Đề Cương Quản Lý Khai Thác Cảng

0
9204
quan-ly khai thac cang
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Quản Lý Khai Thác Cảng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanĐề Cương Thanh Toán Quốc Tế


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Quản Lý Khai Thác Cảng

Câu 1: Khái niệm cảng? Phân loại cảng biển?

  1. Khái niệm cảng:

– Cảng là bến bãi và khu vự trong đó thực hiện việc bốc xếp hàng hóa cho tàu, bao gồm cả những vị trí thông thường cho tàu chờ xếp dỡ không phụ thuộc vào khoảng cách của các khu vực này. Thông thường, cảng có những điểm nối chung với các dạng vận tải khác và như vậy nó cung cấp những dịch vụ tiếp nối.

– Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng.

  • Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
  • Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh báo, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

– Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.

  1. Phân loại cảng biển:

– Theo chức năng cơ bản của cảng biển:

  • Thương cảng, Cảng hành khách, Cảng công nghiệp, Cảng thể thao, Quân cảng

– Theo quan điểm khai thác: Cảng tổng hợp ; Cảng chuyên dụng

– Theo quan điểm tự nhiên:

  • Cảng tự nhiên, Cảng nhân tạo.

– Theo tính chất kỹ thuật của việc xây dựng cảng:

  • Cảng đóng, Cảng mở

– Theo quan điểm phạm vi quản lý cảng:

  • Cảng quốc gia.
  • Cảng thành phố.
  • Cảng tư nhân: Một doanh nghiệp quản lý

– Theo quy mô:

  • Cảng biển loại 1, Cảng biển loại 2; Cảng biển loại 3

Câu 2: Trình bày hoạt động của cảng?

  1. Khu nước:

– Kiểm soát hàng hải: liên quan đến tất cả các hoạt động cần thiết để đảm bảo cho tàu ra vào cảng, bao gồm: hoa tiêu, lai dắt, tiêu dẫn, phao neo,…

– Bảo đảm an toàn cho tàu ở bến: Liên quan đến tất cả những hoạt động cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho tàu trong phạm vi cảng.

– Xếp dỡ hàng hóa cho tàu: liên quan đến việc xếp hàng lên tàu cà dỡ hàng từ tàu. Thiết bị sử dụng tùy thuộc vào loại hàng và loại bến.

– Phục vụ tàu: là việc chuẩn bị cho hành trình kế tiếp của tàu như cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm,…

– Duy trì hoạt động của tàu: Có thể thực hiện ở cảng cho việc sửa chữa nhỏ hoặc bảo dưỡng tàu hoặc có thể thực hiện ở xưởng sửa chữa. Bảo dưỡng tàu thường do các công ty khác đảm nhiệm, có thể nằm ngay trong cảng hoặc ngoài cảng.

– Quản lý hoạt động biển liên quan đến luật Hàng Hải, sự tuân thủ và kiểm soát đường thủy trong phạm vi cảng và  vùng lân cận.

  1. Khu đất liền:

– Lưu kho hàng hóa: Có thể trong kho hoặc ngoài bãi phụ thuộc vào loại hàng và số lượng hàng, vào thời gian hàng ở cảng, vào phương tiện vận chuyển tiếp theo. Kho bãi liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa, phân loại, kiểm tra, dỡ hàng. Thiết bị xếp dỡ cần thiết trong khi bãi thay đổi phụ thuộc vào loại hàng, cách chất xếp,…

  • Kho bảo quản ngắn hạn: Thông thường cho những hàng hóa lưu trong thời gian ngắn trong khi chờ phương tiện vận tải nội địa, vận tải thủy hoặc chờ để phân phối, chờ để đưa vào kho bảo quan dài hạn. Rất nhiều loại hàng hóa đã loại trừ việc lưu kho ngắn hạn, hàng hóa được chuyển trực tiếp lên kho chứa dài hạn trong hoặc ngoài cảng.
  • Kho bảo quản dài hạn: Là kho đệm, từ đó hàng hóa được tiêu thụ.
  • Khi chuyên dụng: Sử dụng để bảo quản một loại hàng riêng biệt nào đó. Hầu hết kho này đều bảo quản dài hạn. Ví dụ: Kho hàng đông lạnh, kho hàng lỏng,…

– Quá trình tái chế: Áp dụng đối với những loại hàng yêu cầu quá trình tái chế trong phạm vi cảng để đảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng cao hiệu quả vận chuyển. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này được thực hiện trong kho bãi của cảng như đóng gói, đóng cao bản, xông khói.

– Quá trình vận chuyển và bốc xếp nội bộ cảng.

– Kiểm soát giao thông trong cảng.

  1. Các hoạt động chung:

– Kiểm soát an toàn và môi trường: Liên quan đến các quy định, quy tắc để loại trừ nguy hiểm đối với môi trường và con người, bao gồm cả phòng chống cháy, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và tiếng ồn.

– Kiểm soát hoạt động cảng: Những hoạt động chính là đảm bảo thực hiện chức năng của cảng như: phối hợp hoạt động với các bên liên quan, quyết định giá cả, phân phối nguồn lực.

– Duy trì, bảo dưỡng thiết bị, công trình, tạo điều kiện cho cảng hoạt động có hiệu quả: Nạo vét; sửa chữa và bảo dường cầu tàu, kho bãi, đường xá, máy móc thiết bị.

– An ninh cảng: Các điều kiện để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, cho tài sản của cảng.

– Các hoạt động đặc biệt: Đôi khi hoạt động quân sự cũng được thực hiện trong cảng như việc tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, xếp dỡ những loại hàng đặc biệt nguy hiểm.

Câu 3: Các nhân tố quyết định thiết bị xếp dỡ của cảng?

Những khía cạnh dẫn đến sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi về tổ chức trong phân phối thương mại quốc tế và những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định những loại thiết bị xếp dỡ thích hợp nhất:

– Bản chất hàng hóa: Có thể là hàng rời hoặc hang lỏng, hàng bách hóa liên quan đến các phương pháp xếp dỡ riêng, hàng đơn chiếc như cao bản hoặc container, hàng ô tô như các xe moóc yêu cầu phải có cầ lên xuống tàu, hàng nặng như các máy biến thế cần phải có những cần cẩu nâng trọng lớn, hàng động vật sống cần phải có những thức ăn thích hợp, hàng nguy hiểm cần phải được cách ly và những yêu cầu xếp dỡ đặc biệt; hàng chuyển tải sang sà lan,…

– Chi phí xếp dỡ, mức độ an toàn và tin tưởng: Chi phí xếp dỡ thường tính theo một tấn hàng hoặc một đơn vị hàng. Những hệ thống sử dụng nhiều lao đọng có khuynh hướng đắt hơn những hệ thống sử dụng nhiều kỹ thuật.

– Những nguồn lực đang có ở cảng: Bao gồm các thiết bị trên bờ, lao động cảng và năng suất của họ, các thiết bị của tàu như cần cẩu.

– Điều kiện thời tiết: Thời tiết xấu có thể gây ngưng trệ hoạt động bốc xếp và làm chậm lịch trình rời cảng của tàu.

– Việc đánh giá và chi phí của các phương án thiết bị xếp dỡ: Bao gồm chi phí bảo dưỡng và chi phí khai thác.

­- Điều kiện cạnh tranh với các cảng khác: Điều này có thể ảnh hưởng tới mức cước để duy trì ưu thế cạnh trạnh và đối sách của chính quyền cảng để cung cấp những thiết bị và kỹ thuật xếp dỡ hiện đại nhất có thể được.

– Loại tàu: Đây là nhân tố quyết định, có thể là tàu hàng rời hỗn hợp, tàu Ro/Ro, OBO, VLCC, tàu hàng hoa quả, tàu hàng xi măng, tàu hàng lạnh,…

– Kế hoạch vận tải: Kế hoạch vận tải có hiệu quả là nhu cầu quan trọng và có ảnh hưởng đến yêu cầu vầ thiết bị xếp dỡ. Nó có thể là được vận chuyển bằng tàu hỏa, đường bộ, đường sông hoặc đường ống.

– Điều kiện thủy triều: Mức dao động thủy triều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xếp dỡ hàng và có thể gây ngưng trệ đến hoạt động bốc xếp do tàu bị lắc nhiều trong cảng. Những bến có cửa đóng mở sẽ loại trừ được rủi ro này.

– Sự phát triển của vận tải liên hợp thúc đẩy các kỹ thuật xếp dỡ hàng hóa hiện đại.

– Thương mại quốc tế: Các điều kiện thị trường yêu cầu quá trình vận tải nhanh hơn dẫn đến kế hoạch xếp dỡ hàng hóa phải nhanh hơn.

Câu 4: Khái niện và phân loại bến container?

  1. Khái niệm:

Bến container (Container Terminal) có thể chỉ là một bến nằm trong địa phần của một cảng tổng hợp, cũng có thể là một khu riêng biệt được thiết kế cho việc tiếp nhận, xếp dỡ container. Điểm khác biệt căn bản giữa cảng container và các cảng tổng hợp là ở quy hoạch mặt bằng, trang thiết bị và quy trình quản lý, khai thác.

  1. Phân loại bến container: Dựa trên đặc trưng của dịch vụ chính mà cảng thực hiện thì tất cả các cảng container được phân chia thành ba loại:

– Cảng chuyển tải container (Ports of transhipment):

  • Là đầu mối của các tuyến vận tải, phục vụ các tàu container khai thác trên các tuyến chính (trunk line/main line) với chức năng chính là chuyển tải, theo đó container từ tàu này được dỡ lên cảng sau đó lại được xếp xuống các tàu khác để vận chuyển tới cảng đích. Chức năng của cảng chuyền tải là phục vụ cho một miền hậu phương và tiền phương rộng lớn chứ không phải giới hạn trong phạm vi một khu vực hay một quốc gia. Chính vì vậy để xây dựng và khai thác một cảng chuyển tải container (như cảng Singapore hay HongKong) cần hội tụ rất nhiều yếu tố như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tiềm lực hàng hóa của khu vực, khả năng kết nối các tuyến đường biển quốc tế, đường sắt, đường bộ, vốn đầu tư, các dịch vụ về cung ứng, sửa chữa…
  • Cảng chuyển tải đóng vai trò như là một trung tâm tập trung hoặc phân phối container hàng xuất/nhập cho các cảng nhánh. Đặc điểm chính của một cảng chuyển tải là 1 TEU thông qua bãi tương ứng với 2TEU phải xếp dỡ qua mặt cắt cầu tàu, mặt khác thời gian lưu bãi của container thường rất ngắn, cho nên vấn đề quan trọng của cảng chuyển tải là ở tuyến tiền phương (cầu tàu, thiết bị tiền phương và thềm bến)

– Cảng phục vụ tàu vận chuyển container trên tuyến chính (ports of origin and destination – OD ports/OD container terminal):

  • Là đầu mối của một khu vực nội địa có quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.
  • Ở các OD container terminal, việc xếp dỡ container XNK cho các tàu khai thác trên tuyến chính là hoạt động quan trọng nhất. Những cảng này phục vụ cho một miền hậu phương mở rộng, có thể tiếp nhận các tàu container có sức chở lớn. Đặc điểm của loại cảng này là thời gian nằm bãi của container dài hơn so với cảng chuyển tải, cho nên nếu cùng một sản lượng thông qua thì diện tích bãi của cảng chuyển tải sẽ ít hơn. Một đặc điểm khác là thiết bị xếp dỡ của cảng đầu mối phải có dự phòng cần thiết để đối phó với sự biến động về lưu lượng container tăng, giảm một cách ngẫu nhiên do yêu cầu khách quan của chủ hàng, điều kiện vận chuyển bằng đường bộ hay các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của cảng.
  • Để giảm bới áp lực tắc nghẽn tại cảng, cần chuyển bớt các hoạt động chất chứa container rỗng, đóng rút hàng cho container, dịch vụ CFS, thủ tục thông quan hàng hóa XNK ra khỏi khu vực cảng đầu mối, vào sâu trong nội địa. Khi đó, cảng đầu mối trở thành nơi tập kết container, đóng vai trò như là nơi trung chuyển container từ biển vào nội địa và ngược lại.

– Cảng phục vụ tàu vận chuyển container trên tuyến nhánh (ports for feeder line service), còn gọi là Local Ports.

  • Chức năng chính của loại cảng này là phục vụ các tàu khai thác trên các tuyến feeder và ở cảng này có rất ít container chuyển tải. Đặc điểm của cảng này cũng gần giống như các OD ports, nghĩa là phục vụ xếp dỡ container XNK qua cảng. Song điểm khác biệt chính là quy mô hàng hóa thông qua. Nếu cảng OD ports có số lượng container thông qua hàng năm lớn thì các cảng Local ports có sản lượng nhỏ hơn nhiều. Ở đây tiến hành nhiều công việc như : Xếp dỡ, giao nhận container, thủ tục thông quan hàng hóa XNK, đóng/rút hàng cho container và chất chứa bảo quản container rỗng. Có thể nói hoạt động tại các cảng này khá phức tạp do cùng lúc phải tiến hành nhiều công việc với tính bất bình hành của hàng hóa cao.

Câu 5: Trình bày hệ thống bốc xếp hàng container?

Căn cứ vào đặc điểm trang thiết bị chuyên dùng và cách bốc dỡ container, người ta phân 3 loại hệ thống bốc dỡ:

  1. Hệ thống bốc dỡ container trên giá xe (On Chassis system- OC system): Mọi di chuyển của container tại khu cảng đều dùng giá xe trên đó đặt những container.

– Container được dỡ từ tàu xuống bờ bằng giàn khung cần trục (gantry crane/ ship to shore crane- STS crane) và được đặt thẳng trên giá xe xếp dọc theo bến tàu. Máy kéo sẽ kéo các giá xe vào bãi và xếp thành hàng ngay ngắn, trật tự.

– Hệ thống có lợi cho cách vận chuyển liên vận bộ- biển: Tiết kiệm thao tác bốc dỡ và chi phí có liên quan do các máy kéo dễ dàng vận chuyển nối tiếp trên bộ mà không cần sử dụng thêm thiết bị vận tải khác hỗ trợ.

– Ưu điểm: Khả năng lựa chọn cao, có thể lấy dễ dàng bất kỳ container nào khi cần.

– Nhược điểm: Không thể xếp chồng container, do đó đòi hỏi diện tích bãi chứa phải rộng rãi, đủ chỗ để bố trí giá xe.

  1. Hệ thống bốc dỡ container bằng xe nâng bên trong (Straddle Carrier System- SC System): loại xe chuyên dùng vừa vận chuyển container, vừa xếp chồng lên thành nhiều tầng.

– Container được dỡ từ tàu bằng giàn khung cần trục và đặt lên cầu tàu, các xe nâng bên trong vận chuyển vào bãi và xếp chồng thành 2-3 tầng (container được kẹp giữ ở khoảng trống giữa 4 chân báng xe nâng.

– Ưu điểm: Chiếm ít diện tích bãi chứa do container được xếp thành tầng.

– Nhược điểm:

  • Tốn thêm một thao tác do khi rút hàng khỏi container hoặc tiếp chuyển container thì phải sử dụng thêm công cụ xếp dỡ.
  • Việc xếp chồng container thành nhiều tầng cần phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, nếu không có thể gây hư hỏng container.
  1. Hệ thống bốc container dỡ bằng cẩu di động (Transtainer Carrier System- TC System): loại cẩu vừa vận chuyển container vừa xếp chồng thành nhiều tầng trên bãi.

– Container được dỡ từ tàu xuống bờ bằng giàn khung cần trục đặt trực tiếp trên giá xe và được đầu máy kéo vào bãi. Cẩu di động sẽ dỡ và xếp container trên bãi thành nhiều tầng.

– Ưu điểm: Tiết kiệm được nhiều diện tích hơn hệ thống bốc dỡ bằng xe nâng bên trong vì cẩn di động có thể xếp cao hơn. Đồng thời, hệ thống này có thể xếp thành nhiều hàng liền nhau.

– Nhược điểm: Khả năng lựa chọn kém, phải đảo chuyển nhiều khi cần lấy những container nằm ở tầng dưới hay phía bên trong.

            Ngoài ra, có thể sử dụng hệ thống bốc dỡ hỗn hợp, bao gồm RTG, RMG, Reachstacker, Straddle carrier trên một bến.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here