Doanh nghiệp BH này nhận đảm bảo bao nhiêu, doanh nghiệp BH kia nhận đảm bảo bao nhiêu. Sau đó mới cùng kí kết.

=>Điểm giống nhau: Chỉ có 1 đối tượng được BH, có nhiều nhà BH đảm bảo rủi ro.

Điểm khác nhau:

Tái BH: Khi rủi ro xảy ra, người được BH đến chính công ty, doanh nghiệp ban đầu để đòi bồi thường.

Đồng BH: Khi rủi ro xảy ra, người được BH sẽ cùng 1 lúc đến các cty BH để đòi bồi thường.

*VD:

 

Câu 8: Tái BH là gì? Vì sao tái BH ra đời là sự cần thiết khách quan of BH?

*Tái BH: là 1 nhà BH nhận đảm bảo cho đối tượng được BH, sau đó nhượng bớt lại 1 phần giá trị of đối tượng được BH tương ứng vs các khoản tiền phí cho các doanh nghiệp khác, thì các doanh nghiệp khác đó được gọi là Doanh nghiệp tái BH ( hay còn gọi là BH lại )

*Tái BH ra đời là sự cần thiết khách quan of BH vì:

Hoạt động tái BH quan trọng và cần thiết trước hết cho các cty BH. Đối vs những hoạt động BH có giá trị lớn hoạt động, tái BH thực sự cần thiết đảm bảo cho người được BH luôn có thể nhận được quyền lợi đầy đủ ngay cả khi có tổn thất toàn bộ xảy ra.

HĐ tái BH là 1 hoạt động quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của 1 thị trường BH. Nếu 1 thị trường BH đơn thuần chỉ có người mua và người bán or nói cách khác chỉ hoạt động KD BH gốc thì mối quan hệ nhìn chung bị bó hẹp, k mở rộng và phát triển.

 

Câu 9: Thế nào là BH trùng? Nêu cách giải quyết của cty BH khi phát hiện BH trùng.

*BH trùng là trường hợp 1 đối tượng BH được đảm bảo = nhiều HĐ BH cho cùng 1 rủi ro ở các cty BH khác nhau. Những HĐ BH này có cùng điều kiện BH, cùng thời hạn BH và tổng số tiền BH từ các hợp đồng này vượt quá giá trị BH.

*Cách giải quyết của cty BH khi phát hiện BH trùng:

Trên thực tế nếu khách hàng tham gia BH trùng cho tài sản of mình 1 cách cố ý khi tài sản gặp rủi ro thì khi BH phát hiện ra, về nguyên tắc cty BH có thể hủy bỏ HĐ BH; từ chối bồi thường vì thông thường BH trùng liên quan đến sự gian lận của người tham gia BH nhằm trục lợi BH.

Nếu người tham gia BH trùng k cố ý thì khi tài sản gặp rủi ro, các cty BH sẽ chấp nhận bồi thường và STBT của từng hợp đồng được tính như sau:

STBT of từng HĐ = GT thiệt hại t.tế x (STBH of từng HĐ : Tổng STBH of các HĐ )

 

Câu 10: Trình bày rủi ro và phân loại rủi ro hàng hải. Nêu ý nghĩa of việc BH hàng hóa XNK = đường biển thực hiện dưới hình thức bắt buộc.

*Rủi ro hàng hải là những rủi ro k được mong đợi do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hóa, phương tiện chuyên chở. Thông thường khi rủi ro hàng hải xảy ra sẽ gây thiệt hại về tài chính cho chủ hàng.

Căn cứ vào nghiệp vụ BH, rủi ro hàng hải phân làm 3 loại như sau:

-Rủi ro được BH: rủi ro do thiên tai gây ra như bão, lũ, sóng thần…

-Rủi ro loại trừ ( rủi ro k được BH ): Các hành vi cố ý gây thiệt hại của người được BH; vi phạm thể lệ XNK or vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá…

-Rủi ro có thể được BH: Rủi ro do chiến tranh, đình công, bạo loạn…

*Ý nghĩa:

-Đối vs chủ hàng: được cty BH bồi thường khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi BH.

-Đối vs cty BH: Nguyên tắc số đông bù số ít được đảm bảo.

Đối vs nhà nước: giảm chi Ngân sách Nhà nước.

 

Câu 11: Trình bày GTBH, STBH of BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển?

*GTBH: là giá trị thực tế của lô hàng XNK bao gồm giá cả hàng hóa, cước phí vận chuyển và phí BH

GTBH = ( C + f ) / ( 1 – R )

Trong đó:

C: giá cả hàng hóa

f: cước phí vận chuyển

R: tỷ lệ phí BH

Nếu người mua BH mua BH cho cả % lãi dự tính ( kí hiệu: a ) thì GTBH được tính theo công thức như sau:

GTBH = ( C + f ) / ( 1 – R ) x ( 1 + a )

*STBH: là giới hạn trách nhiệm cao nhất của người BH or cty BH hay nói cách khác STBT k được phép vượt quá STBH.

STBH được xác định dựa vào GTBH

Có 3 trường hợp:

STBH < GTBH

STBH = GTBH            ( BH ngang giá trị )

STBH > GTBH

Trong trường hợp tham gia BH ngang giá trị và cho cả % lãi dự tính thì:

STBH = ( C + f ) / ( 1 – R ) x ( 1 + a )

 

Câu 12: Trình bày đặc điểm, trách nhiệm of các bên trong quá trình XNK hàng hóa vận chuyển = đường biển

*Đặc điểm quá trình XNK hàng hóa vận chuyển = đường biển

Quá trình XNK hàng hóa có sự liên quan đến 4 bên:

Bên XK ( bên bán )

Bên NK ( bên mua )

Bên chuyên chở

Bên BH

-Việc XNK hàng hóa thường được thực hiện thông qua HĐ giữa người mua & người bán vs nd về số lượng, phẩm chất, phí BH, đồng tiền thanh toán, giá cả hàng hóa …

-Có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang người mua.

-Hàng hóa XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch… Đồng thời, để được vận chuyển ra ( vào ) biên giới Quốc gia phải mua BH theo tập quán Thương mại quốc tế.

Bên XK và bên NK đều có quyền tham gia BH cho hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện giao hàng of HĐ mua bán. Nếu bên XK là người mua BH thì sau đó cần phải chuyển nhượng lại HĐ BH cho bên NK = cách ký hậu vào giấy chứng nhận BH.

-Hàng hóa XNK thường được vận chuyển = tàu biển.

*Trách nhiệm of các bên trong quá trình XNK hàng hóa bằng đường biển

– Bên XK:

Chuẩn bị hàng hóa theo đúng HĐ về số lượng, chất lượng, loại hàng, bao bì đóng gói, thời hạn tập kết hàng tại cảng, thủ tục hải quan, kiểm định…

-Bên NK:

+Có trách nhiệm nhận hàng of người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong HĐ vận chuyển và HĐ mua bán, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng vs chủ tàu, biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên ( nếu có )

+Có trách nhiệm mua BH cho hàng hóa or nhận từ người bán chuyển nhượng lại.

-Bên chuyên chở

+Có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vận chuyển theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng theo đúng quy định trong HĐ vận chuyển.

+Có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng.

-Bên BH:

Có trách nhiệm đối vs hàng hóa được BH như kiểm tra chứng từ về hàng hóa, kiểm tra hành trình và bản thân con tàu vận chuyển.

 

Câu 13: Thế nào là BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển? Nêu cách tính phí và các nhân tố ảnh hưởng đến phí BH trên.

* BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển

Trong BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển có đối tượng là hàng hóa XNK trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng = đường biển.

*Phí BH

Là khoản tiền mà người tham gia phải đóng cho người BH để hàng hóa được BH

Phí BH = Tỷ lệ phí BH  x  STBH

*Tỷ lệ phí BH phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-Loại hàng hóa:

Nếu hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng, dễ bị trộm cắp, mất mát thì tỷ lệ phí BH sẽ cao hơn.

-Loại bao bì:

Nếu bao bì chắc chắn bảo vệ an toàn cho hàng hóa thì tỷ lệ phí BH sẽ thấp hơn.

-Loại phương tiện vận chuyển:

Nếu hàng hóa được vận chuyển trên tàu trẻ thì tỷ lệ phí vận chuyển sẽ thấp hơn tàu già.

-Tuyến hành trình:

Nếu tuyến hành trình có mức độ rủi ro lớn hơn thì tỷ lệ phí BH sẽ lớn hơn.

-Điều kiện BH:

Điều kiện BH có phạm vi càng hẹp thì tỷ lệ phí BH càng thấp.

 

Câu 14: Trình bày các điều kiện BH trong BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển theo ICC (1982) quốc tế.

Điều kiện BH là những điều quy định phạm vi, trách nhiệm của người BH đối vs tổn thất of hàng hóa. Hàng được BH theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quyết định trong điều kiện đó mới được bồi thường.

Có 3 loại điều kiện sau: C, B và A.

*Điều kiện BH C

-Rủi ro được BH:

+tàu bị mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va làm cho hàng hóa bị thiệt hại.

+thiệt hại do hành động tổn thất chung.

+trách nhiệm of các bên trong trường hợp 2 tàu đâm va nhau đều có lỗi.

-Rủi ro loại trừ:

+những hành vi cố ý gây thiệt hại of người tham gia BH

+hao hụt tự nhiên of hàng hóa

+do tàu k đủ khả năng đi biển mà người được BH đã biết khi thuê chuyên chở vẫn cố ý.

+tổn thất xảy ra do chiến tranh, đình công, bạo loạn chính trị

*Điều kiện BH B

-Rủi ro được BH

+tàu bị mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va làm cho hàng hóa bị thiệt hại.

+thiệt hại do hành động tổn thất chung.

+trách nhiệm of các bên trong trường hợp 2 tàu đâm va nhau đều có lỗi.

+thiệt hại hàng hóa do bão, lốc, sóng thần, động đất, nước biển xâm nhập vào hầm hàng, nước biển cuốn trôi hàng hóa.

-Rủi ro loại trừ:

+những hành vi cố ý gây thiệt hại of người tham gia BH

+hao hụt tự nhiên of hàng hóa

+do tàu k đủ khả năng đi biển mà người được BH đã biết khi thuê chuyên chở vẫn cố ý.

+tổn thất xảy ra do chiến tranh, đình công, bạo loạn chính trị

*Điều kiện BH A

-Rủi ro được BH

+tàu bị mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va làm cho hàng hóa bị thiệt hại.

+thiệt hại do hành động tổn thất chung.

+trách nhiệm of các bên trong trường hợp 2 tàu đâm va nhau đều có lỗi.

+rủi ro cướp biển

-Rủi ro loại trừ:

+những hành vi cố ý gây thiệt hại of người tham gia BH

+hao hụt tự nhiên of hàng hóa

+do tàu k đủ khả năng đi biển mà người được BH đã biết khi thuê chuyên chở vẫn cố ý.

+tổn thất xảy ra do chiến tranh, đình công, bạo loạn chính trị

Ngoài ra còn có các điều kiện BH bổ sung như BH chiến tranh, BH đình công ( đóng thêm tiền phí so vs tiền tham gia điều kiện BH A or B or C )

 

 

Câu 15: Hãy nêu phạm vi BH và điều kiện BH B (QTC về BH 1990). Tại sao trong BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển, nhà BH lại nhận trách nhiệm về loại rủi ro “phương tiện vận chuyển đường bộ bị đổ or bị trật bánh ”

*Điều kiện BH B:

Người BH chịu trách nhiệm đối vs:

-Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được BH có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

+ Cháy or nổ.

+Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm or lật úp.

+Tàu đâm va nhau or tàu, xà lan hay phương tiện vận tải đâm va phải bất kì vật thể gì ở bên ngoài k kể nước.

+Dỡ hàng tại 1 cảng, nơi tàu bị lật úp.

+Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ or trật bánh.

-Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được BH do các nguyên nhân sau gây ra:

+hy sinh tổn thất chung.

+ném hàng ra khỏi tàu.

-Hàng hóa được BH bị mất do tàu or phương tiện chở hàng mất tích.

-Các tổn thất chi phí sau:

TTC và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định = hợp đồng chuyên chở và hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành.

-Động đất, núi lửa phun or sét đánh.

-Nước biển, nước hồ hay nước song chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận tải, container or nơi chứa hàng.

-Tổn thất toàn bộ nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu or trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.

*Trong BH hàng hóa XNK = đường biển, nhà BH lại nhận trách nhiệm về loại rủi ro “ phương tiện vận chuyển đường bộ bị đổ or trật bánh ” vì BH hàng hóa trong trường hợp này có thể áp dụng cho cả việc BH hàng hóa vận chuyển nối tiếp = đường bộ ( đường sông or đường hàng không

Câu 16: Hãy cho biết các loại HĐ trong BH hàng hóa XNK?

HĐ trong BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển là HĐ BH mà đối tượng BH là hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển. Trong đó, có quy định rõ ràng nghĩa vụ và quyền lợi of 2 bên.

*ND of HĐ:

-Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín và số liệu tài khoản tại Ngân hàng of 2 bên.

-Đối tượng BH: là hàng hóa yêu cầu ghi rõ tên hàng, kí mã hiệu, số lượng, STBH or GTBH.

-Tàu chuyên chở gồm tên tàu, ngày khởi hành, cảng đến, cảng đi, cảng chuyển tải ( nếu có )

-Điều kiện BH và các rủi ro mua kèm ( nếu có )

-Tỷ lệ phí BH và phí BH.

-Người và nơi nhận hồ sơ khiếu nại or thanh toán bồi thường.

-Ngoài ra, trong HĐ còn ghi các điều khoản về quyền hạn và trách nhiệm of cả 2 bên.

*Các loại HĐ:

-HĐ BH chuyến: là HĐ BH cấp cho 1 chuyến hàng từ địa điểm này tới địa điểm khác trên 1 hành trình of 1 con tàu cụ thể.

-HĐ BH bao: là HĐ BH trong đó người BH cam kết tiến hành BH và người được BH cam kết tham gia BH tất cả các lô hàng XNK of mình trong 1 khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm )

*Trong HĐ BH có 3 điều kiện cơ bản sau:

-Điều kiện về con tàu được phép thuê chuyên chở phải là tàu có cấp hạng cao, tuổi tàu thấp, đối vs tàu chuyến k được quá 15 tuổi, đối vs tàu chợ k được quá 30 tuổi.

-Điều kiện khai báo về hàng hóa trong từng chuyến bao gồm: tên hàng, số lượng, giá trị, cảng đến, cảng đi, cảng chuyển tải … để tiện cơ sở đó người BH tính phí BH cho lô hàng.

Người BH sẽ k chịu trách nhiệm nếu người được BH khai báo quá chậm trễ; trừ trường hợp sự chậm trễ này do nguyên nhân khách quan, ngoài phạm vi giải quyết of người được BH nhưng cũng k được chậm quá ngày tàu bắt đầu dỡ hàng.

-Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: người tham gia BH k tham gia BH ở hang khác trong năm đó cho bất kì 1 lô hàng nào of họ.

 

Câu 17: Hãy cho biết cách thức phân bổ TTC và minh họa = VD cụ thể.

*TTC là những tài sản hi sinh và chi phí TTC đc thuyền trưởng tiến hành 1 cách cố ý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa chở trên tàu thoát khỏi nguy hiểm chung xảy ra trên biển. TTC được BH bồi thường trong mọi điều kiện BH.

+Tài sản hi sinh: là những thiệt hại trực tiếp từ hành động TTC

+Chi phí TTC: là chi phí trả cho bên thứ 3 trong việc cứu tàu và hàng thoát nạn.

VD: Chi phí cứu nạn, chi phí thuê kéo dắt tàu khi bị nạn; Chi phí tại cảng lánh nạn như chi phí ra ( vào ) cảng, chi phí xếp dỡ, chi phí nhiên liệu.

*Cách thức phân bổ TTC

Bước 1: Xác định Giá trị TTC

Giá trị TTC = Tài sản hi sinh + Chi phí  TTC

Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ TTC of chủ hàng và chủ tàu

+Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ tàu = Giá trị of tàu trước khi rời bến – Giá trị TTR of tàu xảy ra ngay trước hành động TTC

+Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ hàng = Giá trị of hàng trước khi rời bến – Giá trị TTR of hàng xảy ra ngay trước hành động TTC

+Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ tàu và chủ hàng = Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ tàu + Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ hàng

Bước 3: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC

t= (Giá trị TTC : Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ tàu và chủ hàng ) x 100%

Bước 4: Xác định mức đóng góp vào TTC

M tàu = t  x  Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ tàu

M hàng = t  x  Giá trị chịu phân bổ TTC of chủ hàng

Bước 5: Xác định kết quả tài chính ( Xác định số tiền bỏ ra or thu về of chủ tàu và chủ hàng )

Số tiền bỏ ra or thu về of chủ tàu = M tàu – Giá trị tài sản, chi phí mà chủ tàu đã đóng góp vào giá trị TTC

Số tiền bỏ ra or thu về of chủ hàng = M hàng – Giá trị tài sản, chi phí mà chủ hàng đã đóng góp vào giá trị TTC

=>Kết luận:

Nếu kết quả này là số dương thì chủ hàng or chủ tàu phải bỏ ra.

Nếu kết quả này là số âm thì chủ hàng or chủ tàu phải thu về.

 

Câu 18: Cho biết TTC là gì? Cho biết sự giống và khác nhau giữa TTC và TTR?

*TTC là những tài sản hi sinh và chi phí TTC đc thuyền trưởng tiến hành 1 cách cố ý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa chở trên tàu thoát khỏi nguy hiểm chung xảy ra trên biển. TTC được BH bồi thường trong mọi điều kiện BH.

+Tài sản hi sinh: là những thiệt hại trực tiếp từ hành động TTC

+Chi phí TTC: là chi phí trả cho bên thứ 3 trong việc cứu tàu và hàng thoát nạn.

VD: Chi phí cứu nạn, chi phí thuê kéo dắt tàu khi bị nạn; Chi phí tại cảng lánh nạn như chi phí ra ( vào ) cảng, chi phí xếp dỡ, chi phí nhiên liệu.

*Sự giống và khác nhau giữa TTC và TTR

-Điểm giống nhau:

-Điểm khác nhau:

TTC TTR
Xảy ra 1 cách ngẫu nhiên Tiến hành 1 cách cố ý của thuyền trưởng
Liên quan đến quyền lợi of 1 bên Liên quan đến quyền lợi of các bên
Có thể xảy ra trên biển or không Chỉ xảy ra trên biển
Chỉ được BH vs điều kiện BH mà khách hàng tham gia BH trong mọi điều kiện BH

 

Câu 19: Trình bày nguyên tắc bồi thường tổn thất BH hàng hóa XNK vận chuyển = đường biển.

*Nguyên tắc of việc bồi thường: STBH là giới hạn tối đa of STBT, chỉ bồi thường = tiền, k bồi thường = hiện vật; dù hàng hóa có giá đến đâu thì cũng bồi thường = tiền. STBT sẽ khấu trừ đi khoản tiền mà người được BH nhận được từ bên thứ 3 có lỗi.

*Người BH bồi thường như sau:

-Bồi thường TTC: bồi thường toàn bộ giá trị tài sản mà chủ hàng đã đóng góp vào giá trị TTC. Sau đó số tiền này sẽ được cộng thêm khoản tiền mà chủ hàng phải bỏ ra or trừ đi khoản tiền mà chủ hàng được thu về.

-Bồi thường TTR:

+Nếu TTR là tổn thất toàn bộ thực tế thì STBT = STBH

+Nếu TTR là tổn thất toàn bộ ước tính thì STBT = STBH ( nếu chủ hàng từ bỏ lô hàng )

+Nếu TTR là tổn thất bộ phận thì STBT = Giá trị những lô hàng bị thiệt hại.

STBT = Giá trị thiệt hại thực tế x ( STBH : GTBH )

Giá trị thiệt hại thực tế = TTR + TTC

 

Câu 20: Trình bày đối tượng, phạm vi BH of BH thân tàu thủy.

*Đối tượng BH:

-Đối tượng BH thân tàu thủy là bản thân những con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên con tàu.

-Muốn tham gia BH thân tàu thì tàu phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+Hành trình of tàu phải hợp pháp.

+Quốc tịch of tàu k thay đổi trong suốt time vận chuyển

+Tàu đủ khả năng đi biển

*Phạm vi BH

Xác định phạm vi BH là xác định những rủi ro được BH làm căn cứ xét bồi thường.

-Rủi ro được BH: tàu bị mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va; tàu bị mất tích vì nhiều lý do; tàu bị thiệt hại do lỗi lầm of thủy thủ đoàn; cướp biển.

Chú ý: Chủ tàu mua BH of tàu riêng, mua BH of hàng riêng.

-Rủi ro loại trừ: là những hành vi cố ý gây thiệt hại of người tham gia BH; chiến tranh, đình công, bạo loạn chính trị.

 

Câu 21: Trình bày STBH và PBH trong BH thân tàu thủy.

*STBH

Trong BH thân tàu chủ tàu k chỉ tham gia BH cho bản thân con tàu mà còn tham gia BH cho cả cước phí chuyên chở và tham gia BH cho cả phần chi phí quản lý điều hành.

STBH thân tàu = STBH of bản thân con tàu + STBH cước phí chuyên chở + STBH chi phí quản lý điều hành

Trong đó:

-BH cho cước phí chuyên chở là khoản tiền cước phí mà chủ tàu phải trả lại cho chủ hàng khi chủ tàu k chở hàng đến cảng đích theo đúng quy định of HĐ.

-BH cho chi phí quản lý điều hành là chi phí cần thiết để cho tàu hoạt động được như chi phí thuê thuyền trưởng, thuyền viên.

*Xác định STBH

-STBH of bản thân con tàu được xác định dựa vào giá trị BH of con tàu, là giá trị of con tàu tại thời điểm tham gia BH. Thông thường, chủ tàu sẽ tham gia BH dưới giá trị.

-STBH cho cước phí chuyên chở tối đa = 25% STBH of bản thân con tàu

– STBH cho chi phí quản lý điều hành tối đa = 25% STBH of bản thân con tàu

Nếu như chủ tàu chỉ tham gia BH cho thân tàu thì BH sẽ chỉ bồi thường cho phần thiệt hại thân tàu.

Còn nếu chủ tàu tham gia BH thêm cho phần cước phí thì khi tàu mắc cạn, HĐ hàng hóa sẽ k được thực hiện và chủ tàu phải tự trả cước phí cho chủ hàng. Nếu tàu gặp rủi ro, gây thiệt hại thì BH sẽ hỗ trợ 1 khoản tiền nào đó.

*Phí BH: là giá cả of BH thân tàu

PBH = Tỷ lệ PBH  x  STBH thân tàu

 

Chú ý:

Nếu tàu sau khi đã tham gia BH thân tàu và đã nộp phí BH nhưng vì 1 lý do nào đó mà tàu ngừng hoạt động ( time ngừng hoạt động từ 30 ngày trở lên ) thì cty BH sẽ tiến hành hoàn lại khoản tiền phí cho khoảng time ngừng hoạt động theo công thức sau:

PBH hoàn lại = PBH đã nộp  x  ( Sồ ngày ngừng hoạt động : 365 ngày )  x  Tỷ lệ hoàn phí

Tỷ lệ hoàn phí thường là 80%

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here