Vi Hóa Sinh

0
2297
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Nêu cấu tạo và vai trò của ATP trong phản ứng hóa sinh.

  1. Cấu trúc:

Mỗi phân tử ATP gồm 3 thành phần hay còn gọi là 3 dưới đơn vị.

– Thành phần thứ nhất: là đường 5C gọi là riboza, được dùng làm bộ khung để gắn 2 thành phần khác vào.

– Thành phần thứ 2: là adenine. Adenine là một bazơ nitơ có chứa 2 nguyên tử N ở trong phân tử. Mỗi nguyên tử N trong vòng có chứa 1 cặp điện tử khong phân chia nên có khả năng hút proton.

– Thành phần thứ 3: là 3 nhóm phosphate liên kết với nhau thành 1 chuỗi; liên kết giữa các gốc phosphate là liên kết kiểu anhydrid (Lohmanm) nằm thẳng hàng.

Hai liên kết đồng hóa trị nối 3 gốc phosphate này với nhau được gọi là liên kết cao năng.

+ Do lực tĩnh điện giữa các gốc phosphate làm cho  các liên kết cao năng khi bị thủy phân thì giải phóng ra nhiều năng lượng.

Quảng Cáo

+ Liên kết phosphate cao năng có đặc điểm là mang nhiều năng lượng nhưng lại có năng lượng hoạt hóa thấp nên dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.

+ Tùy thuộc vào liên kết nào trong số các liên kết cao năng của ATP bị đứt mà phản ứng có thể xảy ra 4 khả năng sau:

    • Chuyển nhóm phosphat cuối cùng tạo ra ADP.
    • Chuyển hai nhóm phosphat cuối cùng tạo ra AMP.
    • Chuyển AMP và thải ra pirophosphat.
    • Chuyển adenozin và tạo pirophosphat từ hai nhóm phosphat cuối và phosphat vô cơ từ nhóm phosphat thứ ba của ATP.PPP.
  1. Vai trò của ATP.

– ATP là hợp chất giàu năng lượng tồn tại trong cơ thể sống. ATP đáp ứng được nhu cầu năng lượng của hầu hết các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

– Phản ứng của ATP có thể xảy ra 4 khả năng. ATP tác dụng lên đa số các phản ứng trao đổi chất.

– ATP là chất mang phosphat và năng lượng trong chuỗi hô hấp và đường phân. Nó có vai trò hoạt hóa axit amin, hoạt hóa axit béo, hoạt hóa nucleotit…đối với các quá trình tổng hợp và phân giải các chất này.

– ATP còn giữ vai trò là chất gây ra sự biến đổi năng lượng, ATP có thể chuyển năng lượng dạng tĩnh của các liên kết hóa học thành năng lượng dạng động, nghĩa là năng lượng kích thích các phân tử có thể phản ứng với nhau.

– ATP còn có chức năng sinh học trực tiếp trong hiện tượng co cơ, tham gia trực tiếp vận chuyển ion, tham gia vào các quá trình hấp phụ khác nhau.

– ATP là 1 chất chế biến và vận chuyển năng lượng. ATP được tạo thành từ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ khác nhau như oxi hóa trong ti thể, đường phân, lên men, quang hợp,…Ngược lại ATP cũng là chất cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp của cơ thể sinh vật.

Câu 7: Trình bày quá trình đồng hóa đạm và cố định nitơ phân tử.

* Quá trình đồng hóa đạm:

– Đồng hóa đạm vô cơ là quá trình biến đổi từ dạng nitơ vô cơ (muối nitrat, muối amôn,…) thành nitơ hữu cơ (nitơ có trong axit amin, protein,…).

– Quá trình này được thực hiện bởi thực vật và 1 số VSV.

* Quá trình cố định nitơ phân tử:

– Cố định nitơ phân tử là quá trình VSV khử N2 thành NH3 dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenaza. Sau đó, NH3 có thể kết hợp với các axit hữu cơ để tạo thành các acid amin và protein.

– Quá trình cố định phân tử N2 có tác dụng rất lớn đến đời sống của sinh vật trên trái đất. Vì con người và động vật chỉ sử dụng được đạm hữu cơ (acid amin, protid), thực vật chỉ sử dụng đạm vô cơ (muối amon, muối nitrat), còn trong không khí chỉ là những phân tử đạm nitơ phân tử N2. Quá trình cố định nitơ phân tử giúp cho động vật và thực vật có khả năng sử dụng nguồn đạm N2 khổng lồ trong khí quyển.

– Có 2 loại VSV cố định N2:

  1. VSV cố định N2 sống tự do:

+ Gồm các VSV sống thuộc 3 họ: Azotobacteraceae, Bacillaceae, Enterobacteraceae.

+ Dựa vào nhu cầu O2 có thể phân biệt VSV cố định đạm sống tự do trong đất trong 2 nhóm: nhóm hiếu khí và nhóm kị khí.

+ Azotobacter là vi khuẩn sống tự do, hô hấp hiếu khí, không có bào tử, tế bào hình trứng, thường sinh chất nhầy ngoại bào, sinh trưởng nhanh, catalaza (+). Azotobacter dùng nitơ của không khí để biến thành hợp chất nitơ của cơ thể sống. Khi sống trong môi trường có đầy đủ thức ăn nitơ vô cơ hay hữu cơ thì tác dụng cố định nitơ sẽ rất thấp hoặc không có. Azotobacter thích hợp với điều kiện hiếu khí vừa phải và pH trung tính hoặc hơi kiềm. Chi Beijerinckia cũng là loại vi khuẩn hiếu khí cố định N2 nhưng có khả năng chịu thua cao hơn nhiều so với Azotobacter.

+ Nhóm VSV kị khí sống tự do thuộc chi Clostridium, đặc biệt là loài C.pasteurianum có hoạt tính cố định N2 cao hơn các loài khác thuộc chi này. Tác dụng cố định nitơ phân tử của các loài thuộc chi này thấp hơn Azotobacter rất nhiều và phân bố rộng rãi hơn nên nguồn nitơ chúng cố định trong đất rất quan trọng.

  1. Các vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh:

+ Vi khuẩn nốt sần họ đậu:

  • VSV nốt sần là Rhizobium thuộc họ Rhizobiaceae.
  • Đặc điểm: các vi khuẩn này có kích thước khoảng 0,5 – 0,9 x 12 – 13µm. Hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn và điều kiện sinh trưởng. Có khả năng di động nhờ 1 – 7 tiên mao, không sinh bào tử, gram âm. Khi phát triển trên môi trường có chứa hydrat cacbon thường tạo thành khá nhiều chất nhầy, ngoại bào có bản chất polysacarit, hô hấp hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 25 – 30°C, pH thích hợp 0,6 – 8,5 tỷ lệ GX trong ADN là 59,1 – 65,5 %. Khuẩn lạc không màu hoặc màu trắng.
  • Mối quan hệ cộng sinh: Khi cố định trong nốt sần cây họ đậu, các vi khuẩn Rhizobium hấp thụ nitơ không khí cung cấp nguồn nitơ vô cơ cho cây và cây đậu cung cấp cho chúng nguồn glucid do cây hấp thụ được trong đất.

+ Các loại vi khuẩn cộng sinh khác:

  • Các vi khuẩn sống cộng sinh trong rễ của 1 số loài cây nhiệt đới: Rhizosphere, chúng bao gồm các loài Azotobacter, Beijerinckia, Derxia, Azospirillum.
  • Vi khuẩn lam cố định nitơ cộng sinh: Anabaena asollae cộng sinh trong bèo hoa dâu. Bèo hoa dâu (Azolla) được dùng làm phân xanh, làm thức ăn chăn nuôi. Toàn bộ lượng nitơ trong protein của bèo là được cố định từ không khí nhờ các vi khuẩn lam sống cộng sinh này.

Câu 8: Trình bày cơ chế, tác nhân của quá trình amôn hóa.

  1. Quá trình amôn hóa urê.

* Cơ chế: urê dưới tác dụng của enzym ureaza trong tế bào VSV sẽ thủy phân thành muối cacbonat amon, muối này không bền, dễ bị phân giải tạo thành NH3, CO2 và H2O theo phương trình sau:

CO-NH2 + 2H2O → CO-OH + 2NH3 → (NH4)2CO3

(NH4)2CO3  →  2NH3  +  CO2  +  H2O

* Tác nhân: Rất nhiều chủng vi khuẩn thuộc họ cầu khuẩn (Coccaceae) và trực khuẩn (Bacillaceae). Nhiều loại nấm mốc và xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải urê.

  1. Quá trình amôn hóa protein.

Quá trình phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ (protein) để tạo ra NH3 cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng dưới tác dụng của các loài VSV được gọi là quá trình amôn hóa protein.

* Cơ chế: quá trình phân giải protein dưới tác dụng của enzim phân giải có trong tế bào VSV có thể chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: phân giải protein thành các acid amin dưới tác dụng của enzim exoproteaza.

Protein được phân giải và phân hủy dưới tác dụng của enzim proteaza do VSV tiết ra ngoài môi trường (do đó còn được gọi là các enzim eczoproteaza). Sự thủy phân tiến hành dần dần và tạo thành nhiều sản phẩm trung gian. Các acid amin là sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân đó.

Protein                       Protid đơn giản        Pepton                       Polipeptid                  Peptid             Acid amin

– Giai đoạn 2: Chuyển hóa axit amin bên trong tế bào VSV.

Các acid amin được tạo thành do quá trình thủy phân sẽ khuếch tán vào tế bào VSV được phân hủy tiếp theo bằng cách khử nhóm amin hoặc khử nhóm cacboxyl hoặc đồng thời khử cả 2 nhóm để hình thành NH3, CO2 và các hợp chất hữu cơ tương ứng.

+ Phản ứng khử amin có kèm theo quá trình decacboxyl hóa hoặc không:

  • Khử amin bằng cách thủy phân.
  • Khử amin bằng cách oxy hóa (trong điều kiện hiếu khí).
  • Khử amin bằng cách khử hydro (trong điều kiện yếm khí).
  • Khử amin do mất NH3 trực tiếp (khử amin nội phân tử).

+ Phản ứng chuyển amin.

Phản ứng chuyển amin là phản ứng trao đổi giữa nhóm amin của acid amin với nhóm cacboxyl của xetoacid. Bằng cách chuyển hóa này, hầu hết các acid amin (trừ lizin, treonin, arginin) đều có thể chuyển nhóm amin của mình cho acid xetoacid để tạo thành acid amin, xetoacid lại có thể nhận nhóm amin để tạo thành acid amin tương ứng.

– Giai đoạn 3: Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ được tạo thành do sự phân giải axit amin.

Các hợp chất hữu cơ được tạo thành do sự phân giải sơ bộ các acid amin như trên sẽ được tiếp tục chuyển hóa, sự chuyển hóa này tùy theo loài VSV và điều kiện môi trường mà rất khác nhau:

+ Trong điều kiện hiếu khí: các hợp chất hữu cơ được tạo thành sẽ được oxy hóa và vô cơ hóa hoàn toàn thành các cấu tử cơ bản của protid như NH3, CO2, H2O, H2S, H3PO4.

+ Trong điều kiện yếm khí: các sản phẩm đó không được oxy hóa hoàn toàn, như vậy trong môi trường sẽ tích tụ nhiều axit hữu cơ, rượu, amin trong đó có nhiều chất gây mùi khó chịu và rất độc.

* Tác nhân:

– Vi khuẩn hiếu khí:

+ Bacillus mycoides: rất phổ biến trong đất, là những trực khuẩn không lớn lắm, có bào tử hình bầu dục, khi phân hủy protid không tạo thành H2S, trên môi trường đặc chúng tạo thành những khuẩn lạc đặc biệt giống như khuẩn ty thể của nấm.

+ Bacillus mezentericus và Bacillus megathericum: là những trực khuẩn có tiên mao xung quanh, có bào tử hình bầu dục, tế bào không lớn lắm và thường xếp thành chuỗi, có hình thành H2S khi phân giải protid.

+ Bacillus subtilis: rất phổ biến trong tự nhiên và gây nên sự phân giải protid rất mạnh. Nó là trực khuẩn có 2 đầu tròn, bào tử hình bầu dục, thường phát triển trên xác thực vật, rơm rạ nên có tên là trực khuẩn cỏ khô.

+ Pseudomonas fluorescens: là trực khuẩn có khả năng sinh bào tử, di động được nhờ tiên mao ở đầu, khi phân giải protid tạo sắc tố màu vàng lục.

+ Cromobacterium prodigiosum: là trực khuẩn không bào tử, có thể hình thành sắc tố màu đỏ, khuẩn lạc của vi khuẩn này trông giống vết máu.

– Vi khuẩn hô hấp tùy tiện:

+ Proteus vulgaris: là trực khuẩn nhỏ, không sinh bào tử, chuyển động rất mạnh, có khả năng thay đổi hình dạng và kích thước trên những môi trường thức ăn khác nhau, khi phân giải protid chúng làm cho môi trường trở nên kiềm và sinh rất nhiều H2S và indol.

+ Bacterium coli: là trực khuẩn đại tràng, luôn có trong ruột người và động vật rồi đi vào đất, nước và vào phân. Chúng là những trực khuẩn ngắn, chuyển động được, không có bào tử, không có khả năng phân giải protid nguyên mà chỉ phát triển trên sản phẩm thủy phân protid. Trong điều kiện yếm khí chúng gây nên sự lên men lactic đặc biệt.

– Vi khuẩn yếm khí:

+ Bacillus putrificum: là trực khuẩn nhỏ, có bào tử tương đối lớn ở 1 đầu, không có khả năng lên men glucid, khi phân giải protid tạo thành nhiều khí.

+ Bacillus sporogenes: khác với loài trên, chúng có khả năng lên men glucid, khi phân giải protid tạo thành nhiều H2S.

– Ngoài các loài vi khuẩn nói trên còn có các xạ khuẩn, nấm mốc Penicillium, Aspegillus, Mucor, Tricoderma cũng có khả năng phân giải protid mạnh mẽ.

Câu 9: Trình bày cơ chế, tác nhân và vai trò ứng dụng của quá trình lên men rượu.

– Cơ chế:

+ Quá trình lên men rượu là quá trình chuyển hóa đường glucoza thành rượu etylic và CO2, đồng thời làm sản sinh ra 1 số năng lượng xác định dưới tác dụng của hệ thống enzim của 1 số VSV.

Phương trình tổng quát:

C6H12O6 + 2ADP + 2H3PO4 → 2C2H5OH + 2CO2 + 2ATP + 2H2O.

CH3COOH                                               CO2 + CH3CHO

CH3CHO + NADH+  + H+                                              CH3CH2OH + NAD+

+ Đường cùng với chất dinh dưỡng khác được hấp thụ trên bề mặt và sau đó khuếch tán qua màng bán thấm vào bên trong tế bào nấm men, trải qua quá trình đường phân và bước cuối cùng của quá trình lên men là sự chuyển hóa acid pyruvic thành rượu etylic và CO2. Do ảnh hưởng của enzim decacboxilaza, acid pyruvic bị khử tạo thành khí CO2 và andehit acetic, sau đó hợp chất này bị khử thành rượu etylic dưới tác dụng xúc tác của enzim alcooldehydrogenaza của nấm men.

– Tác nhân:

Tác nhân chính của quá trình lên men rượu là nấm men Saccharomyces cerevisiae, ngoài ra nấm mốc Mucor và 1 số vi khuẩn cũng có khả năng này. Trong công nghiệp sản xuất rượu, bia, bánh mì mỗi ngành sử dụng những chủng nấm men này khác nhau. Trong điều kiện yếm khí, nấm men có khả năng chuyển đường thành etanol và CO2 một cách hợp thức. Ngoài ra nấm men còn có khả năng tạo ra các enzim nội bào (endofermen) tiến hành xúc tác bên trong tế bào. Như vậy sự phân giải đường xảy ra bên trong tế bào nấm men, còn rượu etylic và CO2 được tạo thành thì đi ra khỏi tế bào và tích tụ ở trong môi trường. Dựa vào đặc tính của quá trình lên men mà nấm men được chia làm 2 nhóm chính: nấm men nổi và nấm men chìm.

+ Nấm men nổi:

Gây ra sự lên men nổi, tức là lên men ở nhiệt độ cao từ 20 – 28°C. Quá trình lên men nhanh, tạo thành nhiều bọt, do tác dụng thoát CO2 mạnh mẽ nên trong thời gian lên men nấm men nổi trên mặt hoặc lơ lửng trong dịch lên men và chỉ lắng xuống đáy thành 1 lớp xốp khi quá trình lên men kết thúc. Loại nấm men này thường được dùng trong sản xuất rượu trắng, bánh mì.

+ Nấm men chìm:

Gây ra sự lên men blặng lẽ chậm chạp ở nhiệt độ tương đối thấp từ 5 – 10°C, CO2 thoát ra ít, trong quá trình lên men, nấm men ở đáy thùng lên men. Loại này thường được dùng trong sản xuất bia, rượu vang. Có khả năng lên men đường rafinoza.

– Vai trò ứng dụng

Quá trình lên men rượu được sử dụng để sản xuất rượu etylic, sản xuất bia, rượu vang, chế biến nước giải khát lên men (nước Kvat, bia ngọt), sản xuất glycerin và dầu khét.

Câu 10: Trình bày cơ chế, tác nhân và vai trò ứng dụng của quá trình lên men acid lactic.

* Cơ chế:

Dựa trên cơ chế là chuyển hóa thành acid lactic, người ta chia các phản ứng lên men lactic thành 2 kiểu đó là lên men lactic điển hình và lên men lactic không điển hình. Lên men lactic điển hình chỉ tạo ra acid lactic, còn lên men lactic không điển hình ngoài tạo ra acid lactic còn tạo ra etanol, acid acetic, glycerol và 1 số chất khác.

– Lên men acid lactic điển hình.

Trong trường hợp này acid pyruvic được tạo thành theo sơ đồ Embden – Mayerhorf – Parnas (EMP). Sau đó ở vi khuẩn lactic điển hình, acid pyruvic sẽ bị khử bằng 2 nguyên tử hidro và tạo thành acid lactic dưới tác dụng của enzim latico – dehidrogenaza. Lượng acid lactic tạo thành chiếm hơn 90%. Chỉ 1 lượng nhỏ pyruvic bị khử cacbon để tạo thành acid acetic, etanol, CO2 và aceton. Lượng sản phẩm phụ tạo thành phụ thuộc vào sự có mặt của oxy.

C6H12O6   +  CH3COCOOH  +  2H                                     2CH3CHOHCOOH  +  22,5 kcal

Glucozo        Acid pyruvic                                                         Acid lactic

– Lên men acid lactic dị hình

+ Ngoài acid lactic, quá trình lên men acid lactic dị hình còn tạo ra acid acetic, acid sucxinic, etanol và 1 số chất thơm khác như este, diaxetyl,…

+ Lên men dị hình có độ tinh khiết không cao và phức tạp.

+ Lượng các sản phẩm phụ hoàn toàn phụ thuộc vào giống VSV, vào môi trường dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Nói chung thì lượng acid lactic thường chiếm 40% lượng đường đã bị phân hủy, acid sucxinic 20%, rượu etylic chiếm 10%, acid acetic 10% và các loại khí gần 20%.

C6H12O6  →  CH3CHOHCOOH  +  CH3CH2OH  +  COOHCH2CH2COOH  +  CH3COOH  +  CO2  +  H2  +  xkcal

Glucoza             Acid lactic            Rượu etylic          Acid sucxinic            Acid acetic

* Tác nhân:

– Vi khuẩn lên men lactic điển hình:

+ Lactobacillus casei: đây là những trực khuẩn rất ngắn gây lên men sữa chua tự nhiên. Hô hấp yếm khí tùy tiện. Lên men tốt glucoza, maltoza, lactoza tạo trong môi trường 0,8 – 1% acid lactic. Ở điều kiện bình thường gây chua sữa trong 10 – 12 giờ. Nguồn nitơ cho vi khuẩn này cần cung cấp là pepton. Nhiệt độ tối thiểu cho chúng phát triển là 10°C, tối ưu là 35°C và cao nhất là 45°C. Chúng thủy phân cazein và gelatin rất yếu.

+ Streptococcus cremoris: tế bào có kích thước 0,6 – 0,7µm, thường phát triển ở nhiệt độ thấp hơn Streptococcus lactic. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 25 – 30°C, tối đa là 35 – 38 °C. Lên men glucoza và galactoza.

+ Lactobacillus Bulgaricus: có khả năng lên men glucoza ở nhiệt độ 40 – 45°C, nhiệt độ phát triển tối ưu là 20°C có khả năng tạo acid rất cao (có khả năng tạo ra 3,7% acid lactic).

– Vi khuẩn lên men lactic không điển hình:

+ Streptobacterium hassicec Fermentatae: thường thấy chúng có trong dịch lên men chua rau cải. Thường tồn tại tế bào đơn hoặc ghép thành từng đôi hoặc chuỗi ngắn và thường tạo thành chuỗi dài hình sợi. Đuôi tế bào thường uốn cong lại.

+ Lactobacterium lycopersici: là trực khuẩn gram dương, sinh hơi, tế bào tạo thành chuỗi hay đơn có khi tạo thành từng đôi một. Khi lên men tạo thành rượu, acid lactic, acid acetic và CO2, chúng có khả năng tạo bào tử. Tế bào sinh dưỡng thường chết ở 77 – 80°C.

+ Escherichia coli aerogenes: chúng có khả năng lên men lactoza để tạo thành rượu, acid acetic, acid lactic, CO2 và H2. Ngoài ra chúng còn có khả năng tạo metan, acid sucxinic, acid propionic, acid muranic.

* Ứng dụng:

Quá trình lên men lactic được ứng dụng để:

– Sản xuất sữa chua, kem chua, fomat

– Sản xuất bánh mì đen

– Sản xuất acid lactic:

VK                CaCO3                   H2SO4

↓                     ↓                   ↓

Nguyên liệu  →  xử lý  →  lên men  →  trung hòa  →  lactat  →  lọc  →  kết tinh  →  dung dịch acid lactic  →  cô đặc  →  kết tinh  →  acid lactic tinh thể

– Ứng dụng muối chua rau quả

Rau quả  →  Lựa chọn  →  Xử lý sơ bộ  →  Phơi nắng  →  Cho đường, muối, nước  →  Lên men t° = 20 – 25°C  →  Ủ chua  →  Thẩm thấu

– Ứng dụng để ủ thức ăn gia súc

Câu 11: Trình bày cơ chế, tác nhân và vai trò ứng dụng của quá trình lên men acid propionic.

Lên men propionic là quá trình chuyển hóa acid lactic và muối lactac thành acid propionic dưới tác dụng của VSV.

– Cơ chế:

Hợp chất hữu cơ → 4CH3CH2COOH + 2CH3COOH + 2CO2 + 2H2O + Q

+ Phân hủy đường: cơ chế hóa học của sự lên men này giống như lên men lactic điển hình:

3C6H12O6  →  4CH3CH2COOH  +  2CH3COOH  +  2CO2  +  2H2O  +  xkcal

Glucoza          Acid propionic       Acid acetic

+ Phân hủy acid lactic: cơ chế này tương tự quá trình lên men lactic không điển hình:

3CH3CHOHCOOH  →  2CH3CH2COOH  +  CH3COOH  +  CO2  +  H2O  +  xkcal

Acid lactic              Acid propionic      Acid acetic

– Tác nhân:

Vi khuẩn propionic khá đa dạng trong đó loài hoạt động mạnh nhất là Bacterium acidipropionic. Vi khuẩn này rất giống với vi khuẩn lactic, chúng rất phổ biến trong sữa, trong đất và trong khoang miệng của 1 số động vật nhai lại, tham gia vào quá trình tạo acid hữu cơ trong đó. Đây là loài trực khuẩn Gram (+), không chuyển động, không có bào tử, hô hấp kỵ khí bắt buộc vì thế không thể mọc thành khuẩn lạc trên môi trường đặc nuôi cấy thường, nhiệt độ phát triển thích hợp là 14 – 35°C. Vi khuẩn này lên men dễ dàng acid lactic, muối lactac và 1 số đường hecxoza, pH-7 là pH thích hợp để lên men. Chúng cần có thức ăn là nitơ hữu cơ phức tạp dạng protid. Phần lớn chúng có chứa hệ enzim xitocrom và catalaza.

Vi khuẩn propionic bao gồm các loại điển hình sau:

  • Propionibacterium freudenreichii
  • Propionibacterium shermanii
  • Clostridium propionicum
  • Selenomnas ruminantium

– Ứng dụng:

+ Sản xuất acid propionic trong công nghiệp thực phẩm.

+ Sản xuất phomát trong công nghiệp thực phẩm

Dưới tác dụng của vi khuẩn Bacterium acidipropionic và vi khuẩn lactic quá trình sản xuất phomát được tiến hành theo 4 giai đoạn:

  • Sản xuất phomát khối
  • Tách đường
  • Muối phomát
  • Ủ chín phomát

+ Sản xuất vitamin B12

Câu 12: Chất thải rắn là gì? Nguồn phát sinh chất thải rắn. Sự phát sinh chất thải rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc dạng bùn là các chất được thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất, dịch vụ hoặc trong các hoạt động khác.

– Nguồn phát sinh chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Từ khu dân cư: bao gồm các hộ dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thủy tinh, gỗ, nhựa, cao su,… , còn có 1 số chất thải nguy hại.

+ Từ các hoạt động thương mại: quầy hàng, nhà hàng, chợ, khách sạn,… Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy,…).

+ Các cơ quan, công sở: trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn.

+ Từ xây dựng: từ các hoạt động xây dựng mới nhà của, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, cát sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

+ Dịch vụ công cộng, khu vui chơi: vệ sinh đường xá, chỉnh tu các công viên, bãi biển,… Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố, rác sinh hoạt.

+ Các quá trình xử lý nước thải: từ quá trình xử lý nước thải, các quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn,…

+ Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,… Chất thải bao gồm các chất thải rắn công nghiệp như: xỉ, bụi, bùn, bã thải trong quá trình sản xuất. Nguồn chất thải còn bao gồm 1 phần từ sinh hoạt của nhân viên hoạt động.

+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, bao bì thuốc trừ sâu, phân bón,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here