Tiểu Luận Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Thị Trường Nhật Bản Và Khu Vực ASEAN

0
4315
Tiểu Luận Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Thị Trường Nhật Bản Và Khu Vực ASEAN
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tiểu Luận Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Thị Trường Nhật Bản Và Khu Vực ASEAN   

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Đồ Án Môn Học Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế 2019


Tải ngay bản PDF tại đây: Tiểu Luận Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Thị Trường Nhật Bản Và Khu Vực ASEAN 

Quảng Cáo

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

VÀ KHU VỰC ASEAN

 

Tình hình chung thị trường XKLĐ 2017

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 130 nghìn người, vượt trên 28% so với kế hoạch đề ra và đạt con số kỷ lục từ trước đến nay trong lĩnh vực này. Đây là năm thứ 4 liên tiếp xuất khẩu lao động đạt trên 100.000 người và đạt kỷ lục mới.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đưa ra mục tiêu đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018).

Thị trường Asean – cơ hội hay thách thức?

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động trở thành lựa chọn sáng giá cho những lao động trẻ. Tuy nhiên, thị trường ASEAN nói chung lại không là điểm đến của đa phần các đối tượng này – mà thị trường này thường là điểm xuất khẩu lao động. Thống kê trong khu vực Đông Nam Á, tổng số di chuyển lao động là khoảng 16 triệu người (2016). Trong đó, có 03 thị trường (Malaysia, Thái Lan, Singapore) chiếm 90% số lượng lao động nhập khẩu. Các thị trường này lại chú trọng vào tầng lớp lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là các chuyên ngành như cơ khí, y tá, kiến trúc, kiểm định, y nha khoa, kế toán và du lịch. Điều này khiến nhân lực xuất khẩu trong khu vực không đáng ứng được yêu cầu, bởi số lượng lớn người lao động có nhu cầu làm việc cho nước ngoài tại khối ASEAN có trình độ thấp.

Việt Nam đã tham gia các hiệp định đa phương như các FTA giữa khối ASEAN với các đối tác như Trung Quốc vào năm 2004, với Hàn Quốc vào năm 2006, Nhật Bản vào năm 2008, Oxtraylia và New Zealand vào năm 2009, Ấn Độ năm 2009, FTA với Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc năm 2015. Nhìn chung, các Hiệp định này chủ yếu tập trung và các cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, từ đó dẫn tới tác động sau sắc đến nhu cầu tuyển dụng lao động, cơ cấu và điều kiện việc làm.

Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết Tuyên bố Kuala Lumpur thành lập AEC (ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN), tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27.  AEC là cơ chế hợp tác có quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD.  Việc này đã hứa hẹn tạo nên một thị trường đơn nhất và mang tính tự do cao hơn, trong số đó có bao gồm việc tự do lưu chuyển lao động có tay nghề – ban đầu là đối với 8 ngành nghề (kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, kỹ sư, bác sĩ, y tá và cán bộ hộ sinh, trắc địa viên và các nghề liên quan đến du lịch). Tuy nhiên, thị trường ASEAN lại chưa đủ hấp dẫn đối với các lao động trình độ cao đang bị thu hút bởi mức lương tại các quốc gia phương Tây. Riêng với thị trường lao động Việt Nam, cũng chưa có sự dịch chuyển lao động nào quá đáng kể trong khối này – đặc biệt là lao động có trình độ cao. Cụ thể, để có thể tự do di chuyển trong nội khối AEC, lao động phải chứng minh được trình độ kĩ thuật, khả năng ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng của nước sở tại) và một vài kĩ năng mềm khác (hiểu biết về văn hóa của nước sở tại, làm việc theo nhóm). Lao động nước ta trong thời gian gần đây đang dần nâng cao tay nghề, nhưng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm vẫn còn hạn chế. Để khắc phục khuyết điểm này, cần có sự  phối hợp của nền giáo dục nghề nghiệp tại nước ta – tạo ra một nguồn lao động có chất lượng đủ để đáp ứng nhu cầu. Để nắm bắt được cơ hội việc làm trong AEC tốt hơn, cần nhanh chóng thống nhất về chứng chỉ bằng cấp – giúp lao động được đào tạo tại Việt Nam có trình độ tương đươg với lao động các nước trong cộng đồng ASEAN.  Đồng thời, cần gắn kết giưa đào tạo với thị trường lao động, đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phương diện giáo dục nghề nghiệp. Trên nền tảng này, người lao động sẽ không chỉ được trang bị kĩ về kiến thức chuyên môn, trình độ tay nghề mà còn có thể phát triển hiểu biết về văn hóa – xã hội và những lĩnh vực quan trọng tại các nước tiếp nhận, nâng cao khả năng hòa nhập khi sang môi trường làm việc của các nước khác.

Theo ILO đến năm 2025, khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Việt Nam sẽ tăng thêm 6 triệu việc làm so với kịch bản cơ sở, chiếm 10% tổng việc làm tăng thêm của khối (60 triệu), chủ yếu ở các ngành sản xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực. Với lực lượng lao động trẻ và dồi dào được coi là mặt lợi thế của lao động nước ta trong quá trình hộp nhập với thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Tỉ lệ lao động trình độ cao di cư của một số nước ASEAN khá cao. Tại Việt Nam, tỉ lệ này là khoảng 10%. Trong đó, tỉ lệ lao động lành nghề đi xuất khẩu khá cao so với tỉ lệ lao động có trình độ cao. Điều này vẫn bị cho là gây tốn kém khi nước xuất xứ phải lo trả chi phí đào tạo nhưng các lao động trình độ cao lại được sử dụng ở ngoài nước.

Theo báo cáo Báo cáo Di cư tìm cơ hội (do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào 10/2017), Việt Nam là một trường hợp đặc biệt ở ASEAN vì lượng người xuất khẩu lao động lớn nhưng tỉ lệ người tới các nước ASEAN không nhiều, thậm chí chí lao động người Việt đến các nước ASEAN làm việc ngày càng ít. Nhiều người Việt Nam muốn sang châu Âu, tới các quốc gia phát triển khác để lao động.

Trong thời gian tới, thị trường lao động thế giới có thể tiếp tục tăng trưởng với nhu cầu lao động lớn, do các nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đang hồi phục – giúp các nước Đông Nam Á tăng cơ hội xuất khẩu lao động. Cạnh tranh với Việt Nam trong thị trường này là Philippines, quốc gia được cho là cung cấp lực lượng LĐXK chủ yếu cho các nước Trung Đông. Điều này có thể giúp lao động Việt Nam giảm cạnh tranh hơn trong một số lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, y tế, tin học. Ngoài ra, trong thời gian tới, thị trường XKLĐ sang Trung Đông tiếp tục được mở rộng và tạo cơ hội tốt cho nhiều lao động khu vực nông thôn có việc làm đòi hỏi vốn ít, trình độ thấp.

Cũng theo ông Mauro Testaverde – chuyên gia kinh tế, Trưởng Ban An sinh xã hội và việc làm toàn cầu WB: “Là một nước xuất khẩu lao động, Việt Nam cần đánh giá các chính sách hiện hành về khuyến khích xuất khẩu lao động nhằm xác định có đáp ứng được các nhu cầu của đất nước hay chưa. Những chính sách này là đáng hoan nghênh nhưng cũng cần có những cải cách khác nữa, như xem xét lại việc các công ty xuất khẩu lao động thường xuyên hay chí ít cũng ngầm yêu cầu người lao động phải đóng tiền ký quỹ để bảo đảm sẽ trở về nước, sau đó lại thường không trả lại số tiền này.

Hiện nay, đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn thiện đối với hoạt động xuất, nhập khẩu lao động và có chính sách, chiến lược quan trọng về thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Tại nước ta, các thị trường thu hút nhân lực chất lượng trung bình, lao động giản đơn có dấu hiệu chững lại. Về mặt pháp lý, hiện nay Việt Nam có Bộ luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự có nhiều điều khoản liên quan vấn đề XKLĐ.

Lao động Nhật Bản  –  “mỏ vàng” thị trường xuất khẩu lao động

Số lượng người lao động xuất khẩu chính quy sang Nhật Bản ngày càng tăng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường XKLĐ sang quốc gia này đã đón nhận tới 23.209 lao động từ Việt Nam, tăng tới 7547 lượt so với cùng kì năm 2016.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2017, cả nước đưa đi được 134.700 lao động, vượt hơn 28% so với kế hoạch năm. Đây là năm thứ tư liên tiếp, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 người/năm. Trong đó, thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với 54.504 lao động (trong đó, có 24.502 lao động nữ).

Nếu trước đây quốc gia này chỉ tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may,  thì tính từ 2016, đã mở rộng ở hầu hết các ngành, nghề, từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt may, hộ lý, trong đó nhu cầu về các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.

Năm 2017, một số bản thỏa thuận quan trọng đã được ký kết giữa Bộ LĐ-TB-XH và các cơ quan Nhật Bản: Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về chương trình thực tập kỹ năng với Bộ trưởng các bộ Tư pháp, Ngoại giao, Y tế – Lao động – Phúc lợi xã hội Nhật Bản; Bản ghi nhớ hợp tác chương trình đưa thực tập sinh đi Nhật Bản với Cơ quan Quản lý thực tập kỹ năng (OTIT) Nhật Bản và Ngân hàng Gunma.. Theo thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, năm 2017, riêng thị trường Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng cao, đa dạng về ngành nghề. Một số công việc như chế biến thức ăn thay thế, bảo dưỡng nhà cao tầng, sửa chữa ô-tô) có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam rất cao. Bên cạnh đó, từ tháng 11/2017, Bộ lao động Nhật Bản cho phép người lao động Việt Nam có thể ra hạn hợp đồng lên đến 5 năm với tất cả các ngành nghề thay vì chỉ có ngành xây dựng như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, khi xứ sở hoa anh đào  trở thành “mỏ vàng” XKLĐ thì cũng kéo theo con số các lao động “chui” và lao động bỏ trốn khá cao – luôn nằm trong top 3 thống kê. Chính vì thế, trong năm 2018, nước ta cần phải tìm biện pháp để con số này không chạm tới mức 5% nếu không Nhật Bản sẽ ngừng tiếp nhận. Để có thể thực hiện mục tiêu trên, Bộ LĐTB&XH (Bộ Lao động thương binh & Xã hội) cho biết, năm nay riêng thị trường Nhật Bản sẽ dứt điểm ngừng các công ty phái cử thu phí xuất cảnh cao hơn quy định, tuyệt đối bỏ tất cả các khoản đặt cọc chống trốn – nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính, cũng như giảm thiểu phát sinh các trường hợp bỏ trốn ra ngoài, tự ý nhận việc làm thêm. Ngoài ra, theo dự kiến của Bộ, từ năm 2018 trở đi, thị trường XKLĐ nước này sẽ dẫn đầu, sau đó mới đến Đài Loan. Ngoài ra, riêng thị trường Nhật Bản sẽ dứt điểm ngừng các công ty phái cử thu phí xuất cảnh cao hơn quy định.

Năm 2018 cũng là năm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về Chương trình thực tập sinh kỹ năng đã ký kết năm 2017 với Nhật bản; Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng theo Luật “bảo hộ thực tập sinh và triển khai chương trình thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài đúng quy định” của Nhật Bản và các quy định của Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang từng bước chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường, kèm theo đó đầu tư bài bản trong công tác tạo nguồn và đào tạo lao động về tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh, cũng như tác phong, kỷ luật lao động và ý thức chấp hành kỷ luật khi làm việc ở nước ngoài, điển hình là công tác đưa lao động sang thực tập kỹ năng, hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản.

Đây là những tín hiệu đáng mừng cho người lao động nước ta. Bởi với thị trường Nhật Bản cũng được coi là thị trường “vàng” về khía cạnh tài chính đối với người lao động, khi làm việc tại môi trường này giúp có được mức thu nhập cao hơn so với các thị trường khác. Mức lương cơ bản đối với người lao động bình thường dao động từ 25 – 30 triệu đồng/ tháng, đối với các kĩ thuật viên – kĩ sư sẽ có thu nhập trên 45 triệu/tháng.

Kết

Tình hình xuất khẩu lao động 2018 sang các nước phát triển hơn Việt Nam vẫn là một hướng đi tích cực cho những lao động dư thừa ở nước ta. Trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Vụ Pháp chế trong việc sửa đổi Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cục Quản lý lao động ngoài nước cần đẩy mạnh quản lý DN, chấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng 3 tiêu chí (đúng người, minh bạch và có kế hoạch khi lao động quay trở về nước).

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here