Phác Đồ Can Thiệp Động Mạch Chủ

0
1495
Phác Đồ Can Thiệp Động Mạch Chủ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Phác Đồ Can Thiệp Động Mạch Chủ

Đường kính trung bình ĐMC : 14-30mm

Phình động mạch chủ khi đường kính ĐMC > 30mm hoặc lớn hơn 50% dường kính của đoạn ĐMC bình thường.

1. Chỉ Định Can Thiệp Phình ĐMC Bụng Khi:

– Đường kính ĐMC bụng > 55mm

– Bệnh nhân có đường kính ĐMC tăng > 5mm trong vòng 6tháng

– Bệnh nhân có triệu chứng: đau hoặc căng ở bụng, đau lưng, dấu hiệu thuyên tắc.

2. Chỉ Định Can Thiệp Phình ĐMC Ngực:

– Có triệu chứng

Quảng Cáo

– Đường kính cuối tâm trương của ĐMC lên 50-60mm

– Đường kính cuối tâm trương của động mạch chủ xuống 60-70 mm

– Đối với đường kính < 50mm, nếu trong vòng 1 năm đường kính tăng > 10mm

– Có bị bóc tách

– Đường kính cho phình > 45 mm tại thời điểm thay van ĐMC

3. Chỉ Định Phẫu Thuật Phình Qui Động Mạch Chủ

Với những trường hợp phình động mạch chủ ngực kèm theo đoạn gần của quai động mạch chủ, phẫu thuật thay một phần quai động mạch chủ cùng với sửa chữa động mạch chủ lên

Thay toàn bộ quai động mạch chủ nếu tách cấp tính khi quai động mạch chủ phình hoặc nếu có tổn thương lan rộng và rò rỉ.

Thay toàn bộ quai động mạch chủ nếu có phình toàn bộ hoặc khi có tách thành mạn tính mà quai động mạch chủ to lên, và phình quai động mạch chủ đoạn xa, liên quan với động mạch chủ xuống đoạn gần với thủ thuật thân voi

Với những bệnh nhân nguy cơ cho phẫu thuật thấp, có phình quai động mạch chủ do thoái hóa hay xơ vữa đơn độc, sẽ hợp lý nếu phẫu thuật ở những bệnh nhân không có triệu chứng khi đường kính quai động mạch chủ > 5,5 cm.

Ở những bệnh nhân phình quai động mạch chủ đơn độc đường kính < 4 cm, sẽ hợp lý khi đánh giá lại bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ mỗi 12 tháng đề theo dõi tiến triển của khối phình.

Ở những bệnh nhân phình quai động mạch chủ đơn độc đường kính ≥ 4 cm, sẽ hợp lý khi đánh giá lại bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ mỗi 6 tháng đề theo dõi tiến triển của khối phình.

4. Cận Lâm Sàng

– Chụp MSCT cản quang: cho hình ảnh lớp trong và lớp ngoài của thành mạch, thấy được lồng giả, lồng thật giúp đo được đường kính, chiều dài chổ hẹp, mức độ gấp khúc của ĐMC, lưu ý nếu BN có chỉ định đặt stent graft cần yêu cầu chụp ĐM đùi, động mạch chậu, động mạch cổ, ĐM thận, ĐM treo mạc treo tràng dưới, để có kế hoặc chuẩn bị trước cho thủ thuật.

– MRI có thể giúp ích cho việc chẩn đoán cũng như theo dỏi sau thủ thuật trong trường hợp sử dụng stent bằng chất liệu nitinol, tuy nhiên chất cảm từ Gadolium cũng có thể gây suy thận.

– Chụp mạch máu: rất hạn chế vì chỉ thấy được lồng trong không thấy được thành mạch, không đánh giá được đường kính thật của động mạch, sai số khi đo đạc vì gốc chụp khác nhau.

5. Theo Dõi Sau Can Thiệp:

Siêu âm, Xquang bụng, CT theo dỏi kích thước chổ phình: sau 1 tháng, 6 tháng,12 tháng, mỗi năm.

6. Biến Chứng: Chiếm Khoảng 10%

Tổn thương ĐM đùi, ĐM chậu, stent không cố định đủ, không áp hết chổ phình, gẫy khung stent. 50% trường hợp đường kính túi phình sẽ nhỏ lại sau 12 tháng. Hình dạng stent, vị trí stent có thể thay đổi kho đường kính túi phình thay đổi.

Biến chứng dò bên trong (endoleak) gồm 4 type:

– Type I: khoảng 10% các biến chứng, dòng chảy ngoài stent vào túi phình do stent không áp sát thành mạch ở đầu gần hoặc đầu xa của stent. Khi phát hiện biến chứng này cần sửa chữa càng sớm càng tốt bằng cách nong lại bằng bóng hoặc đặt thêm 1 stent graft khác.

– Type II :10-25% các biến chứng, dòng chảy từ các nhánh động mạch bị stent graft phủ qua dò ngược vào và ra túi phình do các nhánh này được tưới máu từ tuần hoàn bàng hệ, đa số các trường hợp sẽ tự bít lại, chỉ can thiệp khi túi phình tăng kích thước hoặc dò kéo dài hơn 6-12 tháng.

– Type III: ít gặp, do tách các thành phần của stent hoặc rách stent, cần đặt thêm stent graft khác khi phát hiện biến chứng này.

– Type IV: hiếm gặp do máu dò qua các lỗ li ti của stent, không cần điều trị.

Hội chứng sau đặt stent: sốt, tăng bạch cầu, tăng CRP, có khí bên ngoài stent kéo dài 7-10 ngày sau thủ thuật. Tăng nội độc tố, interleukin 6, Cơ chế không rõ nhưng không phải do nhiễm trùng.

Stent di lệch đây là một trong những biến chứng nặng.

Phác Đồ Can Thiệp Động Mạch ChủXem thêm Phác đồ Điều Trị Viện Tim Hồ Chí Minh

  1. Khuyến Cáo Xử Trí Nhồi Máu Cơ Tim Cấp St Chênh Lên (Jacc/Aha 2013)
  2. Kiểm Soát Đường Huyết Trên Bệnh Nhân Nặng Nghiên Cứu Nice – Sugar
  3. Kênh Nhĩ Thất Thể Toàn Phần
  4. Nghẽn Đường Ra Thất Phải
  5. Nối Tĩnh Mạch Chủ Trên Hoặc Hai Tĩnh Mạch Chủ Trên Vào Động Mạch Phổi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here