Luật Vận Tải Biển

0
5854
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 26: Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải, các nguyên nhân gây ra rủi ro.

Khái niệm: Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ , chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng mua , hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Quảng Cáo

Nguyên nhân:

  • Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét đánh,… và những tai nạn tự nhiên khác mà con người ko chi phối được
  • Tai nạn bất ngờ ngoài biển: như mắc cạn, đắm, đâm va, mất tích, lật đổ, đâm phải đá ngầm, bị phá hỏng, cháy nổ,…
  • Tai nạn bất ngờ và các nguyên nhân khách quan bên ngoài khác: là những tổn thất do tác động ngẫu nhiên bên ngoài ko phải là tai nạn bất ngờ ngoài biển như hàng vỡ, thiếu hụt, rò chảy, mất trộm, mất cắp,… Rủi ro do các hiện tượng xã hội như chiến tranh , đình công, bạo động, nổi loạn…
  • Rủi ro do bản chất của đối tượng bảo hiểm như nội tỳ, ẩn tỳ.

Câu 27: Khái niệm tổn thất, phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải

Khái niệm: Tổn thất là tất cả những hư hỏng, mất mát , thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra

Phân loại:

+ Căn cứ vào mức độ tổn thất:

  • Tổn thất bộ phận: là những tổn thất chỉ xảy ra hư hỏng, mất mát 1 phần đối tượng bảo hiểm theo 1 đơn bảo hiểm hoặc 1 giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Tổn thất toàn bộ: là tất cả đối tượng bảo hiểm theo 1 đơn bảo hiểm hay 1 giấy chứng nhận bảo hiểm đều bị tổn thất. Tổn thất toàn bộ có 2 loại:
    • Tổn thất toàn bộ thực tế
    • Tổn thất toàn bộ ước tính

+ Căn cứ vào trách nhiệm:

  • Tổn thất chung: là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện 1 cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung
  • Tổn thất riêng: là mọi tổn thất về tàu, hàng hóa , hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách ko được tính vào tổn thất chung theo quy định, hay nói cách khác tổn thất riêng là những thiệt hại mất mát do rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra.

Câu 28: Khái niệm tổn thất chung, tổn thất riêng. Sự khác nhau giữa chúng.

  • Tổn thất chung: là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện 1 cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung
  • Tổn thất riêng: là mọi tổn thất về tàu, hàng hóa , hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách ko được tính vào tổn thất chung theo quy định, hay nói cách khác tổn thất riêng là những thiệt hại mất mát do rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra.
Sự khác nhau Tổn thất chung Tổn thất riêng
Tính chất tổn thất Là một sự hi sinh và chi phí bất thường Có tính chất ngẫu nhiên
Nguyên nhân Là hành động tổn thất chung cố ý, có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung Do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên.
Mục đích Vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu,hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung Tổn thất quyền lợi bên nào bên đó chịu. Tính chất ngẫu nhiên nên không có mục đích gì
Mức độ tổn thất Không có tổn thất toàn bộ Có tổn thất toàn bộ
Xảy ra Chỉ xảy ra trên biển Có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu
Bảo hiểm Được bồi thường miễn là có mua bảo hiểm. Tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung Được bồi thường hay không phụ thuộc vào điều kiện mua bảo hiểm.Thường công ty bảo hiểm sẽ bồi thường % giá trị tổn thất riêng

Câu 29: Cách tính tiền bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải

  • Bồi thường tổn thất chung:
  • Khi số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản tham gia tổn thất chung: thì người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm đủ số tiền giam gia đóng góp tổn thất chung
  • Khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị tài sản tham gia tổn thất chung, thì người bảo hiểm bồi thường tổn thất chung theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản tham gia tổn thất chung.

Số tiền đóng góp tổn thất chung được xác định theo nguyên tắc phân bổ theo công thức: Ai = B/V . vi (đ,usd)

B: là tổng giá trị tổn thất chung

V: là tổng giá trị phải đóng góp tổn thất chung

vi: là số tiền đóng góp của từng quyền lợi

  • Bồi thường tổn thất riêng: tùy theo từng loại tổn thất mà có cách tính bồi thường khác nhau
  • Bồi thường tổn thất toàn bộ:
  • Nếu là tổn thất toàn bộ thực tế thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà ko phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm
  • Nếu tổn thất toàn bộ ước tính thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, nếu người nhận được bảo hiểm có gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm và được chấp nhận, còn nếu ko có tuyên bố hoặc có tuyên bố nhưng ko được chấp nhận thì người bảo hiểm chỉ bồi thường theo mức độ thực tế tổn thất
  • Trường hợp tàu mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận đc tin cuối cùng về tàu trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm
    • Bồi thường tổn thất bộ phận: khi có tổn thất bộ phận thì người bảo hiểm bồi thường theo mức chênh lệch giữa giá trị thực tế tổn thất và mức khấu trừ. Mức khấu trừ thì tùy theo quy định của từng loại bảo hiểm với từng trường hợp cụ thể.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here