Luật Thương Mại

0
4969
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11. Môi giới thương mại

Khái niệm: môi giới thương mại là hoạt dộng thương mại theo đó thương nhân làm trung gian( gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ ( gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa , dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới

            Đặc điểm của môi giới thương mại

+chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân , có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới

+ nội dung của hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm, cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau , giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo hợp đồng nếu họ yêu cầu. mục đích của hoạt động môi giới là  các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau

+ phạm vi của môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm,…

Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

Quảng Cáo

+ nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
  2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
  3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
  4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

+ quyền: được hưởng thù lao môi giới theo mức quy định trong hợp đồng môi giới

Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới:

+ nghĩa vụ:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
  2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

+ quyền:

  • Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa , tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới
  • Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ , cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình

Câu 12.Cơ sở pháp lí để áp dụng cho mỗi loại chế tài trong thương mại

Căn cứ chung để áp dụng chế tài:

Có hành vi vi phạm: Bao gồm các hành vi thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là căn cứ cần được đưa ra chững minh trong việc áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài.

Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Căn cứ này bắt buộc phải được viện dẫn khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.

Có lỗi của bên vi phạm, đây là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các loại chế tài

Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm khác nhau mà các chủ thể có thể phải chịu những loại chế tài khác nhau sau đây:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng:

Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm

Biểu hiện: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Trong thời gian áp dụng chế tài này bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian do bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

Phạt vi phạm

Căn cứ: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng

Biểu hiện: Bên vi phạm sẽ trả cho bên bị vi phạm 1 khoản tiền nhất định do các bên thỏa thuận trong hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại: Được áp dụng để khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất bị mất mát của bên bị vi phạm

Căn cứ: Có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi của bên vi phạm

Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu các bên có thỏa thuận phạt vị phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả 2 chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Đối với hai hình thức chế tài Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại chúng ta cần có sự phân biệt nếu không các chủ thể sẽ áp dụng không đúng:

Về Cơ sở để áp dụng, đối với việc phạt hợp đồng Phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng biện pháp phạt hợp đồng và không cần có thiệt hại do hành vi vi phạm cũng có thể áp dụng, trong khi đó việc bồi thường thiệt hại Không cần có sự thỏa thuận và biện pháp này sẽ được áp dụng khi có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm trên thực tế.

Mục đích chủ yếu việc phạt hợp đồng chủ yếu là ngăn ngừa vi phạm còn bồi thường thiệt hại là Khắc phục hậu quả thiệt hại do vi phạm

Mức độ thiệt hại về vật chất của chủ thể bị áp dụng việc phạt hợp đồng Do thỏa thuận của các bên. Tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm còn bồi thường thiệt hại Tùy theo mức độ thiệt hại. Thiệt hại được tính bao gồm cả thiệt hại thực tế và trực tiếp do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, những khoản lợi mà người bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Các loại chế tài khác

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Là hình thức chế tài theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Căn cứ:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải báo cho bên kia biết về việc tạm ngừng. Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia

Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Căn cứ:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.

Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc đình chỉ

Hủy bỏ hợp đồng: là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết

Căn cứ hủy bỏ hợp đồng:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Câu 13. Khái niệm , đặc điểm của dịch vụ logictics và hợp đồng dịch vụ logictis

Khái niệm: dịch vụ logistics là hoạt động thương mại , trong đó, 1 thương nhân ( người kinh doanh dịch vụ logistics) thực hiện 1 hoặc nhiều công việc liên quan đến nhận hàng từ người gửi , tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao

Đặc điểm

+ về chủ thể: chủ thể của quan hệ dịch vụ gòm 2 bên: người làm dịch vụ( phải là thương nhân) và khách hàng( có thể là thương nhân hoặc không)

+ nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng bao gồm những công việc như: nhận hàng từ người gửi để tổ chức vận chuyển, làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết, giao hàng hóa cho người vận chuyển , tổ chức nhận hàng , lưu kho, lưu bãi…

+ dịch vụ logistics là 1 loại hoạt động dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ logistics:

+ dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. hợp đồng logistics là sự thỏa thuận theo đó, một bên  có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện 1 hoặc 1 số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa còn bên kia có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ

+ chủ thể của hợp đồng bắt buộc bên làm dịch vụ phải có tư cách thương nhâ, bên còn lại có thể là thương nhân hoặc không

+ đối tượng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa

+ hình thức: hợp đồng không bắt buộc phải kí kết dưới hình thức văn bản

+ một số nội dung hơp đồng: nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ, các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ, thù lao dịch vụ và các chí phí khác, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ

Câu 14. Ủy thác mua bán hàng hóa

            Khái niệm: ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó 1 bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhân thù lao ủy thác

Đặc điểm

+ quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác .thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau. Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Quan hệ ủy thác có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa

+ nội dung của hoạt động ủy thác bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác

+ việc ủy thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng. hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương

Câu 15. Các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại 2005

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

  1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
  2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

  1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
  2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
  3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

  1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
  2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
  3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa.

Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá

  1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
  2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
  3. a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
  4. b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
  5. c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
  6. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here