Logic học

0
10567
logic hoc
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


ĐỀ CƯƠNG LOGIC HỌC

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: ĐỀ CƯƠNG LOGIC HỌC

Quảng Cáo

Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Khái niệm là gì? Cấu trúc của khái niệm? Lấy ví dụ minh hoạ.

  • Khái niệm là 1 tư tưởng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất, tất yếu của các sự vật hiện tượng trong hiện thực.
  • Cấu trúc của khái niệm:
  • Nội hàm của khái niệm: là toàn bộ những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng được phản ánh trong khái niệm.
  • Ngoại diên của khái niệm: là tập hợp những sự vật hiện tượng có chứa những thuộc tính được phản ánh trong khái niệm.
  • Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
  • Giữa 2 khái niệm có quan hệ giống loài thì nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỷ lệ nghịch. Ngoại diên càng rộng thì nội hàm càng hẹp và ngược lại.
  • Quy luật cho thấy lượng thông tin chứa trong khái niệm càng ít thì phạm vi lớp đối tượng càng rộng và ngược lại lượng thông tin chứa trong khái niệm càng nhiều thì phạm vi đối tượng càng hẹp.

Câu 2: Phép phân chia khái niệm là gì? Các quy tắc phân chia khái niệm? Lấy ví dụ minh hoạ.

  • Phép phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm vào ngoại diên của nó để nhóm họp các khái niệm thành từng nhóm riêng biệt dựa trên những chuẩn xác định.
  • Các quy tắc phân chia khái niệm:
  • Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối.
  • Tổng ngoại diên của khái niệm thành phần phân chia phải bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia.

X = a + b + c… (Trong đó: X là khái niệm bị phân chia; a, b, c … là các khái niệm thành phần)

  • Nếu ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của khái niệm thành phần thì đó là phép phân chia thừa thành phần. (X < a + b + c…)
  • Nếu ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của khái niệm thành phần thì đó là phép phân chia thiếu thành phần. (X > a + b + c…)
  • Quy tắc 2: Phân chia phải theo 1 cơ sở nhất định.

Trong quá trình phân chia ta có thể có nhiều cách phân chia khác nhau tuỳ theo cơ sở lựa chọn. Nhưng trong 1 phép phân chia phải giữ nguyên cơ sở đó nếu không sẽ mắc lỗi logic.

  • Quy tắc 3: Các khái niệm thành phần phân chia phải loại trừ nhau (nằm trong quan hệ không hợp).
  • Quy tắc 4: Phân chia phải liên tục không được vượt cấp. Nghĩa là phải phân chia từ khái niệm giống với loài gần gũi chứ không được chuyển sang loài xa vi phạm phép phân chia này sẽ lẫn lộn giữa giống và loài.

Câu 3: Định nghĩa khái niệm là gì? Các qui tắc định nghĩa khái niệm?

  • Định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhằm vào nội hàm của khái niệm để định ra phần cơ bản nhất trong nội hàm ấy sao cho từ đó có thể suy ra được những phần còn lại khác trong nội hàm khái niệm này và căn cứ vào đó có thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với những đối tượng khác không nằm trong ngoại diên khái niệm.
  • Các qui tắc định nghĩa khái niệm:
  • Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải vừa bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.

X = Y: Định nghĩa cân đối

Nếu X > Y: Định nghĩa hẹp quá

Nếu X < Y: Định nghĩa rộng quá.

  • Quy tắc 2: Định nghĩa không được vòng quanh (khái niệm cần định nghĩa bằng chính nó).
  • Quy tắc 3: Định nghĩa pahri rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, tránh lối ví von hình tượng nghệ thuật hoặc nêu những dấu hiệu thứ sinh.
  • Quy tắc 4: Định nghĩa không nên phủ định. Khi xây dựng định nghĩa không nên sử dụng, cách phủ định khái niệm đối lập với khái niệm cần định nghĩa, vì như vậy chưa vạch ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa do đó không vạch ra được dấu hiệu bản chất của đối tượng.

Câu 4: Phân loại các phán đoán cơ bản. Cho ví dụ minh hoạ?

Có 4 loại phán đán cơ bản trong logic học:

  • Phán đoán khẳng định chung (loại A): Là loại phán đoán chất khẳng định lượng chung (toàn thể)

Công thức: Tất cả S là P

Ký hiệu: A

Quan hệ:  logic hoc

Ví dụ: Tất cả sinh viên đều là đoàn viên.

  • Phán đoán phủ định chung (loại E): Là phán đoán có chất phủ định lượng chung (toàn thể).

Công thức: Tất cả S không là P

Ký hiệu: E

Quan hệ:

logic hoc

Ví dụ: Tất cả sinh viên lớp A không là Đảng viên.

  • Phán đoán khẳng định riêng (loại I): Là phán đoán có chất khẳng định lượng riêng.

Công thức: Một số S là P

Ký hiệu: I

Quan hệ:

logic hoc

Ví dụ: Một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

  • Phán đoán phủ định riêng (loại O): Là phán đoán cho chất phủ định và lượng riêng.

Công thức: Một số S không là P

Ký hiệu: O

Quan hệ:

logic hoc

Ví dụ: Một số sinh viên không phải thuê nhà ở.

Câu 5: Trình bày quan hệ giữa các phán đoán cơ bản trên hình vuông logic?

Xét 4 phán đoán đơn dạng cơ bản A, E, I, O nếu ta đặt chung ở 4 đỉnh của hình vuông thì các cạnh và đường chéo của hình vuông sẽ biểu diễn quan hệ giữa các phán đoán.

– Quan hệ phụ thuộc: quan hệ giữa các cặp phán đoán A và I, E và O. Trong đó, A,E là phán đoán chi phối; I (O) là phán đoán phụ thuộc.

  • Là quan hệ giữa phán đoán chung và phán đoán riêng nhưng cùng chất.
  • Đặc trưng về giá trị logic:
  • Nếu giá trị logic của các phán đoán chi phối ch thì giá trị logic của các phán đoán phụ thuộc tương ứng ch.
  • Nếu giá trị logic của các phán đoán phụ thuộc gi thì giá trị logic của các phán đoán chi phối tương ứng gi.
  • Nếu biết giá trị logic của các phán đoán chi phối gi thì không suy ra được giá trị logic của các phán đoán phụ thuộc tương ứng.
  • Nếu biết giá trị logic của các phán đoán phụ thuộc ch thì không suy ra được giá trị logic của các phán đoán chi phối tương ứng.
  • Bảng giá trị logic:

logic hoc

– Quan hệ đối lập chung: quan hệ giữa cặp phán đoán A – E là quan hệ đối lập chung khi cùng thuật ngữ logic.

  • Quan hệ đối lập chung là quan hệ giữa 2 phán đoán cùng lượng chung nhưng chất đối lập nhau.
  • Đặc trưng về giá trị logic: 2 phán đoán đối lập chung không thể cùng ch nhưng có thể cùng gi. 2 phán đoán này có thể cùng gi, do vậy, nếu biết 1 trong 2 phán đoán có giá trị logic gi thì không thể suy ra giá tị logic của phán đoán còn lại. nhưng vì 2 phán đoán không thể cùng ch nên nếu biết 1 trong 2 phán đoán có giá trị ch thì tất yếu giá trị logic của phán đoán còn lại là gi.
  • Bảng giá trị logic:

logic hoc

– Quan hệ đối lập riêng: quan hệ giữa cặp phán đoán I – O là quan hệ đối lập riêng khi cùng thuật ngữ logic.

  • Quan hệ đối lập riêng là quan hệ giữa phán đoán cùng lượng riêng nhưng chất đối lập nhau.
  • Đặc trưng về giá trị logic: 2 phán đoán có quan hệ đối lập riêng không thể cùng gi nhưng có thể cùng ch. Do vậy, nếu biết 1 trong 2 phán đoán có giá trị logic gi thì giá trị logic của phán đoán còn lại là ch, nhưng không ngược lại.
  • Bảng giá trị logic:

logic hoc

– Quan hệ mâu thuẫn: quan hệ giữa các cặp phán đoán A và O (hoặc E và I) là quan hệ mâu thuẫn nếu chúng cùng thuật ngữ logic.

  • Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa 2 phán đoán khác nhau cả về lượng và về chất.
  • Đặc trưng giá trị logic: 2 phán đoán có quan hệ mâu thuẫn không thể cùng ch hoặc cùng gi. Vì vậy nếu biết giá trị logic của phán đoán này là ch thì giá trị logic của phán đoán còn lại là gi và ngược lại.
  • Bảng giá trị logic:

logic hoc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here