Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

0
722
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Quảng Cáo

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin (CBTT) đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

 

Số liệu nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty và tài liệu công bố công khai có liên quan của 484 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016. Sử dụng phương pháp pháp ước lượng Two Stage Least of Square và Generalized Methods of Moments, kết quả nghiên cứu cho biết mức độ minh bạch và CBTT của công ty niêm yết có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); tỷ lệ sở hữu quản trị và tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; trong khi đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch với tỷ số ROE và ROA.

1.Giới thiệu Thông tin đóng vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời là một nghĩa vụ bắt buộc của các công ty niêm yết nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Đối với các công ty niêm yết, minh bạch và công bố thông tin không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của chính các công ty. Việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời sẽ làm gia tăng tính minh bạch, làm giảm tình trạng thông tin không đối xứng giữa các nhà đầu tư và công ty. Theo lý thuyết người đại diện, khi tình trạng thông tin không đối xứng giảm sẽ dẫn đến các chi phí đại diện giảm. Vì vậy, mức độ minh bạch và công bố thông tin càng tốt thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ càng cao. Bài báo nghiên cứu này nhằm tìm kiếm những bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính công ty cổ phần niêm yết, và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài vào công ty cổ phần thì vấn đề minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết trở nên cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế. Cho đến nay, một số nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết thông qua hai tỷ số ROA, ROE đã được công bố. Một số nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty (Patel và Dallas, 2002; Bushman và Smith, 2003; Stadlbauer, 2010), trong khi một vài nghiên cứu lại tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để đi đến kết luận ngược lại (Bassen và cộng sự, 2009; Zaman và cộng sự, 2015; Banerjee và cộng sự, 2015). Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin và minh bạch đến hiệu hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các tác giả đã áp dụng nguyên tắc quản trị của OECD (2004) để tính điểm công bố thông tin, và mức độ minh bạch được đo lường bằng các biến số độc lập. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm về chủ đề này thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là nhóm tác giả đã vận dụng bộ tiêu chí của Standard & Poor (S&P) kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam để đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết. Đặc biệt là, theo sự hiểu biết tốt nhất của nhóm nghiên cứu, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đo lường ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin (CBTT) theo tiêu chí của Standard & Poor đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được công bố. Phần còn lại của bài viết được cấu trúc như sau: Mục 2 giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Mục 3 mô tả số liệu được sử dụng và phương pháp nghiên cứu; Mục 4 tóm tắt các kết quả nghiên cứu; và cuối cùng, kết luận của bài viết được trình bày ở Mục 5. 

2. Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm

2.1. Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu này là lý thuyết thông tin không cân xứng (Akerlof, 1970) và lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Thông tin không cân xứng là một trong nhiều nguyên nhân làm thị trường không đạt cân bằng và hiệu quả. Hiện tượng không minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán (TTCK) xảy ra khi một hay nhiều nhà đầu tư sở hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty. Trường hợp khác là khi công ty, người quản lý công ty có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Hiện tượng không minh bạch thông tin trên TTCK sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến là sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức, sẽ bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế. Chất lượng và số lượng thông tin công bố từ công ty niêm yết là những tín hiệu làm giảm thông tin không cân xứng giữa các chủ thể kinh tế bên ngoài công ty và người quản lý công ty. Ảnh hưởng của việc không minh bạch thông tin đến cơ hội đầu tư và lợi nhuận của các chủ thể kinh tế trên thị trường có cơ sở lý thuyết là mối quan hệ cơ bản của kinh tế học tài chính: quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro thông tin. Mối quan hệ giữa người đại diện và chủ sở hữu lần đầu tiên được đề cập bởi Jensen và Meckling (1976) và tiếp theo đó là Fama và Jensen (1983). Theo các tác giả, một số nhà quản lý vì có được những kỹ năng đặc biệt và những kiến thức về quản lý công ty tốt hơn các chủ sở hữu công ty nên các chủ sở hữu sẵn sàng thuê và giao quyền quản lý hoặc quyền ra quyết định kiểm soát của mình cho các nhà quản lý này (Fama và Jensen, 1983). Nhà quản lý đại diện cho chủ sở hữu thực hiện việc quản lý công ty nhưng họ chỉ nhận được lợi ích duy nhất từ lương. Tuy nhiên, cả hai chủ thể này đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình nên đã xảy ra xung đột về lợi ích. Sự xung đột về lợi ích giữa người đại diện và chủ sở hữu trong điều kiện không cân xứng về thông tin làm phát sinh chi phí đại diện. Theo Jensen và Meckling (1976), chi phí đại diện bao gồm: (1) chi phí kiểm soát là chi phí được trả cho các kiểm soát viên nhằm thông tin cho các cổ đông khi các nhà quản lý có hành vi hoặc thực hiện những hành động trục lợi cho bản thân họ; (2) chi phí ràng buộc là chi phí nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý; (3) mất mát phụ trội là các chi phí liên quan đến những thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền hành của mình để tư lợi. Chi phí đại diện càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng thấp và ngược lại. Minh bạch công bố thông tin giúp các cổ đông giám sát các quyết định của người đại diện tốt hơn, qua đó làm giảm các chi phí đại diện.Vì vậy, mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 

2.2. Các bằng chứng thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu

Một số nghiên cứu thực nghiệm đo lường ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty đã được công bố. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ minh bạch và công bố thông tin có mối tương quan thuận tài nghiên cứu lại tìm thấy các bằng chứng để đi đến kết luận ngược lại. Patel và Dallas (2002) đã chỉ ra rằng các công ty có mức độ minh bạch và công bố thông tin cao sẽ làm tăng hiệu quả tài chính công ty. Ngoài ra, mối tương quan thuận giữa mức độ minh bạch và công bố thông tin và hiệu quả tài chính công ty còn được tìm thấy trong các nghiên cứu của Bushman và Smith (2003), Aksu và Kosedag (2006), Collett và Hrasky (2005), Iatridis (2008), Stiglbauer (2010). Trái ngược với kết quả các nghiên cứu ở trên, Bassen và cộng sự, (2009) đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng mức độ công bố thông tin có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ở Đức. Tương tự, Zaman và cộng sự, (2015) kết luận mức độ minh bạch và công bố thông tin cấu trúc sở hữu có mối tương quan nghịch với hiệu quả tài chính được đo lường bằng ROA và ROE của các ngân hàng ở Pakistan. Ngoài ra, Banerjee và cộng sự, (2015) phát hiện mối tương quan nghịch giữa mức độ minh bạch và công bố thông tin với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ở Nga. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 354 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016) cũng tìm thấy mối tương quan nghịch giữa mức độ công bố thông tin với hiệu quả tài chính được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA). Tuy nhiên, nghiên cứu của Adiloglu và Vuran (2012), Rashid và cộng sự, (2015), Gonzalez và cộng sự, (2019) cho biết các công ty minh bạch và công bố thông tin tốt có chi phí tài chính thấp hơn và do đó hiệu quả tài chính sẽ cao hơn. Trên cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm được lược khảo ở trên, giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất: Tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó mức độ minh bạch và công bố thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết. Biến kiểm soát Quy mô công ty: Theo kinh tế học vi mô, các công ty có quy mô càng lớn thì càng có lợi trong hoạt động kinh doanh do tận dụng hiệu quả quy mô trong sản xuất. Vì vậy, quy mô công ty được kỳ vọng có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết. Nghiên cứu của Zaman và cộng sự, (2015), Gonzalez và cộng sự, (2019) cũng thừa nhận mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và lợi nhuận của công ty. Từ những bằng chứng trên, giả thuyết đề xuất là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó quy mô công ty có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty. Đòn bẩy tài chính: Nghiên cứu của Tô Lan Phương (2015) khi phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính đã kết luận đòn bẩy tài chính quan hệ ngược chiều với tỷ số ROE. Tương tự, Gonzalez và cộng sự, (2019) kết luận đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ số ROE. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2016), Hồ Hữu Tiến và Nguyễn Đình Khôi (2017) kết luận đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ số ROA. Giả thuyết đề xuất là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính công ty. Đặc điểm quản trị công ty: Quy mô Hội đồng quản trị công ty có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty (Klein, 2002; Coles và cộng sự, 2008). Sự đa dạng kinh nghiệm trong quản lý công ty của Hội đồng quản trị sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Guest (2009) tại Anh, Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) tại Việt Nam kết luận quy mô Hội đồng quản trị có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty. Giả thuyết đề xuất là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó quy mô Hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến đến hiệu quả tài chính công ty. Kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị: Theo lý thuyết người đại diện, sự không tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý sẽ gây thiệt hại cho công ty do người đại diện có cơ hội tối đa hóa lợi ích cá nhân hơn là lợi ích của các cổ đông. Các công ty có chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc có hiệu quả hoạt động kém hơn các công ty có chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm (Trường và cộng sự, 2006; Phạm Đức Cường, 2016). Giả thuyết đề xuất là tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong đó sự kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến đến hiệu quả tài chính công ty. Cấu trúc sở hữu: Mehran (1995) kết luận rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và với hiệu quả hoạt động của công ty.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here