Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng

0
2534
Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng

Định Nghĩa:

Viêm phổi mắc phải cộng đồng khi bệnh nhân có >=2 triệu chứng nhiễm trùng cấp tính, đi kèm với tổn thương thâm nhiễm cấp tính trên X-quang lồng ngực, hoặc thay đổi âm phế bào và/hoặc ran khu trú, không nhập viện hoặc không sống trong bệnh viện >=14 ngày trước khi có triệu chứng [1].

Hệ Thống Tính Điểm CURB-65:

– Lú lẫn mới xuất hiện (chỉ số test ngắn gọn về tâm trí <=8 hoặc mất định hướng về bản thân, không gian, thời gian).

– Urea/ máu >7 mmol/l.

– Nhịp thở >=30 lần/ phút.

– Huyết áp thấp: HATT <90 mmHg hay HATTr <=60 mmHg.

– >=65 tuổi [2], [ 3].

Quảng Cáo

Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm

Viêm phổi không nặng điều trị tại nhà hay bệnh viện (được nhập viện vì lý do không liên quan lâm sàng hay không được điều trị trước trong cộng đồng). Kháng sinh dùng đường uống: Amoxicillin 500-1000 mg X 3 lần/ ngày hay
Erythromycin 500 mg X 4 lần/ ngày hay
Clarithromycin 500 mg X 2 lần/ ngày.
Viêm phổi không nặng, điều trị tại bệnh viện. (1) Kháng sinh dùng đường uống: Amoxicillin 500-1000 mg X 3 lần/ ngày kết hợp với:
Erythromycin 500 mg X 4 lần/ngày hoặc
Clarithromycin 500 mg X 2 lần/ ngày (2) Nếu cần dùng kháng sinh tiêm mạch:Ampicillin 500 mg X 4 lần/ ngày hay Benzylpenicillin 1200 mg X 4 lần/ ngày
kết hợp với:
Erythromycin 500 mg X 4 lần/ ngày hoặc
Clarithromycin 500 mg X 2 lần/ ngày
Điều trị thay thế cho viêm phổi không nặng, được điều trị tại bệnh viện. Kháng sinh dùng đường uống: Levofloxacin 500 mg X 1 lần/ ngày hoặc
Moxifloxacin 400 mg X 1 lần/ ngày.
Viêm phổi nặng, điều trị tại bệnh viện. Tất cả kháng sinh đều dùng đường tĩnh mạch:

Amoxicillin/Acid clavulanic:

1,2 g X 3 lần/ ngày Cefuroxime 1,5 g X 3 lần/ ngày Cefotaxime 1 g X 3 lần/ ngày Ceftriaxone 2 g X 1 lần/ ngày Kết hợp với:

Erythromycin 500 mg X 4 lần/ ngày hoặc

Clarithromycin 500 mg X 2 lần/ ngày.

Điều trị thay thế cho viêm phổi nặng, được điều trị tại bệnh viện. Tất cả kháng sinh đều dùng đường tĩnh mạch:

Benzylpenicillin 1200 mg X 4 lần/ ngày +

Levofloxacin 500 mg X 2 lần/ ngày.

Tiêu Chuẩn Xuất Viện:

Nếu trong vòng 24 giờ trước xuất viện, bệnh nhân có ≤1 triệu
chứng sau:
– Thân nhiệt >37,8oC.
– Mạch >100 lần/ phút.
– Nhịp thở >24 lần/ phút.
– Huyết áp tâm thu <90 mmHg.
– SpO2 <90%.
– Không có khả năng dùng thuốc đường uống.
– Tình trạng ý thức bất thường [1], [4].

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Bartlett JG, Dowell SF, Mandell LA, File TM Jr, Musher DM, Fine MJ (2000), “Practice guidelines for the management of community-acquired pneumonia in adults”. Infectious Diseases Society of America. ClinInfectDis. 2000;31:347-382.
  2. Hoare Z, Lim WS (2006), “Pneumonia: update on diagnosis and management”, BMJ2006;332;1077-1079.
  3. Lim WS, van der Eerden MM, Laing R, Boersma WG, Karalus N, Town GI, Lewis SA, Macfarlane JT (2003), “Deíining community-acquired pneumonia severity on presentation to hospital: an international derivation and validation study”, Thorax 58:377-382.
  4. Mandell LA, Bartlett JG, Dowell SF, File TM Jr, Musher DM, Whitney C; Infectious Diseases Society of America. Update of practice guidelines for the management of community-acquired pneumonia in immunocompetent adults.

Clin Infect Dis. 2003;37:1405-1433.

Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng

Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch

  1. Chẩn Đoán, Điều Trị Choáng Nhiễm Trùng
  2. Chẩn Đoán, Điều Trị Lao Thần Kinh Trung Ương
  3. Chẩn Đoán, Điều Trị Tràn Khí Màng Phổi Tự Phát
  4. Chẩn Đoán, Điều Trị Ung Thư Trung Mạc Ác Tính Màng Phổi
  5. Chẩn Đoán, Điều Trị Ung Thư Tuyến Ức

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here