Luật Vận Tải Biển

0
5854
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 30: Các nguyên tắc bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải.

  • Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm
  • Bồi thường bằng tiền ko bằng hiện vật, nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền nào thì bồi thường bằng loại tiền đó
  • Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã thu được khi giải quyết số tài sản còn lại hay đã giải quyết với người thứ 3.

Câu 31: Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa

+ Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất của hàng hóa sau:

Quảng Cáo
  • Tổn thất toàn bộ do thiên tai và tai nạn bất ngờ ngoài biển
  • Tổn thất bộ phận do tai nạn bất ngờ ngoài biển
  • Tổn thất bộ phận do thiên tai nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi tàu hay phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, đâm phải đá ngầm, bị đắm, bị thiêu hủy trên đường vận chuyển
  • Mất nguyên 1 hay nhiều kiện hàng tỏng khi xếp, dỡ hoặc chuyển tải
  • Tổn thất toàn bộ hay bộ phận trong khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn

+ Điều kiện bảo hiểm có tổn thất riêng: Theo điều kiện này , ngoài những rủi ro , tổn thất như trong điều kiện FPA, người bảo hiểm còn bồi thường them tổn thất bộ phận vì thiên tai

+ Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro: Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng của hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, tai nạn bất ngờ khác và các nguyên nhân khách quan khác gây ra.

Ngoài những rủi ro, tổn thất đc bồi thường như đã nêu ở trên, cho dù hàng hóa đc bảo hiểm theo điều kiện nào thì người bảo hiểm còn chịu trách nhiệm về những tổn thất, chi phí và trách nhiệm sau:

  • Hy sinh, đóng góp tổn thất chung và chi phí cứu nạn: khi có hy sinh hoặc đóng góp tổn thất chung thì người bảo hiểm sẽ bồi hoàn lại cho người đc bảo hiểm
  • Chi phí hợp lý mà người đc bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi ra trong việc cứu vớt, tránh, làm giảm tổn thất đối với hàng hóa
  • Chi phí dỡ hàng, lưu kho, vận chuyển hàng hóa hoặc những chi phí liên quan khác phải trả tại cảng dọc đường, cảng lánh nạn khi xảy ra thiên tai và tai nạn bất ngờ ngoài biển.
  • Chi phí giám định và xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
  • Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải gánh chịu theo điều khoản ”hai tàu đâm nhau cùng có lỗi”

Câu 32: Khái niệm hoa tiêu và chế độ hoa tiêu hàng hải VN

Khái niệm: Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải

Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam:

  • Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải ở VN nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
  • Tàu biển VN và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của VN phải sử dụng hoa tiêu hàng hải VN dẫn tàu và trả hoa tiêu phí. Trong vùng hoa tiêu ko bắt buộc, nếu thấy cần thiết để đảm bảo an toàn thì thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải VN dẫn tàu
  • Tàu biển VN có thể đc xin miễn hoa tiêu hàng hải nếu thuyền trưởng có bằng cấp hoa tiêu tương ứng và tự đảm nhận việc dẫn tàu an toàn

Câu 33: Các loại tàu biển phải đăng ký. Điều kiện đăng ký tàu biển ở VN

Các loại tàu biển phải đăng ký:

  • Tàu biển có động cơ với công suất máy chính từ 75kw trở lên
  • Tàu biển ko có động cơ, nhưng có tỏng dung tích từ 50GT trở lên hoặc có trọng tải 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20m trở lên
  • Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định nêu trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài

Điều kiện đăng ký tàu biển VN:

  • Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển
  • Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận cấp tàu biển
  • Tên gọi riêng đc cơ quan đăng ký tàu biển VN chấp thuận
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đã đc đăng ký ở nước ngoài
  • Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại VN
  • Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại VN phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của chính phủ
  • Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here