Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

0
2740
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 32. Các chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định của VN

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn : do cục hàng hải câp phù hợp với quy định của công ước STCW 78/95 . thời hạn sử dụng 5 năm

Giấy huấn luyện cơ bản: cấp cho thuyền viên hoàn thành chương trình cơ bản vè kĩ thuật cứu sinh , cứu hỏa, sơ cứu. thời hạn 5 năm

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ: cấp cho thuyền viên hoàn thành những huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của công ước STCW 78/95

Quan sát đồ giảu Rada

Thiết bị đồ giải Rada/ Arpa

Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu : hạng tổng quát , hạng hạn chế

Quảng Cáo

Chữa cháy nâng cao

Chăm sóc y tế

Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn

Chăm sóc y tế

Xuồng cứu nạn cao tốc

Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt

Làm quen tàu hóa chất, tàu dầu , tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu RO-RO

Quản lí đám đông, quản lí khủng hoảng

Câu 33. Điều kiện đối với thuyền viên để được làm việc trên tàu biển

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
  2. b) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
  3. c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
  4. d) Có sổ thuyền viên;

đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

Câu 34. Nghĩa vụ của thuyền viên theo Bộ luật hàng hải VN 2015

Điều 60. Nghĩa vụ của thuyền viên

  1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
  3. b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó
  4. c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
  5. d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;

đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.

  1. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

Câu 35. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên theo bộ luật hàng hải Vn 2015

Điều 61. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên

  1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương;trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
  3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
  4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here