HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN

0
13954
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


CÂU 21: Tính chất của dầu, yêu cầu khi bơm, xếp dỡ vận chuyển dầu?

21.1 Tính chất của dầu:

  • Tính dễ cháy: pụ thuộc vào thành phần hóa học, nhiệt độ dầu và oxy trong không khí.
  • Tính dễ nổ: mỗi loại dầu có một giới hạn nổ khác nhau hoặc cùng một sản phầm nhưng nổ ở điều kiện áp suất, nhiệt độ khác nhau.
  • Tính nhiễm điện: do ma sát dầu với thành dầu, bể chứa
  • Tính dãn nở phụ thuộc vào nhiệt độ.
  • Tính ngộ độc cho con người.
  • Tính đông đặc ở nhiệt độ thấp.

21.2 Yêu cầu bơm dầu: trên tàu hoặc trên bờ.

  • Trước khi bơm nối dây tiếp đất trước, ống dẫn sau khi bơm xong tháo ống dẫn trước, dây tiếp đất sau.
  • Ống dẫn dầu có chiều dài phù hợp.
  • Có đệm lót giữa ống dẫn dầu với nền cầu tàu.
  • Trong khi bơm dầu không mang lửa gần dầu.
  • Khi có sấm sét, giông tố phải ngừng bơm.
  • Bơm dầu đúng thứ tự đã vạch ở sơ đồ xếp hàng
  • Có nhân viên kỹ thuật theo dõi và điều chỉnh tốc độ bơm.
  • Cần gia nhiệt trước khi tàu vào cảng: tàu chở dầu nguyên khai, dầu nặng,

21.3: Vận chuyển dầu:

  1. Chuẩn bị trước kh bơm dầu xuống tàu:
  • Thải nước ballast
  • Rửa hầm tàu nếu chuyến trước chở dầu khác = nước nóng, đậy nắp hầm kín trong thời gian nhất địnnh rồi mới mở của hầm hàng thông gió.
  • Bơm dầu xuống tàu: cần sơ đồ xếp hàng, trình tự bơm, loại bơm phải tính toán chính xác.
  1. Một số chú ý khi tàu chạy:
  • Cấm dùng kim loại gõ lên boong tàu.
  • Khi nhiệt độ bên ngoài cao phải phun nước lên mặt boong tàu
  • Không đúng dưới hướng gió thổi, phải đeo mặt nạ phòng độc khi vào hầm hàng.
  • Khi tiến hành tiêu độc phải mặc bảo hộ lao động, đeo gang tay, đi ủng.
  • Khi làm việc dưới hầm tàu phải có dây an toàn để cấp cứu kịp thời.
  • Không hút thuốc lá, phải tuân theo nội quy phòng cháy.

CÂU 22: Xác định thể tích và khối lượng dầu?

Thể tích chất lỏng ( dầu ) trong kho và trong hầm tàu đc xác định theo chiều cao chất lỏng hoặc chiều cao khoảng trống.

+ Nếu đo kết quả đc trùng giá trị trong bảng thì ta có thể tính chúng là số đo đc trong bảng

+ Nếu ko trùng thì tìm giá trị chiều cao bảng ( chiều cao chất lỏng (H) ) hoặc chiều cao khoảng trống (h) gần nhất,từ đó xác định đc thể tích tương ứng,phần còn lại đc xác định như sau :

Quảng Cáo

Nếu đo chiều cao dầu (H) :

▲V = (Hi – Hbảng ) * ▲v

Nếu đo chiều cao khoảng trống

▲V = (hbảng – hi ) * ▲v

Thể tích dầu : Vdầu = V bảng + ▲V

Khối lượng dầu : Q = V * d₄ ( tấn )

CÂU 23: Khái niệm hàng nguy hiểm, phân loại hàng nguy hiểm?

23.1. Khái niệm hàng nguy hiểm: là những hàng trong quá trình vận chuyển xếp dỡ và bảo quản có thể pát sinh những sự cố như ăn mòn, ngộ độc, ùng nổ gây thiệt hại lớn đến con người, huy hoại hàng hóa, phương tiện và các công trình.

23.2 Phân loại hàng nguy hiểm:

Căn cứ vào tính chất:

  • Chất nổ: là những chất phân giải chậm ở nhiệt độ bình thường nhưng khi gặp nhệt độ thuận lợi chúng sinh ra lượng nhiệt lớn. do chất khí giãn nở mạnh và nhanh gây ra một áp suất lớn và tạo ra tiếng nổ.
  • Các chất oxy hóa: là những chất khi gặp axit, bị ẩm ướt, nhiệt độ cao, ma sát thì xảy ra hiện oxy hóa, phân giải.
  • Khí nén và khí hóa lỏng là chất có tỷ trọng nhỏ.
  • Các chất tự cháy: là những chất dễ bị oxy hóa.
  • Các chất gặp nước bùng cháy: là chất khi gặp nước hoặc hơi ẩm xảy ra các phản ứng gây hiện tượng bùng cháy hoặc nổ.
  • Các chất lỏng dễ cháy: là loại dễ bay hơi, dễ cháy, dễ nổ.
  • Các chất rắn dễ cháy: là những chất rắn cháy ỏ nhiệt độ thấp.
  • Chất độc hại: là những chất gây ngộ độc cho người và gia súc.
  • Chất ăn mòn: khi gặp các chất dễ nổ, các chất oxy hóa có thể gây cháy nổ.

CÂU 24: Khái niệm và tính chất hàng phóng xạ?

24.1 Khái niệm:

  • Tia anpha: là chùm hạt mang điện tích (+) khối lượng hạt bằng 4, điện tích bằng 2, tương với chum hạt nhân nguyên tử Heeli, khả năng đâm xuyên kém.
  • Tia bêta- : là chùm hạt có điện tích bằng 1, khối lượng không đáng kể.
  • Tia bêta+ : là những hạt có khối lượng bằng khối lượng điện tử và mang điện tích (+).
  • Tia gama: là một bức xạ điện từ gây ra hiện tượng ion hóa gián tiếp nhờ 3 hiệu ứng quang điện, có khả năng đâm xuyên qua vật chất mạnh, muốn cản nó phải dùng tấm chì hoặc bê tông dày.
  • Tia Rơnghen hay tía X: về bản chất cũng là một loại bức xạ điện từ giống tia gama nhưng có bước song dài hơn, khả năng đâm xuyên và gây ion hóa gống tia gama.
  • Tia nơtron: là chùm tia gồm những hạt nơtron không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.

24.2 Tính chất hàng phóng xạ:

  • Tính phóng xạ:tất cả hàng phóng xạ đều phóng ra tia phóng xạ.
  • Tính thoái biến: những chất phóng xạ, sau khi phóng tia phóng xạ trở thành chất mới không còn tính phóng xạ.
  • Tính nhiễm xạ: hàng phóng xạ phóng ra tia phóng xạ làm cho hàng hóa khác co tính phóng xạ hoặc nhiễm xạ, độc hại với con người.

CÂU 25: Khái niệm hàng dễ ôi, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, biện pháp chống ôi?

25.1 Khái niệm hàng dễ ôi:

Hàng dễ ôi là tất cả những hàng hóa mà trong điều kiện bình thường không thể bảo quản và vận chuyển lâu, muốn bảo quản lâu phải để những hàng hóa đó trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Hàng dễ ôi bao gồm:

  • Hàng thuộc tính động tính: thịt cá, trứng và các sản phảm của chúng.
  • Hàng thuộc tính thực vật: các loại rau, hoa quả.

25.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hàng dễ ôi, biện pháp chống ôi:

  • Các yếu tố ảnh hưởng:

Do quá trình hoạt động sinh trưởng của vi sinh vật => hàng hóa bị biến chất, thối rữa,.. sự hoạt động của vi sinh vật ngoài điều kiện có chất dinh dưỡng nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.

  • Biện pháp chống ôi:
  • Diệt vi khuẩn và vi sinh vật ở nhiệt độ cao.
  • Phơi khô (cá khô, rau khô, hoa quả khô).
  • Sấy khô.
  • Ướp muối, ướp đường, dầm dấm, ngâm rượu,…
  • Dùng thuốc chống khuẩn,
  • Ướp lạnh: là phương pháp dùng phổ biến trong vận chuyển hàng dễ ôi. Khi ướp lạnh phải giữ ở nhiệt đô ướp lạnh từ đầu tới cuối. Gồm 2 phương pháp ướp lạnh:

+ Llàm lạnh thường: chỉ giảm nhiệt độ xuống 4-0C. chỉ làm đông phần nước ngoài của hàng hóa.

+ Làm lạnh hoàn toàn: là đại bộ phận nước  và chất lỏng đông hoàn toàn, nhiệt độ -28C.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here