Luật hành chính Việt Nam

0
3344
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và những biểu hiện cụ thể của phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước?

  • Phương pháp hành chính:

+ khái niệm: phương pháp hành chính là phương pháp quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống , nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lí đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí

+ một vài biểu hiện cụ thể của phương pháp hành chính là: quy định những quy tắc sử xự chung trong quản lí hành chính nhà nước, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan dưới quyền , giao nhiệm vụ cho những cơ quan đó , thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân , kiểm tra việc chấp hành pháp luật , việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới , áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết…..

  • Phương pháp kinh tế:

+ khái niệm: phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người

+ phương pháp kinh tế sử dụng những đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ tring sản xuất, kinh doanh , chế độ hoạch toán kinh tế, chế độ thưởng, nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí , động viên các đối tượng quản lí phát huy năng lực sáng tạo chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ , sử dụng hợp lí tài sản được giao , phát huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có.

Câu 12. Theo quy định pháp luật hiện hành, cán bộ và công chức giống nhau và khác nhau như thế nào?

  • Giống:

+ cán bộ, công chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, được trao những quyền hạn tương ứng với 1 chức danh , chức vụ nhất định hoặc thực hiện những công việc theo sự ủy nhiệm của nhà nước để thực hiện trực tiếp nhiệm vụ và chức năng của nhà nước

+ được trả lương và hưởng các chế độ phụ cấp khác từ ngân sách nhà nước

Quảng Cáo
  • Khác
  Cán bộ Công chức
Cơ chế hình thành Chủ yếu từ con đường bầu cử Tuyển dụng, bổ nhiệm
Tính chất công việc Không gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ mà mang tính chính trị Gắn với chuyên môn , nghiệp vụ được đào tạo
Tính ổn định của công việc Theo nhiệm kì Thường xuyên , ổn định
Nơi làm việc Hẹp hơn: cơ quan đảng, cơ quan quyền lực nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội từ trung ương đến địa phương Rộng hơn: nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị , tổ chức chính trị- xã hội

Câu 13. Hãy nêu các nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức?

  • Nguyên tắc xử lí kỷ luật cán bộ, công chức

+ khách quan, công bằng, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật

+ mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lí 1 hình thức kỉ luật. nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí kỉ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỉ luật nặng hơn 1 mức so với hình thức kỉ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất , trừ trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc

+ trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành kỉ luật thì bị áp dụng hình thức sau:

  • Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lí kỉ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỉ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỉ luật nặng hơn 1 mức so với hình thức kỉ luật đang thi hành
  • Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lí kỉ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỉ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỉ luật nặng hơn 1 mức so với hình thức kỉ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới
  • Quyết định kỉ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỉ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực

+ thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Khi áp dụng hình thức kỉ luật

+ không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỉ luật

+ cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể , danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lí kỉ luật

Câu 14. Hãy nêu khái niệm và sự khác nhau của trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất?

  • Khái niệm:

+ trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí do cơ quan , đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ công chức vi phạm các quy định về nghĩa vụ , đạo đức và văn hóa giao tiếp, vi phạm các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật

+ trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của cán bộ công chức cho  cơ quan , tổ chức , đơn vị bị thiệt hại về tài sản do cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra

  • Sự khác nhau của trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm vật chất

Câu 15. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và đối tượng của khiếu nại hành chính?

Khái niệm: theo quy định của luật khiếu nại 2011 thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do luật này quy định, đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước , của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước , hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Đối tượng của khiếu nại hành chính:

+ khiếu nại hành chính

  • theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức chỉ có quyền khiếu nại với các quy định hành chính cá biệt bởi vì các quy định này mới xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
  • quyết định hành chính chỉ được coi là hợp pháp khi nó thỏa mãn các yêu cầu sau:
  • nội dung không trái pháp luật
  • phải do chủ thể có thẩm quyền ban hành
  • tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

+ hành vi hành chính

+ quyết định kỉ luật cá bộ,công chức

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here