Ôn Nhanh Logistics Và Vận Tải Đa Phương Thức

0
12627
Vận Tải Đa Phương Thức Và Logistics
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Ôn Nhanh Logistics Và Vận Tải Đa Phương Thức

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Đề cương Luật Vận Tải Biển

  1. Căn cứ vào đối tượng vận chuyển có thể phân chia vận tải hàng hóa thành: 2 loại (vận tải hàng khô và vận tải hàng lỏng).
  2. Căn cứ vào môi trường sản xuất có thể phân chia vận tải hàng hóa thành: 7 loại (vận tải đường biển, vận tải thủy nội địa, vận tải hàng không, vận tải ô tô, vận tải đường sắt, vận tải đường ống, vận tải vũ trụ).
  3. Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải, có thể chia vận tải hàng hóa thành: 2 loại (vận tải đơn phương thức và vận tải đa phương thức).
  4. Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải hàng hóa: 5 đặc điểm.
  5. Vai trò của vận tải đối với sản xuất: đảm bảo tính ổn định và kinh tế trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất hàng hóa của tất cả các ngành hàng trong xã hội.
  6. Vai trò của vận tải đối với tiêu dùng: đảm bảo dự trữ cho tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường.
  7. Vai trò của vận tải đối với lưu thông hàng hóa quốc tế: tạo ra dòng dịch chuyển hàng hóa và tiền tệ trong trao đổi và phát triển thương mại toàn cầu.
  8. Lợi ích không phải của vận tải đa phương thức: giúp giải quyết đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp 1 cách hiệu quả
  9. Khái niệm vận tải liên lục địa (liên vùng): là việc vận chuyển các đối tượng từ châu lục này tới châu lục khác, thường cách nhau bởi các đại dương.
  10. Khái niệm vận tải biển gần: vận tải biển gần cung cấp dịch vụ vận tải trong 1 khu vực địa lý nhất định, bao gồm vận tải giữa các nước nội vùng và vận tải ven biển nội địa.
  11. Khái niệm vận tải lục địa: hệ thống vận tải trong phạm vi lục địa bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt và thủy nội địa.
  12. Giá thành của phương thức vận tải: hàng không > đường ô tô > đường sắt > đường biển.
  13. Đặc điểm của VTĐPT: có ít nhất 2 phương thức vận tải, dựa trên 1 hợp đồng đơn nhất, 1 giá cước vận tải, 1 chứng từ vận tải đi suốt, 1 chế độ trách nhiệm, 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  14. Các nguồn luật điều chỉnh trong vận tải đa phương thức: Công ước LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980; Quy tắc về chứng từ VTĐPT của UNCTAD và phòng thương mại quốc tế, số phát hành 481; Điều 8, điểm 6, mục a của vận đơn FIATA; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005; Luật thương mại Việt Nam; Nghị định của Chính phủ Việt Nam về việc kinh doanh VTĐPT (Nghị định 87/2009/NĐ-CP về VTĐPT; Nghị định 89/2001/NĐ-CP)
  15. Điều kiện kinh doanh VTĐPT theo Nghị định của Chính phủ Việt Nam: có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; duy trì tài sản tối thiểu 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp VTĐPT hoặc có bảo lãnh tương đương; có giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế.
  16. Cơ quan cấp “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế” ở Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải.
  17. Cách thức vận tải được người tổ chức vận tải sử dụng để di chuyển hàng hóa, thông tin trong không gian: phương thức vận tải.
  18. Hệ thống đầu mối trung chuyển hàng hóa trong vận tải đa phương thức: cảng cạn và bến container.
  19. Phân loại MTO: MTO có tàu (VO – MTOs); MTO không có tàu (NVO – MTOs).
  20. Chế độ trách nhiệm của MTO:
  • Thời hạn trách nhiệm: chịu trách nhiệm kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi trao trả hàng cho người nhận hàng.
  • Cơ sở trách nhiệm: chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa do việc trao trả hàng chậm gây nên nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm.
  • Giới hạn trách nhiệm:
  • Theo Công ước về vận tải đa phương thức: 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất. Nếu chậm giao hàng: 5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo HĐVTĐPT.
  • Theo Bản quy tắc của UNCTAD/ICCNĐ 87/2009 của Việt Nam: 667,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất mát hoặc hư hỏng. Nếu trong hợp đồng không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa: không vượt quá 8,33 cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất mát hoặc hư hỏng.
  1. Người phát hành chứng từ vận tải đa phương thức: người kinh doanh vận tải đa phương thức
  2. Các loại chứng từ vận tải ĐPT: FBL, COMBIDOC, MULTIDOC, Combined Transport B/L.
  3. SDR là: quyền rút vốn đặc biệt.
  4. COMBIDOC: do BIMCO soạn thảo, do VO-MTO sử dụng, được ICC thông qua, dùng trong vận tải container.
  5. Các mô hình VTĐPT trên thế giới: 7 mô hình (sea-air; road-air; rail-road; rail-road-inland water way-sea; Land Bridge; Mini Bridge; Micro Bridge)
  6. Ưu điểm mô hình cầu lục địa: giảm đáng kể thời gian và quãng đường vận chuyển hàng hóa.
  7. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện ở bên ngoài thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh VTĐPT trong vòng: 6 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) sau ngày hàng hóa được giao trả cho người nhận hàng.
  8. Trường hợp hàng hóa bị tổn thất rõ rệt thì người nhận phải gửi thông báo tổn thất cho MTO: không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận.
  9. Theo khoản 3 điều 20 NĐ 87/2009 nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng VTĐPT thì thời hạn khiếu nại là: 90 ngày kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng.
  10. Logistics thuộc 2 cấp độ: hoạch định và tổ chức.
  11. Quan điểm 7 đúng về logistics: Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm với đúng số lượngđúng điều kiện tới đúng địa điểm vào đúng thời gian cho đúng khách hàng với đúng giá cả.
  12. Trong các lĩnh vực ứng dụng của Logistics, ứng dụng nào có sự xuất hiện của Logistics sớm nhất: trong việc di chuyển hoặc thu mua nguyên vật liệu.
  13. Mốc phát triển mạnh mẽ nhất của Logistic: bắt nguồn khi Logistics được áp dụng trong lĩnh vực quân sự.
  14. Lĩnh vực logistics phát triển mạnh mẽ nhất: Logistic kinh doanh.
  15. Khái niệm Logistic của Hội đồng quản trị Logistics: Logistic là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các luồng lưu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và thông tin liên quan có hiệu suất cao và hiệu quả về mặt chi phí từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
  16. Khái niệm Logistic trong cuốn “The handbook of Logistics and distribution management”: Logistics là nghệ thuật và khoa học giúp quản trị và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác.
  17. Theo ESCAP sự xuất hiện mối quan hệ với người giao nhận, kho bãi, vận tải với người cung ứng là trong giai đoạn nào của Logistics: giai đoạn 2000-nay: Quản trị chuỗi cung ứng.
  18. Theo ESCAP, giai đoạn mà doanh nghiệp chú trọng kết hợp hoạt động cung ứng đầu vàophân phối đầu ra: giai đoạn 1980-1990: Chuỗi logistics/ Hệ thống logistics.
  19. Theo ESCAP, giai đoạn mà người ta chú ý tới việc kết nối các hoạt động bên ngoài doanh nghiệp như vận tải, quản trị tồn kho, đóng gói,…: giai đoạn 1960-1970: Phân phối vật chất.
  20. Giai đoạn phát triển logistics theo trình độ kiến thức thấp nhất: logistics là chuyên môn hóa chức năng.
  21. Giai đoạn phát triển logistics theo trình độ kiến thức cao nhất: logistics là quản trị chuỗi cung ứng.
  22. Theo các hoạt động chức năng cụ thể, hoạt động logistics bao gồm: công nghệ thông tin, markerting, bán hàng…
  23. Quản trị chuỗi cung ứng được hình thành và phát triển trong thời gian: từ năm 2000 đến nay.
  24. Các điều kiện phát triển Logistics: máy tính hóa, cách mạng viễn thông, quản lý chất lượng, đối tác và đồng minh chiến lược.
  25. Việc ứng dụng EDI trong lĩnh vực logistic là kết quả trực tiếp của: cách mạng viễn thông.
  26. Xu hướng phát triển logistics giúp việc chuyển tải thông tin nhanh chóng hiệu quả giữa các bên trong chuỗi cung ứng do: ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử
  27. Quan điểm không sai hỏng, làm đúng ngay từ đầu trong: quan điểm quản trị chất lượng đồng bộ (TQM).
  28. Logistics giúp giải quyết đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp 1 cách hiệu quả nhờ: tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.
  29. Ngày nay, trình độ phát triển và chi phí Logistics là 2 chỉ tiêu để đánh giá cái gì của nền kinh tế: khả năng cạnh tranh.
  30. Logistics thực hiện và kiểm soát chuỗi các hoạt động liên hoàn để đưa đúng sản phẩm đến đúng thời gian, đúng địa điểm hỗ trợ cho hoạt động gì của doanh nghiệp: hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp.
  31. Hoạt động vận tải bao gồm những công việc: lựa chọn phương thức và phương tiện vận tải, lập ké hoạch xếp hàng và lập kế hoạch lịch trình.
  32. Hoạt động logistics kinh doanh gồm những bộ phận: 6 bộ phận: vận tải; hoạt động khai thác kho hàng; làm hàng; bao gói; hoạt động xử lý logistics .
  33. Việc làm hàng bao gồm chuỗi các hoạt động trung gian giữa: vận tải và lưu kho.
  34. Bao bì tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa là: bao bì ngoài.
  35. Quá trình bảo vệ hàng hóa và đảm bảo việc làm hàng được dễ dàng là 1 trong những chức năng của hoạt động nào trong Logistics: bao gói.
  36. Hoạt động xử lý logistics là hoạt động xử lý hàng hóa trong quá trình logistics nên được thực hiện trong: quá trình sản xuất.
  37. Hệ thống thông tin thao tác và quản lý hoạt động logistics bao gồm: mô hình hệ thống thông tin, quy trình kiểm soát thông tin và dự báo thông tin.
  38. Mở rộng nguồn cung ra thị trường quốc tế là do: thách thức từ hoạt động cung ứng.
  39. Phân phối bên thứ 3 hoặc thuê ngoài hoạt động phân phối: thách thức từ hoạt động phân phối.
  40. Hoạt động mua hàng tại nhà hoặc mua hàng trực tuyến là: thách thức từ khách hàng.
  41. Sự xuất hiện của các nhà máy trọng điểm là: thách thức từ hoạt động cung ứng.
  42. Các loại dịch vụ Logistics:
  • Theo WTO: gồm 4 nhóm dịch vụ.
  • Dịch vụ logistics vận tải chủ yếu.
  • Dịch vụ hỗ trợ cho các phương thức vận tải.
  • Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải.
  • Dịch vụ logistics thứ yếu.
  • Theo Điều 4 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP: gồm 3 nhóm dịch vụ.
  • Các dịch vụ logistics chủ yếu.
  • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải.
  • Các dịch vụ logistics liên quan khác.
  1. Hành lang pháp lý quản lý logistics tại Việt Nam: Luật Thương mại 2005; Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
  2. Logistics bên thứ 1: hoạt động logistics do doanh nghiệp sở hữu sản phẩm/hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu bản thân doanh nghiệp.
  3. Logistics bên thứ 2: hoạt động logistics do nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho một/một vài hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.
  4. Logistics bên thứ 3: hoạt động logistics do 1 doanh nghiệp độc lập thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lý các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.
  5. Logistics bên thứ 4: bên cung cấp dịch vụ tích hợp, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng.
  6. Logistics bên thứ 5: các dịch vụ logistics được cung cấp trên cơ sở thương mại điện tử.
  7. Ưu điểm của 3PL: tiết kiệm thời gian; chia sẻ trách nhiệm; tái thiết lập mạng lưới phân phối; tập trung vào năng lực cạnh tranh cốt lõi; khai thác các chuyên gia logistics bên ngoài doanh nghiệp; giảm lượng tồn kho, thời gian chu kỳ đặt hàng và thời gian cung ứng; tận dụng được tính kinh tế nhờ quy mô; tăng hiệu quả hoạt động, mức dịch vụ và tính linh hoạt.
  8. Quá trình phát triển của 3PL: 3 giai đoạn.
  9. Nhược điểm của 3PL: nỗ lực tìm kiếm và hợp tác thấp; thông tin chia sẻ ít; mất kiểm soát; hiệu quả cung ứng dịch vụ thấp; chuyên gia cung ứng và chất lượng nhân viên không phù hợp; mất phản hồi từ khách hàng.
  10. Các loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL:

Theo khả năng đáp ứng khách hàng.

  • Nhà cung cấp dịch vụ 3 PL tiêu chuẩn.
  • Nhà phát triển dịch vụ.
  • Nhà cung cấp dịch vụ thích nghi với khách hàng.
  • Nhà phát triển khách hàng.

Theo loại hình doanh nghiệp.

  • Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh kho hàng/trung tâm phân phối.
  • Các doanh nghiệp giao nhận.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh tài chính.
  • Các doanh nghiệp công nghệ kinh doanh.
  • Theo mức độ sở hữu tài sản.
  • 3PL có sở hữu tài sản.
  • 3PL không sở hữu tài sản.
  1. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của LPS:
  • Chỉ tiêu định tính: cách thức phục vụ, thời gian giao nhận hàng, chất lượng kho bãi, chi phí vận chuyển.
  • Chỉ tiêu định lượng: tỉ lệ gia tăng đại lý mới, tỉ lệ gia tăng nhà vận tải, số lượng đơn hàng thực hiện lỗi, mức độ an toàn đối với hàng hóa, thị phần.
  1. Thế nào là thuê ngoài hoạt động logistics: là sử dụng nhà cung cấp bên thứ 3 cho toàn bộ hoặc 1 phần quy trình logistics của doanh nghiệp
  2. Các bước thuê ngoài:
  • Kiểm tra phạm vi cần thuê ngoài và nhu cầu thuê ngoài.
  • Xác định nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng.
  • Yêu cầu về thông tin và lập danh sách ngắn.
  • Chuẩn bị và yêu cầu báo giá.
  • Đánh giá và so sánh các nhà dự thầu.
  • Lựa chọn đối tác và đánh giá rủi ro.
  • Soạn thảo hợp đồng.
  • Thực hiện hợp đồng.
  • Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ.
  1. Hạn chế của thuê ngoài: mất kiểm soát, tăng tính phức tạp.
  2. Lợi ích thuê ngoài: giảm nhu cầu đầu tư vốn, giảm chi phí logistics của doanh nghiệp, nâng cao hoạt động logistics, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi và năng lực cạnh tranh chủ chốt, giảm rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược cho doanh nghiệp.
  3. Logistics ngược: là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng nguyên vật liệu thô, tồn kho sản phẩm dở dang và thành phẩm từ điểm sản xuất, phân phối hoặc sử dụng tới điểm tái chế hoặc điểm tiêu hủy phù hợp.
  4. Các hoạt động logistics ngược: hoạt động sản xuất, phân phối hoặc tiêu dùng.
  5. Các bên tham gia logistics ngược: các bên trong chuỗi cung ứng (nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn và nhà bán lẻ); các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngược (người bán buôn – jobber và các chuyên gia tái chế); các bên có cơ hội tham gia (các tổ chức từ thiện).
  6. Các mô hình logistics ngược: mô hình Closed-loop, mô hình Open-loop, mô hình người vận hành độc lập.
  7. Các loại trung tâm logistics:
  • Căn cứ vào phạm vi quy mô và vai trò.
  • Trung tâm logistics cấp toàn cầu.
  • Trung tâm logistics cấp khu vực.
  • Trung tâm logistics cấp quốc gia.
  • Trung tâm logistics cấp địa phương.
  • Trung tâm logistics cấp doanh nghiệp.
  • Căn cứ vào vị trí địa lý.
  • Trung tâm logistics hàng hải.
  • Trung tâm logistics hàng không.
  • Trung tâm logistics cạn.
  • Căn cứ vào chức năng và mục đích hoạt động.
  • Trung tâm logistics cung cấp dịch vụ trung tâm logistics cho hoạt động kinh tế – thương mại toàn cầu; kinh tế – thương mại 1 châu lục; kinh tế – thương mại 1 khu vực kinh tế; kinh tế – thương mại 1 quốc gia; kinh tế – thương mại của 1/1 vài tỉnh, thành phố.
  • Trung tâm logistics phục vụ cho 1 hay 1 số chủ thể nhất định
  • Trung tâm logistics phục vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
  • Căn cứ vào loại hàng hóa phục vụ hoặc loại dịch vụ cung cấp.
  • Trung tâm logistics tổng hợp.
  • Trung tâm logistics nhóm ngành, nhóm dịch vụ.
  • Trung tâm logistics chuyên dụng.
  • Căn cứ theo tính chất sở hữu.
  • Trung tâm logistics công.
  • Trung tâm logistics tư.
  • Trung tâm logistics công-tư.
  1. Kết nối cuối cùng (Postponement): chức năng lưu trữ hàng tối ưu (chức năng lưu giữ hàng hóa đến thời điểm muộn nhất có thể)
  2. Chức năng trung tâm logistics:

Chức năng phục vụ hàng hóa.

  • Lưu kho.
  • Làm hàng.
  • Logistics giá trị gia tăng.
  • Kết nối cuối cùng.
  • Logistics ngược.

Chức năng vận tải và phân phối.

Quảng Cáo
  • Gom hàng.
  • Tách hàng.
  • Cross-docking.
  • Chuyển tải.
  • Chức năng hỗ trợ.
  1. Quy trình logistics ngược chính bao gồm: thu hồi; kiểm tra, chọn lựa và phân loại; tái chế; tái phân phối.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here