Luật Vận Tải Biển

0
5854
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 16: Trách nhiệm nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê tàu định hạn, tàu trần.

Thuê tàu định hạn:

Quảng Cáo

Nghĩa vụ chủ tàu:

  • Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thai an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu
  • Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian cho thuê

Nghĩa vụ người thuê tàu:

  • Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu
  • Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp
  • Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu

Thuê tàu trần:

Nghĩa vụ chủ tàu:

  • Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ cảu mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại các địa điểm và thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu
  • Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu ko đc thế chấp tàu nếu ko có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu, làm trái thì sẽ phải bồi thường cho người thuê tàu
  • Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải đảm bảo lợi ích của người thuê tàu ko bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại cho người thuê tàu.

Nghĩa vụ của người thuê tàu trần:

  • Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.
  • Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết. Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi chịu trách nhiệm của người thuê tàu
  • Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng
  • Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sử dụng, khai thác tàu của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó
  • Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.

Câu 17: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với người thuê vận chuyển, người vận chuyển, chấm dứt hợp đồng ko phải bồi thường. Hợp đồng đương nhiên chấm dứt.

Các trường hợp đối với người thuê vận chuyển:

  • Người vận chuyển ko đưa tàu biển đến nơi xếp hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc xếp hàng hoặc bắt đầu chuyến đi, trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh
  • Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chuyên bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ tiền cước vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng của người vận chuyển:

 

  • Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hóa đã xếp lên tàu chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hóa đó ko đủ để đảm bảo cho tiền cước vận chuyên và các chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ cước vận chuyển hoặc có sự đảm bảo cần thiết
  • Người thuê vận chuyển phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và 1 nửa tiền cước vận chuyển đã thỏa thuận

 

Chấm dứt hợp đồng ko phải bồi thường

  • Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hóa, cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng đc công bố bị phong tỏa
  • Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ko do lỗi của các bên tham gia hợp đồng
  • Tàu biển bị nhà nước trưng dụng
  • Có lệnh cấm vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng nhận hàng hoặc vào cảng trả hàng

Hợp đồng đương nhiên chấm dứt:

  • Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt
  • Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất
  • Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng ko thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là ko kinh tế

Câu 18: Khái niệm, các loại chứng từ vận chuyển đường biển

Chứng từ vận chuyển bao gồm: Vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác

  • Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện
  • Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển ko được chuyển nhượng
  • Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị

Câu 19: Khái niệm, phân loại các vận đơn (B/L) theo luật hàng hải VN. Nội dung của B/L

Khái niệm: Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng, bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhật hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Phân loại:

  • Vận đơn đích danh: là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên người nhận hàng. Vận đơn đích danh ko được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp
  • Vận đơn theo lệnh: là vận đơn trên đó ghi tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp
  • Vận đơn vô danh: là vận đơn ko ghi tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp

Nội dung:

  • Tên và trụ sở chính của người vận chuyển
  • Tên người gửi hàng
  • Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo tên hoặc vận đơn vô danh
  • Tên tàu biển
  • Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng, đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết
  • Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa
  • Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi xếp hàng lên tàu biển và đc đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì
  • Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển: phương thức thanh toán
  • Nơi bốc hàng và cảng bốc hàng
  • Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng
  • Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng
  • Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn
  • Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển

Câu 20: Quy định cách giải quyết khi tàu đến cảng ko có người nhận hàng, có nhiều người xuất trình BL gốc để nhận hàng.

  • Khi tàu đến cảng trả hàng, người nhận hàng ko đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người gửi hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm
  • Người vận chuyển có quyền thực hiện quy định như trường hợp nêu trên, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng
  • Việc bồi thường tổn thất do lưu tàu để giữ hàng và gửi hàng như đã nêu ở trên được giải quyết tương tự trường hợp lưu tàu để bốc hàng
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày tàu đến cảng trả hàng, nếu ko có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng ko thanh toán hết các khoản nợ hoặc ko đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.Người vận chuyển có quyền thông báo cho người gửi hàng biết về những trường hợp quy định nêu trên và dự định bán hàng để trừ nợ theo quy định nêu trên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here