Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

0
2920
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Nội dung của quản lý?

  • Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quản lý
  • Lý thuyết hệ thống.
  • Thực chất, bản chất của quản lý.
  • Vận dụng các quy luật và nguyên tắc trong quản lý.
  • Các phương pháp quản lý.
  • Nghệ thuật trong quản lý.

Nội dung này giúp nhà lãnh đạo trả lời câu hỏi

“ Mục tiêu của tổ chức là gì ?”

“ Muốn tổ chức tồn tại và phát triển phải dựa vào đâu?”

  • Cơ sở quản lý của tổ chức
  • Các chức năng của quản lý.
  • Cơ cấu của bộ máy tổ chức

Nội dung  này giúp cho nhà lãnh đạo trả lời được câu hỏi

“ ai làm gì ?” và “ làm như thế nào?”

  • Quá trình tiến hành hoạt động của tổ chức
  • Thu thập và xử lý thông tin.
  • Xác định mục tiêu cần đạt.
  • Quyết định quản lý.
  • Các phương tiện, công cụ và các thủ thuật sử dụng trong quản lý.

Nội dung này giúp cho nhà lãnh đạo trả lời được câu hỏi

Quảng Cáo

“ tổ chức phải tiến hành hoạt động như thế nào ?”

“ Phải sử dụng đến công cụ nào ?”

  • Đổi mới các hoạt động của tổ chức:
  • Phân tích hoạt động và xu thế biến động từ bên ngoài.
  • Chống lại rủi ro.
  • Đổi mới tổ chức.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
  • Phát triển tổ chức.

Nội dung này giúp cho nhà lãnh đạo trả lời được câu hỏi:

“ Tổ chức phải chuyển đổi thế nào và đi đến đâu trong tương lai?”

Câu 12: Khái niệm quy luật? các đặc điểm của quy luật?

  • Khái niệm:

Quy luật là các mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất nhiên, phổ biến của  sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định.

  • Đặc điểm của quy luật
  • Con người không thể tạo ra, xóa bỏ hay thay thế được qui luật.
  • Kết quả hoạt động của qui luật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
  • Các qui luật đan xen nhau thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi xử lý các quy luật thường chỉ xét một hoặc một số qui luật ( tùy theo điều kiện cụ thể của môi trường).
  • Thừa nhận tích khách quan của qui luật không có nghĩa là phủ nhận vai trò tích cực của con người, con người không tạo ra qui luật nhưng có thể nhận biết nó và vận dụng nó trong thực tiễn.

Câu 13: Khái niệm qui luật kinh tế ? Trong nền kinh tế nước ta hiện nay có những qui luật kinh tế nào ? Đặc điểm của các qui luật kinh tế ?

  • Khái niệm qui luật kinh tế :

Là các mối quan hệ nhân quả, bản chất, tất nhiên, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế trong những điều kiện nhất định.

Đặc điểm của qui luật kinh tế:

  • Các qui luật kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua hoạt động của con người.
  • Qui luật kinh tế có độ bền vững kém hơn các qui luật khác.
  • Các qui luật kinh tế, mối liên hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là xa xôi và phức tạp hơn.
  • Các qui luật kinh tế hoạt động trong mối liên hệ rang buộc lẫn nhau, hỗ trợ , thúc đẩy nhau đi theo một hướng do qui luật kinh tế cơ bản qui định.
  • Các qui luật kinh tế hoạt động có liên quan đến cơ chế quản lý kinh tế.
  • Đặc điểm của các qui luật kinh tế :
  • Qui luật giá trị là qui luật cơ bản của nền kinh tế hàng hóa. Sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa. Biểu hiện trên thị trường là giá cả thị trường.
  • Qui luật cung cầu là một nhân tố trong cơ chế thị trường. Khi cung hàng hóa lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa đó nhỏ hơn giá trị và ngược lại.
  • Qui luật cạnh tranh là qui luật vốn có của cơ chế thị trường. Nó làm hàng hóa phong phú hơn, chất lượng ngày càng cao, giá cả ngày càng hạ.
  • Qui luật trong nền kinh tế nước ta hiện nay:

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào khi tồn tại trong tự nhiên đều tuân theo những qui luật nhất định. Những qui luật này chi phối tới cả qúa trình hình thành và phát triển của mỗi sự vật  hiện tượng. Và tất nhiên nền kinh tế thế giới nói chung nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Trong nền kinh tế Việt Nam tồn tại cả ba qui luật kinh tế. Trong một nền kinh tế luôn có sự sản xuất và trao đổi hàng hóa nên luôn tồn tại qui luật giá trị. Cung – cầu  có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau lên thị trường ở đâu có thị trường ở đó có qui luật  cung cầu hoạt động một cách khách quan. Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hóa, trong cơ chế thị trường qui luật cạnh tranh như một công cụ phương tiện gây áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của qui luật giá trị.

Câu 14: Qui luật tâm lý là gì? Có những qui luật tâm lý nào?

  • Khái niệm :

Qui luật tâm lý xã hội là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến về mặt tâm lý của đám đông  con người trong xã hội khi tiến hành hoạt động quản lý.

  • Các qui luật tâm lý cơ bản:
  • Qui luật đặc điểm tâm lý cá nhân : Đây là qui luật tâm lý cơ bản nhất để phân biệt người này khác với người kia về mặt tâm lý, vấn đề cơ bản nhất mà người quản lý phải biết để tổ chức con người. Đặc điểm tâm lý cá nhân bao gồm :

+ Xu hướng cá nhân là đặc điểm tâm lý cá nhân tạo nên mục đích và mục tiêu sống của con người và ccon người dồn toàn bộ sức lực, tâm trí cuộc đời của mình để thực hiện nó.

+ Tính khí thuộc tâm ký các nhân, gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh bền vững của con người, là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người và được biểu hiện thông qua hành vi, cử chỉ, hành động hàng ngày của họ. Tính khí là do di truyền, các nhà tâm lý học chia tính khí gồm 4 loại:

. Tính khí nóng là người có hệ thần kinh kiểu mạnh, không cân bằng, linh hoạt. Những người này có tác phong mạnh bạo,hấp tấp, vội vàng, làm việc sôi động thiên về dùng cơ bắp hơn là  trí tuệ , trong quan hệ thường cục cằn, nóng nảy, thô lỗ…

. Tính khí linh hoạt là người có hệ thần kinh kiểu mạnh, cân bằng lin hoạt. Những người này có tác phong tự tin, hoạt bát vui vẻ, quan hệ rộng, dễ thích nghi, nhiều sang kiến lắm mưu mẹo.

. Tính khí trầm là người có hệ thần kinh kiểu mạnh, cân bằng , không linh hoạt. Những người này có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường tác động, làm việc nguyên tắc và ít sang kiến.

. Tính khí u sầu là người có hệ thần kinh kiểu yếu, không cân bằng không linh hoạt. Những người này có tác phong rụt rè, tự ti, họ thường có suy nghĩ tiêu cực, ngại giao du, khó thích nghi với các biến đổi của môi trường.

. Tính cách là sự kết hợp giữa các thuộc tính cơ bản và bền vững của con người được biểu hiện thông qua thái độ của hộ với hiện thực, bản thân, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,thủ trưởng,… Đặc trưng cơ bản của tính cách là đạo đức  ( tính đồng loại, vị tha, ích kỷ, dối trá, thực thà, …) và phẩm chất ý chí ( cương quyết hay nhu nhược, dám chịu trách nhiệm hay đùn đấy trách nhiệm, đọc lập hay phụ thuộc, ..). Tính cách là kết quả của giáo dục, rèn luyện bản thân và tác động của môi trường.

. Năng lực ( năng khiếu ) là những thuộc tính tâm ký cá nhân, giúp cho con người có thể lĩnh hội  được một loại kiến thức nào đó dễ dàng và  nếu tiến hành hoạt động ở lĩnh vực đó sẽ thu được kết quả cao hơn người khác. Năng lực vừa mang yếu tố di truyền, vừa mang yếu tố là kết quả của sự rèn luyện.

+ Các qui luật bắt chước ( qui luật nhu cầu ) là qui luật phản ánh tính học hỏi lẫn nhau một cách thụ động của con người trong cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu của mình ( nhu cầu là trạng thái tâm lý con người cảm thấy thiếu thốn không thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng). Một tình huống hết sức nguy hiểm của qui luật tâm lý này là sự hư hỏng về đạo đức ( như bệnh sùng bái đồng tiền, tệ tham nhũng, thói ăn chơi buông thả ,..) hoặc sự chi tiêu quá mức so với khả năng  đáp ứng của bản thân, gia đình, xã hội  ( như bệnh sùng bái hàng ngoại đắt tiền, xây cất nhà cửa, công sở phô trương lố bịch,…).

+ Qui luật lợi ích ( qui luật đời sống) đời sống phát triển cao con người dễ quay về lối sống thu vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc. Lợi ích là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Các tình huống hết sức nguy hiểm của qui luật tâm lý này là con người.

. Quan tâm lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài.

. Quan tâm lợi ích vật chất hơn lợi ích tinh thần.

. Quan tâm lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể.

Từ đó dẫn đến lối sống cá nhân ích kỷ, nguy cơ tệ nạn tham nhũng, lạm dụng chức quyền lối sống tha hóa, sa đọa…

Câu 15: Khái niệm, yêu cầu của các nguyên tắc quản lý cơ bản ?

  • Khái niệm :

Các nguyên tắc quản lý là các qui tắc quản lý chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi bắt buộc mà cơ quan quản lý và các nhà quản lý phải phải tuân thủ trong quá trình quản lý.

  • Yêu cầu của nguyên tắc quản lý:
  • Nguyên tắc phải thể hiện được các yêu cầu của qui luật khách quan.
  • Nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu quản lý.
  • Nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý.
  • Nguyên tắc phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và tính cưỡng chế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here