Luật Vận Tải Biển

0
5856
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 6: Khái niệm, chế độ pháp lý và các quyền ở công hải.

Khái niệm: Công hải là tất cả những vùng biển ko nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của 1 quốc gia cũng như ko nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo.

Quảng Cáo

Chế độ pháp lý:

  • Quan điểm 1: Công hải ko của riêng ai, do vậy ai là người đến trước thì có quyền khai thác. Quan điểm này phù hợp với những nước có đội tàu thuyền mạnh, phát triển, tuy nhiên nó gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường biển, kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên.
  • Quan điểm 2: Công hải là di sản chung của toàn thế giới, vì vậy tất cả các nước đều phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của công hải

 

Các quyền tự do ở công hải:

  • Theo công ước 1958: Có 4 quyền tự do
    • Tự do hàng hải: Tất cả các nước dù có hay ko có biển đều có quyền thành lập đội tàu mang cờ quốc tịch quốc gia mình, hành động bình đẳng trên quốc gia mình. Các nước có biển cho các nước ko có biển thuê cảng, quá cảnh.
    • Tự do hàng ko: Máy bay của bất kì 1 quốc gia nào cũng có quyền hoạt động tự do trên bầu trời công hải
    • Tự do đánh bắt cá:Tàu đánh cá của bất kì quốc gia nào cũng có quyền đánh bắt cá nhưng phải tuân theo 1 số quy định về đánh bắt cá để duy trì và bảo vệ các loại cá , sinh vật biển
    • Tự do đặt đường cáp , ông dẫn ngầm dưới biển.
  • Theo công ước 1982: 4 quyền tự do trên vẫn đc duy trì nhưng bổ sung 2 quyền:
    • Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và những thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép
    • Tự do nghiên cứu khoa học: Các quốc gia khi đang thực hiện quyền tự do trên ko được gây trở ngại cho các quốc gia khác cùng hưởng quyền tự do đó. Trng các quyền tự do trên thì tự do hàng hải và tự do bay là ko bị hạn chế còn tự khác có bị hạn chế phần nào

Câu 7:  Định nghĩa tàu biển là gì, những quy định đối với tàu biển VN

            Khái niệm: Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển

Những quy định đối với tàu biển VN: Tàu biển VN ko bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.

  • Tàu biển VN là tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia VN hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch VN
  • Tàu biển VN có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch VN
  • Chỉ có tàu biển VN mới được mang cờ quốc tịch VN
  • Chủ tàu là người sở hữu tàu biển. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu biển, các quy định của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

Câu 8: Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng

Địa vị pháp lý: Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng

Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.

Nghĩa vụ:

  • Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật
  • Chăm sóc chu đáo để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải cần thiết
  • Chăm sóc chu đáo để hàng hóa trên tàu biển ko bị hư hỏng, mất mát…
  • Quan tâm thích đáng để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp, bảo quản, dỡ khỏi tàu 1 cách hợp lý
  • Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu khác trên tàu biển
  • Trực tiếp điều khiển tàu biển ra vào cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra các tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm…

Quyền:

  • Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.
  • Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa vận chuyển trên tàu biển.
  • Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỉ luật đối với thuyền viên thuộc quyền, có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên ko đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật
  • Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi

Câu 9: Khái niệm cảng biển, các loại cảng biển

 Khái niệm: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu ra , vào hoạt động để xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị

Cùng nước cảng là cùng nước được giới hạn để thiết lấp vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tà, khu neo đậu, khu chuyền tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác

Các loại cảng biển:

  • Theo quy mô và ý nghĩa cảng biển được phân thành:
  • Cảng biển loại 1: Là cảng biển đặc biệt quan trọng , có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội của cả nước hoặc liên vùng
  • Cảng biển loại 2: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương
  • Cảng biển loại 3 : là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
  • Theo tính chất:
  • Cảng mở: là cảng được mở ra cho tàu biển nước ngoài ra vào hoạt động thương mại nhưng phải xin phép nước có cảng.
  • Cảng đóng: là cảng có tầm quan trọng về an ninh, quốc phòng, do đó nước có cảng ko cho tàu biển nước ngoài ra vào hoạt động thương mại

Câu 10: Khái niệm và Nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ hàng hải

Khái niệm: Cảng vụ hàng hải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển.

Nhiệm vụ:

  1. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý, kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải, kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý
  2. Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển, ko cho phép tàu biển vào cảng khi ko có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
  3. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  4. Tạm giữ tàu biển theo quy định trong 1 số trường hợp
  5. Tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển, huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện tìm kiếm , cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
  6. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên: thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật
  7. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cang biển và khu vực quản lý
  8. Chủ trì , điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển
  9. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here