Luật hành chính Việt Nam

0
3345
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16. Hãy phân tích sự khác nhau giữa khiếu nại hành chính và khiếu nại hàng hải?

  Khiế nại hành chính Khiếu nại hàng hải
Khái niệm Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ , công chức theo thủ tục do luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính cả cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình Là việc 1 bên yêu cầu bền kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải

Cơ sở pháp lí Luật khiếu nại 2011 Bộ luật hàng hải VN 2015
Cơ sở phát sinh Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân + khiếu nại HH về tiền lương, chi phí bồi thường, chi phí đóng góp BHXH và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan, và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu

+ khiếu nại về quyền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển

+ khiếu nại HH về phí trọng tải, phí bảo đảm, phí hoa tiêu, ….

Người thực hiện Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức Nhiều chủ thể khác nhau như chủ tàu, chủ hàng, sĩ quam, thuyền trưởng, thuyền viên, bên thứ 3..
Người giải quyết Cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhiều chủ thể khác nhau: chủ tàu, chủ hàng, người bảo hiểm

Câu 17. Căn cứ vào tính chất, phạm vi thẩm quyền và căn cứ vào cách thức tổ chức giải quyết công việc thì cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân chia thành những loại nào? Hãy nêu một vài ví dụ về những loại cơ quan đó?

Căn cứ vào tính chất, phạm vi thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

Quảng Cáo
  • cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

vd: chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp

  • cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

vd: bộ công an, bộ y tế

căn cứ vào cách thức tổ chức giải quyết thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

  • cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo

vd: chính phurv và ủy ban nhân dân các cấp

  • cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo cơ chế thủ trưởng 1 người

vd: bộ giao thông vận tải, bộ giáo dục…

Câu 18. Hãy phân tích các đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam?

Khái niệm: quy chế pháp lí hành chính của công dân việt nam là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính do nhà nước VN quy định về các quyền tự do và nghĩa vụ của công dân trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước  được quy định trong luật hành chính VN

Đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân VN:

+ các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội đều được tôn trọng và bảo đảm, các quyền và nghĩa vụ của công dân do hiến pháp quy định và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của nhà nước trong các đạo luật, pháp lệnh

+ các quyền và nghĩa vụ của công dân tring quản lí hành chính nhà nước rất đa dạng

+ các quyền và nghĩa vụ của công dân do hiến pháp, pháp luật quy định và bảo vệ

+ hiến pháp và các văn bản pháp luật quy định về quyền bình đẳng của công dân không phân biệt thành phần xã hội, đẳng cấp giàu nghèo, giói tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng….

+ về nguyên tắc công dân được hưởng các quyền thì đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ pháp luật quy định, nó thể hiện ở chỗ quyền và nghĩa vụ của công dân được xác định không thể tách rời

+ theo quy định của pháp luật , nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi họ có hành vi vi phạm pháp luật

+ nhà nước luôn không ngừng hoàn thiện hệ thống các quyền và nghĩa vụ của công dân

Câu 19. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính?

Khái niệm: theo khoản 1 điều 2 luật xử lí vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

Đặc điểm của vi phạm hành chính

+ vi phạm hành chính là hành vi có tính xâm hại đến các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hành chính VN bảo vệ

+ vi phạm hành chính là hành vi có lỗi

+ vi phạm hành chính là hành vi có tính trái pháp luật

+ vi phạm hành chính là hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm

+ vi phạm hành chính là hành vi theo quy đinh của pháp luật phải bị xử phạt hành chính


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here