PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ
– Định nghĩa: Các rối loạn dạng cơ thể là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể cùng vớinhững yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốcđảm bảo rằng các triệu chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể. Các yếu tố tâm lý được quy lànguyên nhân gây ra các triệu chứng.
– Mã số chẩn đoán thường gặp theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10: F45F45.0 Rối loạn cơ thể hóa
F45.3 Rối loạn nghi bệnh F45.4 Rối loạn đau dạng cơ thểF45.8 Rối loạn dạng cơ thể khác
1. RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA (F45.0)
(a) . Có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi kéo dài trong 2 năm mà không tìm thấy giảithích thỏa đáng nào về mặt cơ thể
(b) . Luôn dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều BS rằng không cắtnghĩa được các triệu chứng cơ thể
(c) . Một số tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy và bản chất của các triệuchứng và hành vi đã gây ra
Bao gồm:
• Hội chứng phàn nàn nhiều loại
• Rối loạn tâm thể nhiều loạiChẩn đoán phân bỉêt:
• Các rối loạn cơ thể
• Các rối loạn lo âu và cảm xúc (trầm cảm)
• Rối loạn nghi bệnh
• Rối loạn hoang tưởng
2. RỐI LOẠN NGHI BỆNH (F45.2)
(a). Dai dẳng tin rằng có ít nhất một bệnh cơ thể nặng nằm dưới một hoặc các triệu chứng hiện có dù các khám xét y tế không giải thích bệnh cơ thể thỏa đáng; hoặc bận tâm dai dẳng cholà có dị hình hoặc biến dạng
(b). Luôn dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều BS là không có bệnh cơ thể hoặc sự bất thường nào bên dưới các triệu chứngBao gồm:
• Rối loạn dị dạng cơ thể
• Ám ảnh sợ dị hình (không hoang tưởng)
• Bệnh tâm căn nghi bệnh
• Hội chứng nghi bệnh
• Ám ảnh sợ bệnhPhân bỉêt:
• Rối loạn cơ thể hóa
• Các rối loạn trầm cảm
• Các rối loạn hoang tưởng
• Các rối loạn lo âu & hoảng sợ
3. LOẠN CHỨC NĂNG THẦN KINH Tự TRỊ DẠNG CƠ THỂ (F45.3)
(a) . Xuất hiện triệu chứng hưng phấn thần kinh tự trị như đánh trống ngực, ra mồ hôi, run, đỏmặt.. .dai dẳng và khó chịu
(b) . Các triệu chứng chú quan thêm vào được quy cho một cơ quan hoặc hệ thống đặc hiệu
(c) . Bận tâm dai dẳng và đau khổ về khả năng có một số ối loạn trầm trọng của một cơ quanhoặc hệ thống được nêu ra nhưng không đáp ứng sự giải thích và sự trấn an nhiều lần của các BS
(d) . Không có bằng chứng là có rối loạn đáng kể về cấu trúc hoặc chức năng của hệ thống haycơ quan được nêu
Chẩn đoán phân biêt:
• Các rối loạn lo âu lan tỏa
• Rối loạn cơ thể hóa
• Rối loạn hoang tưởng
4. RỐI LOẠN ĐAU DẠNG CƠ THỂ DAI DẲNG (F45.4)
– Than phiền ưu thế là đau đớn dai dẳng, trầm trọng và gây đau khổ mà không giải thích đầyđủ bằng quá trình sinh lý hoặc rối loạn cơ thể.
– Đau xảy ra kết hợp với xung đột cảm xúc hoặc những vấn đề tâm lý xã hội, kết quả thườngtăng rõ rệt sự ủng hộ và chú ý của cá nhân và y tế
Bao gồm
• Đau tâm sinh
• Đau lưng hoặc đau đầu tâm sinh
• Rối loạn đau dạng cơ thể
5. RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ KHÁC (F45.8)
– Những than phiền của BN không qua trung gian hệ thống thần kinh tự trị và khu trú ở nhữngphần đặc hiệu của cơ thể. Điều này trái với phàn nàn nhiều loại và hay thay đổi về nguồn gốctriệu chứng và gây đau khổ như trong rối loạn cơ thể hóa (F45.0)
Bao gồm:
• “Hòn hysteria” (cảm giác hòn trong họng gây nuốt khó) và các thể khác của nuốt khó
• Vẹo cổ tâm sinh và các rối loạn khác của vận động co thắt (trừ hội chứng Tourette)
• Ngứa tâm sinh (nhưng loại trừ thương tổn da đặc hiệu như rụng tóc, viêm da, chàm hoặcmề đay tâm sinh)
• Rối loạn kinh nguyệt tâm sinh (loại trừ đau khi giao hợp và lãnh đạm tình dục)
• Nghiến răng
6. CẬN LÂM SÀNG
6.1. Thường Quy
– Xét nghiệm công thức máu tổng quát
– Điện tim đồ, điện não đồ
6.2. Thang Lượng Giá & Trắc Nghiệm Tâm Lý Hỗ Trợ Chẩn Đoán
• Thang lượng giá trầm cảm – lo âu
• Trắc nghiệm nhân cách:
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Nguyên Tắc Chung
– Các rối loạn dạng cơ thể thì có nguyên nhân tâm lý và cơ thể gắn bó với nhau nên bệnhcảnh lâm sàng rất phức tạp và khó điều trị vì BN thường từ chối nguồn gốc tâm lý là căn nguyêngây ra triệu chứng
– Liệu pháp tâm lý được xem như là liệu pháp điều trị chủ đạo nhằm giúp BN giải quyết cácxung đột nội tâm hoặc tạo cảm giác thư giãn giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu cũng như lo âu
– Những trường hợp có diễn biến nặng, phức tạp cần phải được điều trị nội trú ở BV chuyênkhoa và luôn luôn chú ý dự phòng các biến chứng bất thường xảy ra
– Cần sử dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp với từng nhóm bệnh, từng BN cụ thể để thuđược kết quả điều trị tốt nhất
– Cần rèn luyện về sức chịu đựng các stress tâm lý trong cuộc sống, sinh hoạt, làm việc vàhọc tập, sẵn sàng thích ứng với các điều kiện không thuận lợi
– Phương pháp thư giãn luyện tập có tác dụng điều trị tốt đồng thời cũng có tác dụng phòngbệnh rất hiệu quả.
7.2. Điều Trị Cụ Thể
7.2.1. Điều Trị Bằng Liệu Pháp Tâm Lý
Các liệu pháp tâm lý (liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi) được xem là liệu pháp điều trị chủ đạo, song kết quả còn rất hạn chế. Rối loạn dạng cơ thể là một bệnh mạn tính, quá trình bệnhkéo dài hàng nhiều năm và thường kháng điều trị
7.2.2. Điều Trị Bằng Hóa Dược
A. Thuốc Chống Trầm Cảm
– Trong một số trường hợp khi có triệu chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu phối hợp thì cóthể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng và ức chế thụ cảm serotonin
– Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện chậm, sau 4 – 8 tuần, cần phải duy trì lâu
– Liều lượng như điều trị trầm cảm
B. Thuốc Chống Lo Âu
– Thuốc chống lo âu tỏ ra hiệu quả trong điều trị ngắn hạn làm giảm triệu chứng rối loạn lo âu
– Khởi đầu điều trị bằng liều thấp, phải giải thích rõ ràng cho BN về tính an thần do thuốc gây ravà các nguy hiểm khi lạm dụng thuốc
– Khi điều trị đòi hỏi ngưng thuốc thì sự giảm liều cần tiến hành từng bướcNhóm Benzodiazepine (liều dùng thay đổi cho trẻ em hay người lớn)
Nhóm chống lo âu không phải Benzodiazepine, không gây nghiện:
Etifoxine chlorhydrate (Stresam 50mg): 50 – 200mg/ngày
Nhóm Antihistamin: Hydroxyzine Hydrocloride (Atarax 25mg): 25 – 100mg/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Trần Thái (2005), Rối loạn dạng cơ thể, Tâm thần học, NXB Y học, Tp.HCM,tr.107 – 114
2. Nguyễn Việt (1999), Rối loạn dạng cơ thể, Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâmthần và hành vi – ICD 10, Viện sức khỏe tâm thần – trung ương, Hà Nội, tr.140 – 150
Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Tâm Thần (Hồ Chí Minh):
- Phác Đồ Điều Trị Bỏ Ăn Uống
- Phác Đồ Điều Trị Giảm Chú Ý – Tăng Động
- Phác Đồ Điều Trị Kích Động
- Phác Đồ Điều Trị Loạn Thần Cấp
- Phác Đồ Điều Trị Phản Ứng Với Stress Trầm Trọng Và Rối Loạn Thích Ứng