Đề Cương Môn Cảm Biến

0
7083
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Môn Cảm Biến

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn Cảm Biến

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: TỰ ĐỘNG HÓA QTSX


Mục Lục

Quảng Cáo

Câu 11. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của cảm biến biến dạng điện trở kim loại

Đề Cương Môn Cảm Biến

Câu 12. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của tốc độ kế xung

Tốc độ kế xung có hai loại là cảm biến từ trở biến thiên và tốc độ kế quang

Cảm biến từ trở biến thiên.

Cấu tạo:
Cấu tạo gồm một cuộn dây có lõi từ chịu tác đọng của từ trường nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây đặt đối diện với một đĩa quay làm bằng vật liệu sắt từ có bánh răng. Đĩa được gắn với đối tượng đo.

Đề Cương Môn Cảm Biến

Nguyên lý: Khi đĩa quay từ trở của mạch từ biến thiên một cách tuần hoàn, làm xuất hiện trong cuộn dây một suất điện động có tần số tỉ lệ với tốc độ quay.

Nhận xét: Dải đo cảu cảm biến phụ thuộc vào số răng của đĩa , tốc độ tối thiểu có thể đo được nhỏ khi số răng lớn. Tốc độ tối đa đo được càng lớn khi số răng càng nhỏ.

Tốc độ kế quang.

Cấu tạo:

Gồm 1 nguồn phát tín hiệu quang và 1 đầu thu quang ( Phôtodiot or phototranzitor). Đĩa quay được gắn với trục quay gồm các vùng phản xạ hoặc các lỗ đĩa được bố trí tuần hoàn trên 1 hình tròn.

Đề Cương Môn Cảm Biến

Nguyên lý: Khi đĩa quay, đầu thu quang nhận được 1 thông lượng ánh sáng biến thiên và nó phát tín hiệu có tần số tỉ lệ với tốc độ quay, nhưng biên độ của tín hiệu này không phụ thuộc vào tốc độ góc.

Nhận xét:

Phạm vi của tốc độ đo được phụ thuộc vào 2 yếu tố.

Số lượng lỗ trên đĩa quay.

Dải thông cua đầu thu quay và mạch điện tử.

Ứng dụng:

    Của tốc độ kế xung là để đo tốc độ quay của động cơ. Nếu ta dùng 2 tốc độ kế đặt vuông góc với nhau trên cùng một trục quay thì ta có thế xác định được chiều quay.

Câu 13. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của áp kế vi sai kiểu phao

     Cấu tạo : Gồm 2 bình thông nhau. Bình lớn có tiết diện s lớn, bình nhỏ có tiết diện s nhỏ. Chất lỏng làm việc bên trong là thủy ngân hay dầu biến áp. Khi đo áp suất lớn, p1 được đưa vào bình lớn, áp suất nhỏ p2 được đưa vào bình nhỏ. Khi áp suất 2 bên cân bằng nhau van được khóa lại.

    Nguyên lý: Khi có sự chênh lệch áp suất p1 và p2, mức chất lỏng trong bình lớn thay đổi (H1 Thay đổi) phao của áp kế dịch chuyển và qua cơ cấu chỉ thị làm quay kim chỉ thị trên đồng hồ đo.

Đề Cương Môn Cảm Biến

    Dải đo: áp suất tĩnh £25Mpa. Khi thay đổi tỉ số F/f bằng cách thay đổi ống nhỏ, ta có thể thay đổi được phạm vi đo. Cấp chính xác là 1-1,5. Tuy nhiên, CB chất lưu độc hại mà khi p thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến đối tượng đo và môi trường.

    Ứng dụng: Thường được ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp, dựa vào sự chênh lệch áp suất người ta có thể đo được lưu lượng dòng chảy, độ cao mực nước trong bồn kín.

Câu 14. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của công tơ thể tích

    Cấu tạo:
Công tơ gồm 2 bánh răng 1 và 2 chuyển động ăn khớp với nhau. Dưới tác dụng của dòng chất lỏng, bánh răng 1 và 2 chuyển động ngược chiều nhau.

    Nguyên lý: Công tơ đo thể tích chất lưu bằng cách đếm trực tiếp lưu lượng thể tích đi qua buồng chứa có thể tích xác định của công tơ.

    Khi chất lỏng đi vào lối vào của công tơ, bánh răng quay làm cho chất lỏng được đẩy sang cửa ra. Trong 1 vòng quay của công tơ thể tích chất lỏng đi qua công tơ bằng 4 lần thể tích trục của 1 trong 2 bánh răng liên kết với cơ cấu ở ngoài công tơ.

Đề Cương Môn Cảm Biến

Câu 15. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của lưu lượng kế điện từ

Cấu tạo:

Gồm một ống kim loại không từ tính bên trong có phủ vật liệu cách điện, ống đặt giữa 2 cực của 1 nam châm sao cho trục ống vuông góc với đường sức của từ trường. 2 điện cực trên ống được nối với mV kế.

Đề Cương Môn Cảm Biến

Nguyên lý:

Khi chất lưu có tính dẫn điện chảy qua ống, nó cắt các đường sức của từ trường làm cho trên 2 điện cực xuất hiện 1 sức điện động cảm ứng:

Đề Cương Môn Cảm Biến

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here