Luật Vận Tải Biển

0
5856
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 21: Nội dung dịch vụ đại lý tàu biển

Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng bao gồm:

Quảng Cáo
  • Thực hiện các thủ tục để tàu biển vào, rời cảng
  • Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng xếp dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên
  • Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương
  • Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển
  • Trình kháng nghị hàng hải
  • Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu
  • Dịch vụ liên quan đến thuyền viên
  • Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu
  • Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hỉa và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển

Câu 22: Môi giới hàng hải? Sự khác nhau giữa Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải?

Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải

Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải

Sự khác nhau giữa đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

  Đại lý tàu biển Môi giới hàng hải
Khái niệm Người đại tàu biển là người được ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo ủy thác tại cảng biển Đã nêu ở trên
Vai trò Nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu để tiến hành các dịch vụ tàu biển hoạt động tại cảng biển Chỉ là trung gian giữa các bên
Doanh thu Là phí đại lý Tiền hoa hồng môi giới
Trách nhiệm Khi có lỗi xảy ra đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm Không phải chịu trách nhiệm
Cách thức Trực tiếp tiến hành các hoạt động dịch vụ liên quan đến tàu biển Chỉ trung gian giữa các bên liên quan để giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng

 

Câu 23: Khái niệm, quyền và điều kiện để được hưởng tiền công cứu hộ. Các trường hợp ko được hưởng tiền công cứu hộ

Khái niệm cứu hộ hàng hải: Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải

Quyền để được hưởng tiền công cứu hộ:

  • Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý
  • Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thuê công cứu hộ
  • Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách, cứu hộ tàu biển thuộc cùng 1 chủ
  • Hành động cứu hộ trái với chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trường tàu biển được cứu thì ko được trả tiền công cứu hộ

Điều kiện được hưởng tiền công cứu hộ:

  • Tàu được cứu đang bị nguy hiểm thực sự đe dọa
  • Hành động cứu hộ phải có kết quả có ích
  • Phải có tài sản được cứu
  • Việc cấp cứu không phải nhiệm vụ trực tiếp của người cứu hộ
  • Được sự đồng ý của chủ tài sản được cứu
  • Người đi cứu phải thực hiện theo các chỉ dẫn hợp lý của người được cứu

Trường hợp không được tiền công cứu hộ:

  • Thuyền viên của tàu được cứu
  • Hoa tiêu lai dắt trên biển ko được hưởng tiền công cứu hộ của tàu, của người đang phục vụ trừ khi có sự giúp đỡ đặc biệt vượt quá phạm vi trách nhiệm trong hợp đồng
  • Cứu người bị nạn trên biển không kèm theo tài sản nhưng khi tiến hành cứu hộ tàu, hàng mà cứu được thì người cứu được thưởng 1 khoản hợp lý trong tiền công cứu hộ tài sản
  • Người có lỗi gây tai nạn cứu người bị nạn
  • Tiền công cứu hộ bị cắt giảm hoặc không được công nhận nếu người cứu hộ có hành động trộm cắp,lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ
  • Hành động cứu hộ trái với sự chỉ dẫn rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu được cứu
  • Cứu hộ ko có kết quả hữu ích

Câu 24: Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ

  • Tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải hợp lý và ko được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ
  • Trong trường hợp tiền công cứu hộ ko được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc ko hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở:
    • Giá trị của tàu biển và tài sản đc cứu:
    • Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường
    • Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ
    • Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn
    • Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển
    • Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ
    • Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ
    • Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện
    • Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ
  • Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc ko đc công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ
  • Người cứu tính mạng đc hưởng 1 khoản tiền thưởng hợp lý trong tiền công cứu hộ hoặc tiền công đặc biệt, nếu hành động đó liên quan đến cùng 1 tai nạn làm phát sinh hành động cứu hộ tài sản
  • Người được cứu tính mạng ko có nghĩa vụ trả bất cứ khoản tiền nào cho người đã cứu mình

Câu 25: Nguyên tắc xác định giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm

  • Giá trị bảo hiểm của tàu biển là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thỏa thuận trong hợp đồng
  • Giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi xếp hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm xếp hàng cộng với phí bảo hiểm, tiền cước vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính
  • Giá trị bảo hiểm tiền cước vận chuyển là tổng số tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho tiền cước vận chuyển thì tiền cước này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa.
  • Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here