Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Bài Viết Liên Quan: Điều kiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm trong các công ty khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Kế toán trách nhiệm (KTTN) ra đời, nhằm đánh giá trách nhiệm, đưa ra các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thường kỳ kết quả công việc của mỗi người, mỗi bộ phận trong tổ chức. KTTN đánh giá trách nhiệm nhiều cấp bậc khác nhau như: Các cá nhân trong bộ phận, trưởng các bộ phận, người điều hành kinh doanh, người sỏ hữu vốn. Giúp doanh nghiệp (DN) đảm bảo mọi sự việc, nghiệp vụ phát sinh cần phải có người gánh vác trách nhiệm, có được chế độ thưởng phạt phân minh, để DN phát triển hơn. Qua khảo sát và nghiên cứu cụ thể các công ty khai thác, chế biến kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương, tác giả đã tiến hành vận dụng KTTN vào tổ chức điều hành hoạt động tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương, nhằm giúp cho việc quản lý, điều hành các công ty tốt hơn.
Những vấn đề cơ bản về KTTN
Bản chất của KTTN Kế toán quản trị (KTQT) DN là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điêu hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong DN. Đồng thời, cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị DN nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, KTQT sử dụng hệ thống KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm (TTTN), trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó.
Vai trò của KTTN
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những TTTN khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói cách khác, KTTN là một “công cụ” để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN được thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Thứ nhất là, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức. Thứ hai là, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng vê kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]